Bệnh đốm đen dâu tây: Nguyên nhân do đâu và Cách phòng trị

Bệnh đốm đen dâu tây: Nguyên nhân do đâu và Cách phòng trị

Bệnh đốm đen dâu tây làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái, đòi hỏi việc chăm sóc, canh tác đúng kỹ thuật để bảo vệ sự phát triển của cây. Bà con cùng tìm hiểu nội dung vì sao bệnh đốm đen xuất hiện và các biện pháp phòng trừ hiệu quả trong bài sau cùng AT nhé!

Tìm hiểu về bệnh đốm đen dâu tây là gì?

Bệnh đốm đen dâu tây: Nguyên nhân do đâu và Cách phòng trị
Cây dâu tây bị đốm đen làm chất lượng quả ra không đạt chuẩn, mất thẩm mỹ làm giảm giá trị kinh tế của quả dâu tây trên thị trường

Bệnh đốm đen dâu tây là nỗi lo của rất nhiều nhà vườn, bên cạnh việc áp dụng kỹ thuật trồng đúng cách, bà con cũng cần quan tâm đến việc chăm sóc hiệu quả để bảo vệ vườn khỏi nấm bệnh tấn công. Phòng trừ đốm đen dâu tây từ sớm giúp giảm thiểu các thiệt hại do bệnh gây ra.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đốm đen dâu tây?

Bệnh đốm đen dâu tây: Nguyên nhân do đâu và Cách phòng trị
Nấm Colletotrichum acutatum là tác nhân chính làm cho lá dâu tây bị đốm đen

Lá dâu tây bị đốm đen do nguyên nhân chính là nấm Colletotrichum acutatum gây ra. Chúng sẽ lây lan chủ yếu qua nước tưới, thời điểm trời mưa hoặc trong quá trình bà con thực hiện chăm sóc, cắt tỉa, thu hái.

Bên cạnh đó, việc quản lý lượng phân bón cũng ảnh hưởng đến việc phát sinh bệnh. Bón thừa phân đạm dễ dàng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh. Thừa đạm, thiếu vi lượng dẫn đến hiện tượng cây phát triển mạnh nhưng yếu ớt, sức đề kháng kém dần, khó chống chọi với bệnh tật.

Nhận biết bệnh đốm đen dâu tây qua dấu hiệu nào?

Bệnh đốm đen dâu tây: Nguyên nhân do đâu và Cách phòng trị
Một số dấu hiệu của bệnh đốm đen xuất hiện trên lá, hoa và quả dâu tây

Những biểu hiện dễ nhận thấy khi bệnh đốm đen lá dâu tây tấn công vườn nhà cụ thể như sau:

Trên lá, hoa: Vết bệnh hình bầu dục, là những đốm màu nâu đen hoặc đen. Các sợi nấm trắng mọc trên bề mặt các đốm đen, lớp bào tử màu hồng, cam sẽ sinh sôi trên các sợi nấm này trong điều kiện thời tiết ẩm ướt.

Trên trái non: Nấm bệnh gây ra hiện tượng trái trước khi chín sẽ bị đen héo. Quả non bị nấm tấn công khiến cho quả ngừng phát triển, có biểu hiện teo tóp và rụng quả.

Trên trái chín: Vết bệnh là các đốm tròn màu nâu, khi nặng dần thì chuyển sang màu đen. Vỏ quả sẽ bị lõm vào, thịt quả bị hư hỏng không thể sử dụng được.

Hậu quả do bệnh đốm đen dâu tây gây ra cho nhà vườn

  • Bệnh đốm đen ở dâu tây gây hại trên các bộ phận của cây như lá, hoa, quả non và cả quả chín.
  • Nấm bệnh gây hậu quả là lá, hoa kém phát triển, cây đậu quả kém, giảm năng suất mùa vụ.
  • Sức đề kháng của cây dâu ngày càng bị giảm sút tạo điều kiện để cho các loại côn trùng kéo đến gây hại như: bọ trị, rệp sáp, nhện đỏ ở cây dâu tây,… khiến cây ngày càng cạn kiệt sức lực và chết dần đi. 
  • Quả càng chín dần thì nấm bệnh gây ra biểu hiện rõ ràng như đốm bệnh chiếm diện tích nửa vỏ quả.
  • Thịt quả bị thối, vỏ lõm vào và có màu nâu đen, giảm tính thẩm mỹ và gây hư hỏng không thể bán được.
  • Vì vậy bệnh đốm đen đã ảnh hưởng rất lớn đến mùa vụ của vườn dâu tây, gây thiệt hại về kinh tế nếu không phòng trừ sớm.

