Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa hiệu quả và an toàn cho cây

Nguyên nhân bọ cánh cứng hại dừa & Phòng trừ hiệu quả

Bọ cánh cứng hại dừa trước đây được xem là loài sinh vật gây hại mới trên cây dừa. Theo thời gian, chúng trở thành dịch hại quan trọng do sự tác động trực tiếp năng suất cây trồng. Chúng có mặt ở hầu hết các tỉnh thành có trồng dừa tại Việt Nam. Hầu như những cây dừa nào bị bọ cánh cứng nhắm tới, khả năng đậu hoa ra quả rất thấp.

Để tìm hiểu rõ hơn về tập tính cũng như cách xử lý hiệu quả loài sâu bọ này, mời bà con cùng AT theo dõi bài viết bên dưới.

Tổng quan về bọ cánh cứng hại dừa

Nguyên nhân bọ cánh cứng hại dừa & Phòng trừ hiệu quả
Bọ cánh cứng (bọ dừa) xuất hiện tại khu vực Đông Nam Á năm 1999

Bọ cánh cứng hại dừa – tên khoa học là Brontispa longissima Gestro. Chúng được gọi vắn tắt là bọ dừa, nguồn gốc của loài bọ này đến từ Indonesia. Năm 1999, chúng lây lan sang khu vực Đông Nam Á và trở thành cơn dịch hại nguy hiểm tại Việt Nam. Từ một số tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) kéo dài đến hết các tỉnh phía Nam và dài cho đến phía Bắc.

Sự xuất hiện của bọ cánh cứng tại Việt Nam có thể một phần do sự biến đổi khí hậu trên toàn thế giới, thay đổi thói quen di cư của các loài sâu bệnh hại. Mặt khác, việc nhập khẩu cây cọ cảnh (cây ký chủ) thiếu kiểm soát nghiêm ngặt cũng là tác nhân lây truyền bọ cánh cứng.

Thiệt hại do bọ cánh cứng gây ra ở khu vực trồng dừa:

✔️ Năm 2001, có khoảng 320.000 cây dừa bị bọ dừa cắn phá (ĐBSCL)

✔️ Năm 2002, ước tính tổng thiệt hại do bọ dừa gây ra tại Việt Nam là 17,8 triệu đô la (ĐBSCL).

✔️ Năm 2010, tỉnh Bến Tre có hơn 17 nghìn ha dừa bị bọ cánh cứng hại, tỷ lệ từ 5 – 40%.

✔️ Giai đoạn năm 2017 – 2020, có 15 tỉnh xuất hiện bọ cánh cứng hại dừa: Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Cà Mau, v.v.

✔️ Năm 2023, 221 ha trồng dừa bị bọ cánh cứng hại (Bạc Liêu).

Vòng đời phát triển của bọ cánh cứng hại dừa

Vòng đời của bọ cánh cứng hại dừa gồm 4 giai đoạn:

1️⃣ Trứng: hình bầu dục, màu vàng, dài x rộng đạt 1,5 x 1mm. Bọ dừa đẻ trứng theo cụm từ 2 – 5 trứng dính chặt vào nhau. Thời gian trứng nở là 5 ngày,

2️⃣ Sâu non: khi nở có màu vàng nhạt, sau đó sâu chuyển thành vàng non. Thân hình sâu non bọ dừa dạng dẹp phẳng, hẹp dần từ ngực đến đuôi. Cuối bụng có một đôi móc cong vào bên trong. Sâu non có 5 tuổi, di chuyển chậm, sợ ánh sáng. Thời gian phát triển tầm 30 – 40 ngày.

3️⃣ Nhộng: Nhộng thường ở chung với sâu non, vũ hóa trong lá non. Thời gian nhộng kéo dài 6 ngày.

4️⃣ Pha trưởng thành: Chiều dài trung bình đạt 8 – 12mm, rộng trung bình 2 – 2,25mm, có râu trên đầu. Màu sắc bọ cánh cứng trên cây dừa thay đổi theo môi trường sinh sống. Ở Việt Nam, bọ dừa có màu đen ở cánh và đầu, riêng ngực màu vàng sáng. Thời gian sống khoảng 47 – 29 ngày (ĐBSCL).

Nhận biết bọ cánh cứng hại dừa qua dấu hiệu nào?

Nguyên nhân bọ cánh cứng hại dừa & Phòng trừ hiệu quả
Bọ cánh cứng hại dừa ưa thích cây dừa dưới 4 năm tuổi, nhiệt độ tăng cao

Môi trường lý tưởng cho bọ cánh cứng phát triển:

  • Nắng nóng kéo dài, thiếu mưa, nhiệt độ dao động từ 24 – 28°C.
  • Cây dừa dưới 4 năm tuổi.

Cách thức tấn công:

  • Bọ cánh cứng hại dừa đẻ trứng vào những lá chét (ở lá non và lá già). Xung quanh trứng bọ là mảnh lá vụn và chất tiết của bọ dừa. Sâu non nở tiến hành ăn lớp biểu bì và mô dậu trên lá non, tạo thành các đường sọc đen trên lá.
  • Bà con lưu ý nếu đọt non bị khô héo, khả năng cao là do bọ dừa gây ra.

Bọ cánh cứng hại dừa gây ra tác hại thế nào?

Bọ cánh cứng cắn phá đọt dừa gây khô đọt. Lá khô héo, còi cọc khiến quá trình quang hợp bị gián đoạn. Tỷ lệ đậu trái rất thấp, nếu có thì kích thước trái dừa nhỏ, chất lượng kém, làm giảm giá trị kinh tế khi bán ra.

Mặt khác, nếu mật độ bọ cánh cứng gây hại ở cây dừa tăng mạnh, khả năng cây dừa chết là rất cao, đặc biệt là những cây nhỏ tuổi, cây mới trồng.

Một số cách phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa

Sau đây, AT sẽ trình bày một số cách thức chăm sóc cây dừa, làm sao để luôn khỏe mạnh và hạn chế tối đa nguy cơ bị bọ cánh cứng gây hại. Bà con có thể kết hợp giữa việc chăm sóc và phun thuốc phòng ngừa để tăng hiệu quả diệt trừ loài côn trùng này nhé.

Nguyên nhân bọ cánh cứng hại dừa & Phòng trừ hiệu quả
Ưu tiên phát triển bọ đuôi kìm để xử lý bọ cánh cứng hại dừa hiệu quả hơn

✅ Khi mua cây dừa giống, cần kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như dấu hiệu bị hại (nếu có) do bọ cánh cứng gây ra.

✅ Thường xuyên kiểm tra đọt non trên cây nhằm phát hiện sớm và xử lý ngay bọ cánh cứng.

✅ Phát triển các loài thiên địch của bọ cánh cứng như ong ký sinh, bọ đuôi kìm.

✅ Bổ sung hàm lượng kali, clo trong phân bón tăng tỉ lệ đậu trái dừa, trọng lượng cũng như kích thước trái.

✅ Trong trường hợp cây dừa bị hư hại nặng, buộc phải cắt bỏ đọt non và tiêu hủy xa vườn, tránh lây lan mầm mống bọ cánh cứng hại dừa.

Thuốc đặc trị bọ cánh cứng hại dừa AT Mebe LA QUA

Nguyên nhân bọ cánh cứng hại dừa & Phòng trừ hiệu quả
Phun phòng với AT Mebe LA QUA giảm thiểu mật độ bọ cánh cứng hại dừa trong vườn

Nhằm hỗ trợ bà con canh tác dừa theo hướng hữu cơ đạt chất lượng cao, AT xin giới thiệu một sản phẩm sinh học chuyên trị sâu bệnh hại trên cây dừa, bao gồm loài bọ cánh cứng: Thuốc đặc trị bọ cánh cứng hại dừa AT Mebe LA QUA.

Thành phần thuốc trị bọ cánh cứng gây hại ở cây dừa AT Mebe LA QUA

Beauveria sp và Metarhizium sp: 1 x 106 CFU/g.

Chất hữu cơ: 15%; Độ ẩm: 30%.

AT Mebe LA QUA chứa các chủng nấm và vi khuẩn khỏe mạnh, đặc chế bằng công nghệ nhân nuôi thu bào tử: Bacillus thuringiensis, Iseria sp, Paecilomyces sp, Verticillium sp, v.v và Axit Pyroligneous.

Công dụng thuốc trị bọ cánh cứng gây hại ở cây dừa AT Mebe LA QUA

Xử lý nhanh gọn, ngăn chặn khả năng bọ cánh cứng hại dừa lần nữa.

Tiêu diệt tận gốc từ giai đoạn trứng, ấu trùng đến pha trưởng thành.

Xua đuổi bọ cánh cứng trưởng thành khỏi vườn dừa nhờ Axit Pyroligneous.

Sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe vườn dừa và người trồng.

Giảm thiểu tối đa mầm bệnh khi thực hiện phun phòng định kỳ.

AT Mebe LA QUA không tác động đến các loài thiên địch, tăng cao năng suất trồng dừa, chất lượng trái, góp phần gia tăng giá trị thương phẩm của dừa Việt Nam.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bọ cánh cứng hại dừa AT Mebe LA QUA

Công thức: 500ml AT Mebe LA QUA + 200 lít nước.

Cách phun: Phun ướt toàn thân cây – cành – lá – quanh gốc dừa.

Thời gian: Cách 7 – 10 ngày tiến hành phun 1 lần đến khi thấy mật độ bọ cánh dừa giảm bớt.

Trên đây là những thông tin về bọ cánh cứng hại dừa, cách nhận biết cũng như hướng xử lý phù hợp. Mong rằng những chia sẻ này của AT đã giúp bà con hiểu hơn về sâu bệnh hại trong vườn dừa, từ đó canh tác kỹ lưỡng kết hợp phun phòng đầu vụ, đảm bảo năng suất dừa ra trái luôn ổn định, chất lượng trái đạt chuẩn tăng giá trị kinh tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon