“Bệnh thường gặp ở hoa hồng?” là một trong những câu hỏi được nhiều quý bà con tìm kiếm khi vườn hoa của mình xuất hiện những triệu chứng của bệnh mà bản thân mình không biết. Qua bài viết đây, AT sẽ giới thiệu đến người nông dân các bệnh thường gặp ở hoa hồng và cách phòng trừ.
Contents
Tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở hoa hồng
Hoa hồng là một trong những loại hoa mang lại giá trị kinh tế rất cao do đó việc phòng chống bệnh ở hoa là rất quan trọng. Cùng Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp AT tìm hiểu những bệnh thường gặp ở cây hoa hồng qua cái mục dưới đây.
Bệnh đen thân hoa hồng
Bệnh đen thân là một trong những bệnh thường gặp ở hoa hồng nhất. Bệnh do nhiều loại nấm gây ra. Bệnh thường xuất hiện trong điều kiện mưa nhiều và độ ẩm cao.
Triệu chứng: Bệnh làm cho trên thân hoa xuất hiện các vệt đốm màu đỏ rồi chuyển sang dần sang đen. Có thể cắt ngang cây để nhận biết rõ hơn. Cành cây có dấu hiệu bị khô từ đầu đến gốc và chết.
Hậu quả: Nấm bệnh xâm nhập vào cây làm tắc nghẽn các mạch dẫn bên trong, khiến cho quá trình quang hợp bị ảnh hưởng, cản trở cây hô hấp và hấp thụ chất dinh dưỡng. Cây suy yếu, kém phát triển, héo rũ và ít ra hoa, tàn nhanh.
Bệnh đốm đen hoa hồng
Bệnh đốm đen do nấm Diplocarpon rosae hoặc Marssonina rosae gây nên. Ngoài ra, các yếu tố canh tác không đúng cách cũng làm cho cây mắc phải. Nấm bệnh xâm nhập qua cây trực tiếp từ biểu bì của lá hoặc hoa. Thời tiết ẩm ướt là điều kiện phù hợp cho nấm hại phát triển
Triệu chứng: Bệnh làm cho lá xuất hiện các đốm nhỏ màu đen hoặc nâu. Về lâu sẽ phát triển thành những vết đốm lớn có viền răng cưa mịn màu vàng. Các vết bệnh có đường kính 0,5 – 1 cm. Lá cây bị vàng và rụng, nếu bệnh phát triển lớn mạnh thì trên cây sẽ chỉ còn vài lá ở ngọn.
Hậu quả: Bệnh khiến cho cây hoa hồng bị biến dạng, hoa nở không đều và bị kém đẹp. Làm cho thân hoa bị đen và khô. Ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. Làm gia tăng các chi phí phòng và chữa bệnh.
Bệnh sương mai hoa hồng
Bệnh sương mai do nấm Peronospora sparsa gây ra, đây là một trong những bệnh thường gặp ở cây hoa hồng. Thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, không khí ẩm ướt và có sương xuất hiện trên lá.
Triệu chứng: Những vết đốm nhỏ màu vàng hoặc xám nhạt xuất hiện trên lá về lâu sẽ phát triển thành 1 đốm bông dày màu xám và khiến lá bị cong lại. Những vết đốm sẽ nhanh chóng phát triển và lây lan sang thân và cành của cây và tạo thành các mảng hoại tử có màu nâu nhìn trong giống các vết cháy sém bỏng.
Hậu quả: Bệnh sương mai gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nó không chỉ khiến lá cây bị biến dạng mà còn rụng hàng loạt. Nấm hại làm cho thân cây trở nên còi cọc, hoa ít nở và làm ảnh hưởng tới năng suất của vườn.
Bệnh phấn trắng hoa hồng
Nấm Sphaerotheca pannosa là nguyên nhân chính khiến hoa hồng bị mắc bệnh phấn trắng. Loại nấm này có khả năng sinh sản bằng bào tử và xâm nhiễm vào cây bằng gió, nước hoặc tiếp xúc giữa cây đang khỏe mạnh và cây bị bệnh. Bệnh thường xuất hiện vào đầu xuân khi có mưa lất phất và nhiệt độ thời tiết 15 – 26 độ C.
Triệu chứng: Triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này đó chính là thân, lá, cành, quả cây sẽ xuất hiện một lớp bột phấn trắng màu xám. Lá bị bệnh sẽ chuyển sang màu vàng, tím hoặc đỏ và rụng sớm. Hoa hồng bị nhiễm bệnh sẽ không thể nở đúng cách, cuồng dày hơn và giống tấm lót lá.
Hậu quả: Bệnh phấn trắng là một trong những căn bệnh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất cho cây, đặc biệt là hoa hồng leo. Bệnh khiến cho hoa hồng bị suy kiệt sức khỏe, khả năng ra hoa và phát triển bị kém đi.
Bệnh rỉ sắt hoa hồng
Bệnh rỉ sắt trên hoa hồng do nấm Phragmidium tuberculatum cùng các loại nấm cùng họ khác gây ra. Chúng xâm nhiễm vào cây qua gió, nước mưa cùng các dụng cụ làm vườn hoặc côn trùng. Nấm hại phát triển mạnh ở nhiệt độ 18 – 25 độ C.
Triệu chứng: Mặt dưới lá xuất hiện các mụn nhỏ lấm tấm màu cam về dài sẽ phát triển thành mụn màu đen và lây lan cả cây, mặt trên bệnh sẽ khiến lá cây chuyển từ xanh dần qua màu vàng. Thân hoa hồng xuất hiện các chấm bệnh màu vàng hoặc cam, rồi nổi gồ lên màu đen trên thân cây.
Hậu quả: Lá của cây hoa hồng bị bệnh rỉ sắt sẽ bị cháy và rụng sớm. Ngoài ra cây sẽ trở nên còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng kém, hoa bị biến dạng và ít nở. Năng suất của vườn cây hoa hồng bị ảnh hưởng
Bệnh thán thư hoa hồng
Nấm Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleuros virescens là nguyên nhân chính gây ra bệnh thán thư trên cây hoa hồng. Nấm hại tồn tại trong các mảnh vụn của cây hoặc trong đất. Ngoài ra, còn có thể lây nhiễm qua gió, nước hoặc các dụng cụ làm vườn.
Nấm hại phát triển trong điều kiện mưa nhiều và ẩm ướt. Nhiệt độ từ 20 – 30 độ C thuận lợi cho nấm lây lan nhanh nhất.
Triệu chứng: Lá cây xuất hiện những vết đốm lớn màu nâu sẫm viền đỏ. Những vết đốm này sẽ nhanh chóng lây lan và gây ra hoại tử. Khi dùng kính lúp thì bà con sẽ nhìn rõ những bào tử màu đen xuất hiện trên lá.
Thân cây có các vết loang màu nâu đỏ hoặc tím đen. Thân bị cong queo hoặc co rút lại. Các vết đốm màu nâu đen xuất hiện trên cánh hoa.
Hậu quả: Nếu không kịp thời phát hiện và ngăn chặn thì bệnh thán thư sẽ khiến cho cây bị chết, lá cây trở nên héo rũ và rụng nhanh chóng. Gây ảnh hưởng đến năng suất của vườn hoa hồng.
Bệnh vàng lá hoa hồng
Vàng lá là một trong những bệnh thường gặp ở cây hoa hồng nhất. Có nhiều tác nhân khiến khiến cây mắc phải bệnh vàng lá như: Nấm bệnh, canh tác không đúng kỹ thuật, virus, thiếu nước,…
Triệu chứng: Lá cây đột nhiên bị héo rũ, mất độ xanh tươi và chuyển sang màu vàng nhạt hoặc vàng nâu. Các đốm bệnh màu đen, xám xuất hiện trên bề mặt của lá hoa hồng. Cành và thân cây bị héo khô hoặc nứt nẻ.
Hậu quả: Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị thì bệnh sẽ làm cho sức sống của cây bị giảm thậm chí là gây chết hoa. Ngoài ra, bệnh còn khiến sức đề kháng của cây bị giảm làm cho dễ bị nấm hại khác tấn công.
Bệnh đốm xám hoa hồng
Bệnh đốm xám là một trong những bệnh thường gặp ở cây hoa hồng nhất là vào mùa mưa ẩm. Nấm Botrytis cinerea là tác nhân chính gây ra bệnh. Chúng phát triển và xâm nhập vào cây qua gió, nước mưa hoặc từ dụng cụ làm vườn.
