Bệnh đốm lá trên cây bơ và cách phòng trị tốt nhất

benh dom la bo

Bệnh đốm lá trên cây bơ cũng là một loại bệnh hại gây hại phổ biến trên cây bơ. Bệnh làm cho lá bị bệnh, dẫn đến quang hợp kém, khiến cho cây kém phát triển. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng, đồng thời ảnh hưởng đến giá trị kinh tế người trồng.

1. Triệu chứng bệnh

Bệnh thường gây hại trên lá, bệnh có thể lây nhiễm sang quả, làm giảm chất lượng và mẫu mã quả. Vết bệnh xuất hiện ở mép lá có biểu hiện đốm vàng nhỏ, đôi khi có màu nâu. Bệnh nặng các vết đốm lá phát triển dày đặc làm cho lá vàng khô và rụng hàng loạt.
Khi bệnh phát triển và lây lan trên trái làm cho trái suy giảm chất lượng cũng như mẫu mã bên ngoài trái, vỏ trái xuất hiện các nốt gờ nhỏ giống như ghẻ trái (mụn nhỏ gờ lên) có màu nâu nhạt sau đó màu đậm dần khi bệnh phát triển mạnh.

benh dom la bo
2. Nguyên nhân gây bệnh đốm lá trên cây bơ

Bệnh đốm lá trên cây bơ do nấm Cerocospora purpurea gây ra. Mầm bệnh chủ yếu bắt nguồn từ những lá đã bị nhiễm bệnh trước đó, trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều, bào tử sẽ hình thành. Theo nguồn nước mưa, gió và nước tưới hoặc theo côn trùng bệnh có thể lây lan ra nhiều nơi. Sau khi xâm nhập, mầm bệnh sẽ ủ xấp xỉ khoảng 3 tháng, trước khi triệu chứng hình thành.

benh dom la

3. Biện pháp phòng trừ

Để xử lý bệnh đốm lá trên cây bơ trước tiên bà con nên loại bỏ hết những lá cây bị bệnh để tránh mầm bệnh lây lan diện rộng. Sau đó sử dụng AT Vaccino CAN kết hợp với Nano Elicitor. Các vi nấm có lợi ChaetomiumTrichoderma phòng trừ hữu hiệu: Vàng lá thối rễ, thối thân, thối quả, thối nhũn, xì mủ, héo dây, chết chậm, lở cổ rễ, thán thư, nấm hồng, mốc sương, sương mai, phấn trắng, đốm lá… trên nhiều loại cây trồng.

Trị bệnh: Pha 25ml cho bình 20-25 lít nước, phun hoặc tưới. Khi cây yếu: Phun 2-3 lần, cách nhau 3-5 ngày/lần.
Phòng bệnh phun 15-30 ngày/lần tùy tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh hại.
Thường xuyên cắt tỉa cây bơ trong vườn, nhằm tạo độ thông thoáng tối đa cho vườn cây.
Bón phân cân đối hợp lý, bổ sung phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma cải tạo đất xung quanh vùng rễ, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển.
Thiết kế tưới tiêu hợp lý, không để úng nước bộ rễ, thoát nước nhanh sau khi gặp mưa.
Thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Nếu thấy hay hãy theo dõi thêm những bài viết khác của mình TẠI ĐÂY nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon