Tìm hiểu cách trị dứt điểm bệnh đốm mắt cua trên cây ớt

Tìm hiểu cách trị dứt điểm bệnh đốm mắt cua trên cây ớt

Đốm mắt cua trên ớt là bệnh gì? Đây là một tình trạng rất phổ biến gây lo lắng cho người nông dân mỗi khi mùa ớt đến. Căn bệnh này làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nhiều bà con có thể phải đối mặt với tình trạng mất trắng. Trong bài viết này, phanthuocvisinh.com sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin về bệnh đốm mắt cua trên cây ớt.

1. Biểu hiện đốm mắt cua trên ớt

  • Triệu chứng bệnh có thể được nhận biết nhờ các vết bệnh hình tròn có viền nâu đậm, tâm màu xám nhạt với những kích thước khác nhau dao động từ 5-10 mm.
  • Khi bệnh chuyển biến nặng, các vết bệnh sẽ xuất hiện dày đặc và lan rộng thành từng mảng lớn. Phần tâm xám hoặc trắng bên trong vết bệnh sẽ có xu hướng khô lại và khiến lá rụng.
  • Bên cạnh đó, bệnh cũng tác động đến thân, cuống lá và cuống hoa và tạo thành các vết hoại tử nâu thẫm có tâm màu xám nhạt.
Những vết bệnh trên lá ớt có hình dáng và màu sắc giống mắt cua
Những vết bệnh trên lá ớt có hình dáng và màu sắc giống mắt cua

2. Nguyên nhân bệnh đốm mắt cua trên cây ớt

  • Nguyên nhân nhiễm bệnh: Nguyên nhân đốm mắt cua trên ớt là do nấm Cercospora capsici gây nên. Bệnh thường xuất hiện trên các cây ớt già, các giai đoạn bén rễ hồi xanh vào khoảng 40-50 ngày sau khi trồng. Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao hoặc trời nhiều sương mù, bệnh phát triển rất nhanh và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây trồng.
  • Hình thức lây nhiễm: Có rất nhiều phương thức lây khiến cây ớt khoẻ mạnh bị nhiễm bệnh đốm mắt cua nhưng tác nhân phổ biến nhất là do nấm tồn tại trên hạt giống hoặc tàn dư của các cây bệnh từ vụ những vụ trước đó. Bệnh phát tán từ cây này sang cây khác nhờ gió, nước, mưa, côn trùng và các dụng cụ trồng trọt.
Nguyên nhân gây bệnh đốm mắt cua trên ớt là nấm Cercospora capsici
Nguyên nhân gây bệnh đốm mắt cua trên ớt là nấm Cercospora capsici

3. Cách trị đốm mắt cua trên ớt

Khi phát hiện ớt bị mắc bệnh đốm mắt cua, bà con đừng vội lo lắng mà hãy áp dụng những biện pháp dưới đây nhằm phòng ngừa và trị tận gốc bệnh.

3.1. Biện pháp canh tác

  • Sau khi thu hoạch, cần thu dọn và tiêu huỷ tàn dư thực vật và cày lật đất càng sớm càng tốt nhằm ngăn chặn mầm bệnh có thể tồn tại trong đất hoặc tàn dư thực vật.
  •  Đẩy mạnh việc bón phân hữu cơ hoai mục như lân và kali hoặc phân vi sinh nhằm bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức chống chọi cho cây.
  • Ngắt bỏ lá bệnh trên cây để mầm bệnh không phát tán.
  • Thực hiện luân canh với các cây họ khác cà, ớt.
  • Sử dụng hạt giống sạch mầm bệnh.
  • Nên tưới nước cho cây vào buổi sáng để lá có thể khô nhanh.

3.2. Thuốc đặc trị đốm mắt cua trên ớt

Nếu bệnh đốm mắt cua trên cây ớt là nỗi lo lớn của mỗi bà con khi vụ mùa đến thì việc sử dụng combo Vaccino Cà chua + Nano đồng là một giải pháp hoàn hảo.

Combo Vaccino Cà chua + Nano Đồng trị bệnh đốm mắt cua
Combo Vaccino Cà chua + Nano Đồng trị bệnh đốm mắt cua

AT Nano Cà chua có thành phần chính là: Chaetomium spp. 1 x 108 CFU/ml và Trichoderma spp. 1 x 106 CFU/ml kết hợp với pH 5-7, tỷ trọng 1.05-1.2. Thuốc có khả năng làm tăng sức đề kháng cho cây trước tác hại của Virus và tăng suất, chất lượng quả khi thu hoạch.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Pha 25-50 ml/bình 20 lít nước (đối với 1 chai 500ml thì dùng cho 1-2 thùng phuy 200 lit).
  • Cách phun đúng là làm ướt đều toàn cây, gốc dưới tán cây và những chỗ nhiễm bệnh.
  • Liều lượng phun trên 1 ha: 400-600 lít.
  • Trong trường hợp cây bệnh, phun 3-5 ngày/ lần. Duy trì phun 2-3 lần để trị tận gốc bệnh.

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết trên, quý độc giả đã có thể phát hiện bệnh đốm mắt cua trên ớt nhờ vào những triệu chứng phổ biến và có biện pháp xử lý bệnh triệt để. Nếu có nhu cầu tìm mua các loại thuốc đặc trị đốm mắt cua chính hãng, đừng quên liên hệ với Phân thuốc vi sinh qua 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon