
Bệnh phấn trắng ổi thường xuất hiện vào thời tiết nóng ẩm. Chúng tấn công mạnh mẽ vào các bộ phận còn non của cây ổi (lá non, đọt non, quả non) gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây. Để có cách thức xử lý cây ổi bị bệnh phấn trắng hợp lý và hiệu quả, mời bà con cùng AT theo dõi qua bài viết dưới đây.
Contents
Mặc dù trồng ổi theo mô hình an toàn tuy nhiên rầy phấn trắng vẫn xuất hiện nhiều ở vườn ổi
Bệnh phấn trắng ổi đang diễn ra với mật độ càng cao dựa trên sự mở rộng diện tích trồng ổi. Điều này gây khó khăn cho bà con nông dân trong quá trình chăm sóc và phòng bệnh.
Một số khu vực thực hiện mô hình trồng ổi theo hướng an toàn, bón phân, tưới nước đầy đủ nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Vậy nguyên do từ đâu?
Rầy phấn trắng còn kí sinh ở các cây trồng như: bơ, xoài, ớt chuông, hoa hồng
Rầy phấn trắng – hay còn gọi là rầy cánh trắng, (tên tiếng Anh: Aleurodicus dispersus) là loại côn trùng gây hại cho cây nông nghiệp. Chúng không làm cây chết đi hoàn toàn, tuy nhiên xét về chất lượng, độ thẩm mỹ, sức khỏe cây trồng lại ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài ra, rầy phấn trắng có thể kí sinh ở rất nhiều loại cây – được gọi là đa kí chủ. Trong đó gồm có như: cây ổi, chuối, dừa, bơ, xoài, ớt chuông, hoa hồng, sake, v.v. Khả năng tác động rất lớn nên trong một số trường hợp, loại côn trùng này có thể gây thiệt hại toàn bộ vụ mùa.
Trong thời gian vũ hóa, rầy phấn trắng tiếp tục vòng đời của mình và gây hại lên cây kí chủ
Vòng đời sinh sôi của rầy phấn trắng có 4 giai đoạn:
Trứng
Ấu trùng: Để phát triển thành ấu trùng cần qua 4 giai đoạn
Nhộng: Thời gian phát triển thành trùng khoảng 1 tuần. Trên cơ thể có những sợi sáp trắng đục.
Thành trùng: Kích thước cơ thể nhỏ. Chiều dài đạt khoảng 2 – 3 mm.
Vòng đời của rầy phấn trắng kéo dài từ 21 – 43 ngày. Trong thời gian vũ hóa, chúng vẫn tiếp tục đẻ trứng và giao phối. Nếu không giao phối thì lứa sau chỉ đẻ toàn đực/toàn cái. Tuy nhiên mức độ gây bệnh phấn trắng ở cây ổi của chúng nhìn chung là rất lớn.
Ngoài cách thức lây nhiễm trực tiếp, rầy phấn trắng còn gây ra bệnh phấn trắng trên cây ổi bằng những cách sau:
Tấn công trực tiếp: Ấu trùng và thành trùng bám vào lá non cây ổi, sau đó hút dịch nhựa của lá khiến lá rụng sớm. Chúng còn bám trên đọt non, trái non của cây ổi để phục vụ cho sự sống của mình.
Tấn công gián tiếp: Trong quá trình kí sinh, rầy phấn trắng có tiết ra mặt dưới lá chất thải (có chất đường mật) của mình. Đây là môi trường lý tưởng để nấm bồ hóng phát triển. Từ đó nấm làm đen bề mặt lá, suy giảm khả năng quang hợp của cây ổi. Đồng thời tác động đến tính thẩm mỹ do vỏ trái có các vết đen.
Truyền virus: Rầy cánh trắng là côn trùng, hiển nhiên sẽ mang đến nhiều virus gây hại cho cây trồng. Virus thông qua các vết thương hở do rầy hút chích, tấn công và lây nhiễm đến những cây khác trong vườn ổi.
Về điều kiện thời tiết, rầy phấn trắng sinh sôi mạnh mẽ vào mùa nắng, độ ẩm thấp (dưới 80%), nhiệt độ môi trường cao (dưới 26 – 27 độ C).
Một số yếu tố khác tạo điều kiện để bệnh phấn trắng trên cây ổi phát triển:
Như AT đã chia sẻ, rầy phấn trắng chủ yếu nhằm vào lá non, đọt non, trái non của cây ổi. Vì thế, một tác hại chung đó là khiến các bộ phận đó kém phát triển do thiếu chất dinh dưỡng.
Nếu không kịp thời phát hiện chúng, khả năng cao sẽ ảnh hưởng mạnh đến năng suất vườn ổn, hiệu suất ra quả thấp, quả ổi cũng không đạt chuẩn để thu hoạch và xuất khẩu.
Các loại bệnh hại trên cây trồng đều tác động trực tiếp đến thu nhập của người nông dân, không ngoại trừ bệnh phấn trắng ở cây ổi. Vì thế, công tác phòng ngừa trong gieo trồng là điều cần thiết.
Bảo vệ quả ổi bằng 2 lớp bọc, ngăn ngừa rầy cánh trắng, giữ cho vỏ ổi láng mịn
✅ Vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ các tàn dư của mùa vụ trước và sau khi trồng cây ổi.
✅ Tạo môi trường để phát triển các loài thiên địch của rầy phấn trắng.
✅ Liên tục thăm vườn, kiểm tra và cắt xén tán cây, nhổ cỏ dại để vườn cây được thông thoáng.
✅ Hạn chế lạm dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ các loài thiên địch trong ruộng ổi.
✅ Bà con có thể bao quả ổi bằng 2 lớp: 1 lớp ngoài cùng (nilon) để ngăn chặn rầy phấn trắng, lớp bên trong (xốp mỏng) giữ cho vỏ ổi láng đẹp.
Khuyết điểm của thuốc sinh học là thời gian phát huy thuốc dài hơn. Tuy nhiên về độ an toàn cũng như độ hiệu quả lâu dài được đảm bảo tối đa.
Nhờ ứng dụng các chủng vi sinh có tính đối kháng, tiêu diệt tận gốc các loại nấm gây hại, bảo vệ bộ rễ cây trồng và cải tạo đất. Chính vì thế, thuốc bảo vệ thực vật được khuyến khích sử dụng để xử lý cây ổi bị bệnh phấn trắng.
Thuốc tổng hợp các loại nấm tự nhiên, an toàn cho cây trồng, không lo bị kháng thuốc
Nhằm hỗ trợ bà con sản xuất đầu ra nông sản đạt chuẩn thu hoạch và xuất khẩu, AT xin giới thiệu một sản phẩm chuyên trị các loại sâu bọ, rầy, rệp, bao gồm có rầy cánh trắng: thuốc đặc trị bệnh phấn trắng ổi Mebe La Qua.
Metarhizium sp: 1×10^6 CFU/g.
Beauveria sp: 1×10^6 CFU/g.
Chất hữu cơ: 15%.
Độ ẩm: 30% bổ sung vi khuẩn Bacillus Thuringenis.
Tổng hợp các loại nấm tự nhiên, tiêu diệt rầy phấn trắng gây hại cho cây ổi thông qua hoạt động ký sinh lên chúng. Cơ chế hoạt động chủ yếu tấn công sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng nên bà con không cần lo bị kháng thuốc hay dư lượng thuốc.
Ngoài tiêu diệt côn trùng, suy giảm nguy cơ cây ổi bị bệnh phấn trắng, Mebe La Qua còn có hỗ trợ cải tạo đất trồng ổi. Định hướng sản xuất theo phương thức an toàn, đảm bảo cho sản lượng thu hoạch đạt chuẩn và bán ra dễ dàng hơn.
Một chai thuốc Mebe La Qua đậm đặc có dung tích 500ml/400.000VNĐ
Công thức: Hòa tan 25 – 50ml thuốc + 16 – 25 lít nước nưới
Cách phun thuốc trị bệnh phấn trắng ở cây ổi: phun kỹ phần thân, cành, lá và quanh gốc ổi. Phun nhắc lại sau 7 – 10 ngày, số lần tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp là đơn vị có những bước tiến mới trong hoạt động nghiên cứu, phát triển và sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học.
Ứng dụng thuốc trong nông nghiệp với vai trò hỗ trợ cho bà con trong hoạt động canh tác, loại bỏ nguồn sâu, bệnh hại, nấm mốc, tăng năng suất cây trồng cũng như phục hồi đất trồng, tạo hệ vi sinh vật có lợi cho đất.
Để tìm hiểu thông tin về thuốc đặc trị bệnh phấn trắng trên cây ổi và đặt mua hàng, bà con hãy liên lạc qua hotline: 096.7891.046 – 096.2241.635 – 097.2563.448 để đội ngũ kỹ sư nông nghiệp của AT có thể hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn.
Giỏ hàng của bạn hiện tại chưa có sản phẩm nào.