Triệu chứng: Ở đỉnh nụ sẽ xuất hiện các đốm nhỏ màu xám sau đó lan dần xuống phần dưới. Những nụ hoa bị bệnh không thể nở được, màu sắc sậm đi và dễ rụng. Các vết thối màu nâu đen xuất hiện ở cành hoa và nhanh chóng lây lan sang cuống và đài hoa. 2 mặt của lá xuất hiện các đốm nhỏ màu xám.
Hậu quả: Bệnh đốm xám sẽ khiến cho hoa hồng dễ bị rụng, héo úa và khô. Ngoài ra, những nụ hoa bị bệnh sẽ không thể nở được gây ảnh hưởng đến năng suất của vườn, kinh tế của người dân bị tổn hại.
Bệnh khô lá hoa hồng
Khô lá là một trong những bệnh thường gặp ở cây hoa hồng. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh khô lá, nhưng sâu bệnh và nấm hại là lý do chính.
Triệu chứng: Lá hoa hồng sẽ dần mất đi màu xanh vốn có mà thay vào đó sẽ bị héo, khô dần. Mặt lá có dấu hiệu bị khô vàng trông giống như bị cháy. Hoa sẽ nhanh chóng bị rụng và có dấu hiệu sinh trưởng kém.
Hậu quả: Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cây mà còn làm giảm đi vẻ đẹp của hoa. Nếu không kịp thời ngăn chặn và chữa trị bệnh sẽ nhanh chóng lây lan và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vườn.
Bệnh thối hoa
Nấm Botrytis cinerea là nguyên nhân chính gây ra bệnh thối hoa trên cây hoa hồng. Nấm hại xâm nhập vào cây do các vết thương từ việc kỹ thuật không đúng cách hoặc do côn trùng gây ra. Thời tiết mưa ẩm, nhiệt độ không khí cao là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.
Triệu chứng: Một lớp nấm màu xám bao phủ nụ hoa, khiến nụ không thể nở và bị gãy gục xuống. Trong nụ có mùi hôi và thối rỗng. Ngoài ra, các đốm nhỏ màu nâu xuất hiện trên cánh hoa tạo thành các vết loét lớn. Lá hoa hồng bị quăn rồi trở nên méo mó và rụng dần.
Hậu quả: Bệnh thối hoa không chỉ ảnh hưởng tới khả năng nở của hoa mà còn khiến cho màu sắc và hương thơm của cây cũng bị tác động. Nếu không kịp thời phòng thì bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến vườn.
Bệnh thường gặp ở hoa hồng gây ra tác hại thế nào?
Nhìn chung, những căn bệnh trên đều khiến sức khỏe của cây hoa hồng bị ảnh hưởng trầm trọng. Lá, hoa, nụ và thân đều bị ảnh hưởng xấu bởi nấm hại. Nếu không kịp thời phát hiện và phòng trừ thì hậu quả về lâu dài sẽ rất nghiêm trọng.
Hướng dẫn cách phòng trừ bệnh thường gặp ở hoa hồng
Hiểu rằng, không một quý bà con nông dân muốn vườn hoa của mình bị nấm bệnh hại tấn công. Công Ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp AT sẽ hướng dẫn bà con phòng ngừa bệnh như sau:
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa các bệnh thường gặp ở cây hoa hồng
✅ Lựa chọn những giống hoa hồng khỏe mạnh, sạch bệnh.
✅ Thường xuyên ra thăm vườn để dễ dàng kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
✅ Bón phân, tưới nước hợp lý để giúp cây hoa hồng trong vườn phát triển.
✅ Cắt tỉa loại bỏ đi các bộ phận có dấu hiệu bị nhiễm bệnh.
Biện pháp sinh học phòng trị các bệnh thường gặp ở hoa hồng
Các sản phẩm sinh học không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh thường gặp ở hoa hồng một cách hiệu quả mà còn an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe của con người.
Công Ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp AT là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thuốc trị bệnh theo phương hướng sinh học uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Độ tin cậy đã được chứng minh bởi nhiều bà con tin dùng và sử dụng.
Nếu như có nhu cầu cần tư vấn đặt mua thuốc hay có câu hỏi gì cần giải đáp thì bà con đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến số: 0972 563 448 để được hỗ trợ nhiều hơn.
Hy vọng, AT đã trả lời được cho câu hỏi “Bệnh thường gặp ở hoa hồng” cho bà con nông dân thông qua bài viết trên cũng như tìm ra những phương hướng giải pháp phù hợp. AT chúc bà con luôn luôn khỏe mạnh để tiếp tục với công việc của mình.