Lúa bị vi khuẩn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng. Nhiều người nông dân vẫn không tìm hiểu được nguyên nhân, cách xử lý sao cho hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, Phân thuốc vi sinh AT sẽ chia sẻ đến mọi người những kiến thức xoay quanh loại bệnh này. Hãy cùng theo dõi nhé.
Contents
Đặc điểm gây bệnh
Lúa bị vi khuẩn thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa. Tác nhân gây bệnh chính là do nấm Rhizoctonia solani gây nên.

Biểu hiện của bệnh là làm lúa bị cháy bìa lá, thối gốc, lép vàng.
Vi khuẩn hại lúa tấn công dưới nhiều hình thức khác nhau. Bà con cần chủ động thăm vườn, nắm bắt thông tin để có cách phòng trừ hiệu quả.
Triệu chứng
Cháy bìa lá
Vi khuẩn tấn công lúa làm lá bị cháy bìa. Hiện tượng này xuất hiện từ giai đoạn mạ nhưng phát triển và tấn công mạnh mẽ nhất trong thời kỳ đẻ nhánh đến trổ. Lúa bị vi khuẩn nhiều nhất là giai đoạn đang đứng cái – làm đòng.
Khi nghiên cứu, người ta chỉ ra rằng loài vi khuẩn làm cháy bìa lúa có tên là Xanhthomonas oryzae. Loài này ký sinh trong mạch nhựa của cây lúa, tấn công qua hình thức khí khổng và vết thương. Theo dòng nước chúng có thể di chuyển và tấn công, đọng lại trên lá, sau đó lây lan từ cây này sang cây khác. Từ ruộng này tấn công sang ruộng khác. Rất khó để bà con theo dõi và phát hiện.
Lép vàng
Lúa bị vi khuẩn tấn công gây nên hiện tượng lép vàng. Nó xuất hiện chủ yếu vào đoạn lúa trổ, mùa mưa ẩm hay khi thời tiết có sương mù.
Theo kinh nghiệm của người dân, lúa bị lép vàng nhiều nhất trong giai đoạn thu đông. Lúc này các loài vi khuẩn sẽ tấn công mạnh vào giai đoạn trổ đến ngậm sữa. Lúa bị lép hạt, vỏ trấu chuyển màu, làm mất khả năng thụ phấn trên cây lúa.

Thối gốc
Lúa bị vi khuẩn tấn công sẽ bị hiện tượng thối gốc. Nhìn bên ngoài bà con sẽ thấy lá lúa màu xanh, bẹ rất mọng nước. Nhưng qua một thời gian sẽ thấy chồi lúa bị ngả vàng. Từng chòm lúa bị rụi lá.
Kiểm tra phần gốc sẽ thấy chồi bị đứt và có mùi thối. Lúc này chúng ta nhận định lúa đã bị vi khuẩn tấn công. Đặc biệt xuất hiện nhiều nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh.
Cách khắc phục
Vi khuẩn gây hại cho lúa sẽ gây hiện tượng lép hạt, ảnh hưởng tói năng suất, chất louwngj của cây. Nguyên nhân xuất hiện có thể do cách bón phân, làm đất, quá trình canh tác của bà con nông dân. Chính vì thế, chúng ta cần tìm kiếm và đưa ra các phương pháp phòng trừ càng sớm càng tốt.
Phòng bệnh
Sau thu hoạch nên vệ sinh, thu dọn đồng ruộng sạch sẽ
Chọn giống lúa sạch, chất lượng, không bị nhiễm bệnh
Nên rút cạn nước vào giữa vụ để giải phóng chất độc, cho đất thông thoáng, tránh ngập sâu.
Không lạm dụng quá nhiều phân đạm.
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh kịp thời.
Trị bệnh
Để tiêu diệt các loài vi khuẩn hại lúa, bà con nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, hiệu quả cao.
Một trong những sản phẩm nên sử dụng đó là Combo Vaccino CAN + Nano đồng

Bộ đôi Vaccino CAN + Nano đồng trị lúa bị vi khuẩn. Sản phẩm có công dụng phòng trừ các loại vi khuẩn hại lúa, tăng cường sức đề kháng cho cây.
Cách sử dụng như sau:
Bà con pha 50ml Nano đồng + 25ml Vaccino CAN + 20 lít nước phun đều lên các tầng lá. Nên phun khi điều kiện thời tiết khô ráo, thoáng mát.
Nếu bị mưa, bà con nên phun lại sau thời gian từ 1-3 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Để đặt mua sản phẩm, bà con vui lòng liên hệ ngay với Phân thuốc vi sinh AT hoặc gọi điện tới Hotline 0962 241 635. Nhân viên sẽ hỗ trợ và giúp bà con đặt mua sản phẩm trong thời gian nhanh nhất.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ chi tiết cho bà con về hiện tượng lúa bị vi khuẩn. Hy vọng với những thông tin trên bà con sẽ đúc rút được kinh nghiệm để làm nông nghiệp hiệu quả.