Một số biện pháp phòng trừ bệnh đốm đen dâu tây hiệu quả

Để canh tác hiệu quả hơn, bà con tham khảo một số biện pháp phòng trừ bệnh đốm đen ở dâu tây có thể kể đến như sau:

Kỹ thuật canh tác phòng ngừa và xử lý lá dâu tây bị đốm đen

  • Sử dụng giống cây trồng khoẻ mạnh, có khả năng kháng nấm bệnh, phát triển tốt, và không có dấu hiệu nhiễm bệnh
  • Thường xuyên kiểm tra, theo dõi vườn để sớm phát hiện các triệu chứng của nấm bệnh và xử lý kịp thời.
  • Khi gieo trồng cây với mật độ thích hợp, đảm bảo không gian phát triển của cây được thuận lợi, và đồng thời hạn chế làm độ ẩm tăng cao, cũng như sự lây lan của mầm bệnh.
  • Vệ sinh những dụng cụ, thiết bị làm vườn vì bào tử nấm thường tồn tại trong lòng đất và bám vào các nông cụ để lây lan sang xung quanh.
  • Tiến hành việc cắt bỏ những bộ phận nhiễm bệnh và tiêu hủy sạch sẽ để tránh sự lây lan sang mùa vụ sau.
  • Bón phân cân đối, kiểm soát lượng phân đạm tránh để dư thừa, đồng thời bổ sung các nguyên tố vi lượng và phân chuồng hoai mục giúp tăng đề kháng cho vườn cây.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý lá dâu tây bị đốm đen

Với sự tấn công và lây lan nhanh của nấm bệnh đốm đen, bà con có thể sử dụng các loại thuốc hóa học với thành phần đặc tính mạnh, giúp tiêu diệt hiệu quả các loại nấm hại.

Cảnh báo! Bên cạnh công dụng đối với cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật cũng có nhiều tác hại ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, cây trồng và đặc biệt là sức khỏe con người. Đất canh tác sẽ có biểu hiện bạc màu, mất màu khi sử dụng thuốc hóa học trong thời gian dài. Vì vậy bà con có thể chuyển sang các loại thuốc sinh học an toàn, hiệu quả hơn.

Thuốc đặc trị bệnh đốm đen dâu tây Ketomium hiệu quả, an toàn

Bệnh đốm đen dâu tây: Nguyên nhân do đâu và Cách phòng trị
Xử lý dứt điểm bệnh đốm đen trên cây dâu tây với Ketomium hiệu quả vượt trội, an toàn

Mua ngay thuốc trị lá dâu tây bị đốm đen

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, sản xuất dòng sản phẩm sinh học an toàn cho nhiều loại cây, Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp mang đến giải pháp phòng trị bệnh đốm đen ở cây trồng cùng sản phẩm Ketomium.

Cùng tìm hiểu chi tiết về Ketomium tiêu diệt nấm trên cây trồng cùng thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng thuốc như sau:

Thành phần của thuốc trị lá dâu tây bị đốm đen Ketomium

Thuốc đặc trị bệnh đốm đen dâu tây Ketomium 100ml được sản xuất với nguồn thành phần chính là Chaetomium sp: 1,5 x 10^6 CFU/ml, pHH2O: 6, tỷ trọng: 1,12.

Công dụng của thuốc trị lá dâu tây bị đốm đen Ketomium

  • Phòng và trị nấm bệnh như: Phytophthora spp, Pythium, Rhizoctonia spp, Sclerotium spp, Colletotrichum spp, Fusarium spp, Pseudomonas solanacearum,…
  • Đặc trị các bệnh ở vườn cây trong đó thường gặp: Thối rễ, thối thân, thối hoa, thối quả, phấn trắng, héo rũ, đốm lá, tàn lụi lá,…
  • Tăng cường khả năng miễn dịch của cây, phân hủy xenlulo thành các chất dinh dưỡng tốt cho vườn nhà, làm tăng lớp mùn cho đất, tăng độ phì của đất.

Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị lá dâu tây bị đốm đen Ketomium

Khi dùng Ketomium, bà con pha theo hướng dẫn với liều lượng thuốc 25 – 50ml với 20 lít nước. Sau đó thực hiện phun ướt đều các bộ phận như thân, lá và tưới lên vùng rễ cây trồng.

Cách sử dụng Ketomium phun trị bệnh đốm đen trên lá dâu tây: Sử dụng Ketomium liên tiếp từ 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

Cách sử dụng Ketomium phun phòng bệnh đốm đen trên lá dâu tây: Sử dụng Ketomium cách từ 15 đến 20 ngày/lần.

Mua thuốc đặc trị bệnh đốm đen dâu tây ở đâu uy tín, giá tốt?

AT ra đời trong bối cảnh canh tác nông nghiệp chuyển mình sang sản xuất nông sản xanh, sạch, an toàn. Vì vậy dòng sản phẩm sinh học từ AT hiện nay đang rất được bà con quan tâm, tin tưởng khi sử dụng cho vườn nhà.

Ketomium là một trong những sản phẩm trị dứt điểm bệnh đốm đen ở cây dâu tây được bán chạy nhất tại AT. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm hỗ trợ quá trình canh tác dâu tây của bà con như: thuốc kích ra hoa nhiều, tăng tỷ lệ đậu quả, thuốc kích thích bộ rễ ra nhanh bén vào đất khi bà con trồng dâu tây ở thùng xốp,… và rất nhiều các chế phẩm sinh học khác hỗ trợ quá trình canh tác cho bà con được diễn ra thuận lợi. 

Bài viết đã cung cấp thông tin về bệnh đốm đen dâu tây cùng phương pháp xử lý hiệu quả. Bà con hãy theo dõi trang web phanthuocvisinh để thường xuyên cập nhật được các thông tin của thị trường nông sản nhé. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm bà con vui lòng gọi đến các số điện thoại sau: 096 789 1046 – 09622 41 635 – 0972 563 448 để kỹ sư AT hỗ trợ bà con nhanh nhất cũng như giải đáp mọi thắc mắc về các sản phẩm trị bệnh nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon