Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh thán thư trên ớt

benh than thu tren ot

Thời tiết nóng ẩm và nắng mưa thất thường ở Việt Nam là điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh phát sinh trên cây trồng. Một trong những nấm bệnh gây nhiều thiệt hại nhất khiến bà con vô cùng lo lắng là bệnh thán thư. Để điều trị tận gốc bệnh này, người trồng cần có biện pháp canh tác hợp lý cũng như sử dụng một số loại thuốc đặc trị. Trong bài viết dưới đây, phanthuocvisinh.com sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh thán thư trên ớt và các loại thuốc trị bệnh.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư ớt là gì?

Bệnh thán thư tác động xấu tới hầu hết mọi bộ phận trên cây ớt như thân, lá và trái… Chính vì vậy, không khó để nhận biết ớt bị thán thư hay không dựa vào quan sát bằng mắt thường. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất nhằm phát hiện thán thư ớt.

  • Trên lá: Ớt bị bệnh thán thư thường xuất hiện các vết bệnh hình tròn hoặc không có hình dạng cụ thể trên lá ớt. Ban đầu, các vết bệnh có màu nâu nhạt, thường xếp rải rác dọc theo chiều dài của gân lá; sau đó sẽ lan rộng ra khắp bề mặt lá rồi chuyển sang màu nâu sẫm, có viền đỏ và lõm sâu.
  • Trên thân: Các vết bệnh trên thân ớt thường tạo thành các vệt dài màu nâu đen, hơi lõm xuống.
  • Trên trái: Bệnh thán thư khi tấn công và lan rộng trên cây sẽ làm cho trái ớt bị thối hàng loạt. Vết bệnh đầu tiên thường chỉ là những đốm tròn nhỏ màu xanh đậm, hơi lõm xuống nhưng sẽ lớn dần thành những vết lõm sâu hình thoi hoặc hình bầu dục màu vàng nhạt, xám trắng hoặc đen làm giảm năng suất khi thu hoạch.
  • Trên ngọn: Cây ớt bị nhiễm bệnh thán thư sẽ có ngọn hoặc chồi bệnh màu nâu đen. Khi nấm tấn công các đọt non sẽ khiến ngọn ớt bị thối hỏng.
Nhận biết bệnh thán thư qua vết bệnh trên quả, lá và thân ớt
Nhận biết bệnh thán thư qua vết bệnh trên quả, lá và thân ớt

2. Nguyên nhân xuất hiện bệnh thán thư trên cây ớt

Tác nhân chính gây nên bệnh thán thư trên ớt là nấm Colletotrichum spp. Bệnh thâm nhập vào đất trồng nhờ các sợi nấm và bào tử trên hạt giống hay tàn dư sót lại của các cây bệnh. Bệnh thán thư lây lan rất nhanh, mầm bệnh phát tán theo gió, côn trùng, nước tưới hay từ những dụng cụ trồng trọt từ cây này sang cây khác. Điều kiện lý tưởng để nấm bệnh phát sinh là thời tiết ẩm ướt, thường vào khoảng tháng 5 – tháng 9.

Bệnh này xuất hiện ở hầu hết mọi giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng thường gây hại mạnh nhất ở thời kỳ cây cho trái. Nhiều bà con nông dân rơi vào tình cảnh thất thu toàn bộ vì ớt rụng và thối hàng loạt.

Nguyên nhân chính gây bệnh thán thư trên ớt là nấm Colletotrichum spp
Nấm Colletotrichum spp gây nên bệnh thán thư trên cây ớt

3. Cách trị bệnh thán thư trên ớt

Để khắc phục bệnh đốm vòng trên ớt, bà con có thể áp dụng biện pháp sinh học thông thường hoặc sử dụng các loại thuốc đặc trị thán thư trên cây ớt nhằm rút ngắn thời gian chữa bệnh.

3.1. Biện pháp canh tác

Hạn chế khả năng ớt bị thán thư bằng việc áp dụng các biện pháp sau đây ngay từ đầu vụ:

  • Tuyệt đối không sử dụng các hạt giống từ cây bị nhiễm bệnh từ vụ trước để làm giống cho vụ tiếp theo. Nên lựa chọn các loại giống có năng suất cao và có khả năng chống chọi lại bệnh thán thư.
  • Ngâm hạt giống trong nước nóng 52 độ C trong 2 giờ nhằm giảm thiểu tối đa nấm bệnh.
  • Không nên trồng ớt với mật độ quá dày đồng thời cần giữ cho đồng ruộng luôn khô thoáng, không bị ẩm thấp.
  • Tránh trồng ớt hoặc cây họ cà ớt liên tục nhiều năm trên một diện tích đất mà nên luân canh với các cây trồng khác (đặc biệt là cây lúa nước).
  • Không nên bón quá nhiều đạm cho cây, nên tăng cường bón các loại phân hữu cơ, phân vi sinh.
  • Không nên tưới quá nhiều nước, tưới nhiều lần trong ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.
  • Thường xuyên thăm ruộng ớt để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cây. Nếu cây ớt bắt đầu xuất hiện thán thư, cần ngặt những cây, quả bị bệnh đem đi tiêu huỷ và sử dụng các thuốc trị thán thư trên cây ớt để kìm hãm sự lây lan của nấm bệnh.

3.2. Thuốc đặc trị bệnh thán thư trên cây ớt

Bệnh thán thư trên cây ớt có thể được giải quyết dứt điểm bằng cách sử dụng thuốc Vaccino cà chua kết hợp với Nano đồng để giúp cây tăng sức đề kháng, hạn chế bệnh hại. Đây đều là những loại thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ cho cây.

Combo Vaccino Cà chua + Nano Đồng đặc trị thán thư trên ớt
Combo Vaccino Cà chua + Nano Đồng đặc trị thán thư trên ớt

Vaccino cà chua

Thành phần của thuốc Vaccino cà chua

  • Chaetomium spp. 1 x 108 CFU/ml
  •  Trichoderma spp. 1 x 106 CFU/ml
  • pH 5-7, tỷ trọng 1.05-1.2

Công dụng thuốc Vaccino cà chua đối với cây ớt

  • Tăng sức đề kháng cho cây trồng trước tác hại của Virus.
  • Giảm sự tổn hại cho ớt trước các tác nhân gây bệnh thán thư.
  • Tăng năng suất quả khi thu hoạch.

Cách dùng và liều lượng sử dụng

  • Pha 25-50 ml/bình 20 lít nước (1 chai 500ml dùng cho 1-2 thùng phuy 200 lit). Khi phun, đảm bảo cho thuốc ướt đều toàn tán cây, kể cả những cành phía bên trong tán, toàn bộ vùng gốc dưới tán cây và phun vào chỗ có biểu hiện vết bệnh gây hại. Mỗi ha phun khoảng 400-600 lít).
  • Để phòng bệnh thì phun 10-15 ngày/1 lần.
  • Khi cây bị bệnh thì phun 3-5 ngày/1 lần. Duy trì phun từ 2-3 lần để đạt kết quả rõ rệt.

Nano Đồng

Sản phẩm được chế tạo theo công nghệ nano được sử dụng dung môi Chitosan, lưu dẫn nhanh thẩm thấu sâu, với thành phần chính gồm:

  • Nano Đồng ……………….≥ 15.000 mg/l
  • Phụ gia vừa đủ

Công dụng Nano Đồng

  • Giúp cây khoẻ mạnh, khắc phục hiện tượng xoắn đọt non do thiếu hụt đồng
  • Tăng khả năng hút Đạm, Lân, Kali, Bo, Kẽm, Canxi. Tạo điều kiện cho cây phát triển tốt trong điều kiện thời tiết bất lợi.
  • Kích thước NANO siêu nhỏ nên dễ dàng hấp thụ qua lá và xâm nhập vào các hệ sợi nấm,vi khuẩn.
  • Hạn chế sự phát triển của rong rêu trên cây.

Cách sử dụng thuốc Nano Đồng

  • Pha 30 ml -50 ml AT Nano Đồng  trong 18 – 20 lít nước (pha 500ml đối với 200 lít nước).
  • Sau đó, phun đều dung dịch đã pha lên lá, thân và vùng rễ của cây.
  • Sử dụng 10-15 ngày/lần.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh thán thư trên ớt. Để mua các sản phẩm thuốc trừ bệnh thán thư ớt, vui lòng liên hệ Phân thuốc vi sinh qua hotline 09 622 41 635 để được nhận hỗ trợ tốt nhất. Chúc bà con có một vụ mùa ớt bội thu!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon