Bệnh thối gốc ớt: Nguyên nhân và giải pháp cứu cây bị thối rễ

Mách bạn nguyên nhân và cách phòng trừ bệnh thối gốc ớt

Trong hệ sinh thái của đất có rất nhiều vi sinh vật có lợi cho sự phát triển của ớt. Tuy nhiên cũng xuất hiện một số loại nấm gây hại cho cây như Rhizoctonia solani pythium spp, Fusarium spp. Chúng tấn công trực tiếp lên bộ rễ của cây ớt, khiến chúng không thể hấp thụ chất dinh dưỡng dẫn đến chết cây nếu không phát hiện kịp thời. Bệnh thối gốc ớt hiện nay đang là nỗi lo lắng của phần lớn bà con. Chính vì vậy, nhận biết được nguyên nhân, biểu hiện cây ớt bị thối rễ sẽ giúp người nông dân có những phương án ngăn chặn bệnh thích hợp.

1. Biểu hiện cây ớt bị thối rễ

Bệnh thối gốc ớt thường xuất hiện ở những cây con và hiếm gặp hơn ở những cây trưởng thành. Những cây ớt bị nhiễm nấm bệnh Pythium sẽ có hiện tượng thối rữa các mô thân và rễ nằm bên dưới bề mặt đất. Ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh, cây vẫn sẽ nảy mầm và phát triển bình thường nhưng khi mầm bệnh ăn sâu sẽ khiến gốc cây bị thối rữa và cây ớt con sẽ chết rạp.

Một điểm chung ở những cây ớt bị thối rễ là có rất ít hoặc hầu như không có rễ nhánh và rễ cái cũng có kích thước ngắn hơn rất nhiều so với những cây ớt khoẻ mạnh. Các rễ cái và rễ nhánh bị sũng nước sẽ biến màu nâu sẫm trên bề mặt và các mô mạch.

Ớt bị thối rữa các mô thân và rễ nằm bên dưới bề mặt đất
Ớt bị thối rữa các mô thân và rễ nằm bên dưới bề mặt đất

2. Nguyên nhân cây ớt bị thối rễ

Bệnh thối gốc ớt chủ yếu do loại nấm cư trú trong đất có tên là Rhizoctonia solani pythium spp; Fusarium spp gây ra. Bệnh thường xảy ra trong trường hợp hạt giống cũ được trồng trong điều kiện đất lạnh, ẩm ướt, thoát nước kém.

Nấm Rhizoctonia solani pythium spp; Fusarium spp gây nên bệnh thối gốc trên ớt
Nấm Rhizoctonia solani pythium spp; Fusarium spp gây nên bệnh thối gốc trên ớt

3. Cách cứu cây bị thối rễ

Cây ớt bị thối gốc có thể được khắc phục bằng cách áp dụng các biện pháp canh tác, tưới tiêu hợp lý nhằm tránh để cây bị ngập úng cũng như sử dụng các loại thuốc trị bệnh thối rễ để tăng sức chống chọi cho cây.

3.1. Biện pháp canh tác

Bệnh thối gốc trên cây ớt có thể được ngăn ngừa bằng các cách sau:

  • Sử dụng các giống cây đã được lựa chọn kỹ càng, sạch mầm bệnh
  • Chuẩn bị đất trồng đúng cách, thông thoáng, đảm bảo sạch tàn dư cây bệnh từ những vụ trước.
  • Không nên tưới quá nhiều nước hoặc tưới nhiều lần trong ngày sẽ dễ gây ngập úng.
  • Luân canh ít nhất 2 năm một lần nhằm diệt trừ các cây nhiễm nấm.

Chuẩn bị đất trồng và làm luống

  • Nên trồng cây trên những luống cao, không nên gieo hạt quá dày
  • Thời điểm thích hợp để gieo hạt giống cây ớt là trong điều kiện thời tiết ấm áp để tránh cây bị tổn thương.

Tưới tiêu

  • Ở thời kỳ đầu khi mới ươm hạt, nên sử dụng bình tưới để có thể kiểm soát tốt lưu lượng nước, giảm nguy cơ nhiễm nấm.
  • Ở những nơi đất dày, khó tiêu nước, nên áp dụng biện pháp tưới luống hoặc tưới nhỏ giọt nhằm giảm thiểu bệnh.

Kháng bệnh

  • Nên sử dụng các loại giống có tính kháng bệnh cao trên thị trường.

3.2. Thuốc đặc trị bệnh thối rễ trên cây ớt

Để đặc trị bệnh thối gốc ớt, cách hiệu quả nhất mà bà con có thể áp dụng là sử dụng thuốc AT Ketomium.

Thuốc đặc trị bệnh thối gốc ớt - AT Ketomium
Thuốc đặc trị bệnh thối gốc AT Ketomium

Ketomium có thành phần thân thiện, an toàn đối với cây trồng:

  • Chaetomium cupreum: 1,5 x 10^6 cfu/ml
  • Các phụ gia vừa đủ

Công dụng của thuốc đối với cây ớt:

  • Phòng và trị các vi sinh vật gây bệnh cho ớt như: Phytophthora spp, Pythium, Rhizoctonia spp, Sclerotium spp, Colletotrichum spp, Fusarium spp, Pseudomonas solanacearum,…
  • Đặc trị các bệnh phổ biến trên ớt thối gốc, thối thân, thối hoa, thối quả, héo rũ, đốm lá, tàn lụi lá, phấn trắng..
  • Tăng khả năng miễn dịch cho cây trồng.
  • Phân hủy xenlulo thành các chất dinh dưỡng và làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

Cách sử dụng thuốc AT Ketomium

  • Pha 50ml sản phẩm với bình phun 20 lít (chai 500ml thì pha cho 200lít) Sau đó, phun ướt đều thân, lá và tưới lên vùng rễ quanh tán cây trồng.
  • Trị bệnh: Xử lý 7 ngày/lần. Sử dụng 3-4 lần liên tiếp sẽ thấy rõ hiệu quả.
  • Phòng bệnh: Xử lý 10-15 ngày/lần.

Nếu trong trường hợp bệnh thối gốc ớt nặng, bạn có thể sử dụng thêm Nano Đồng kết hợp cùng AT Ketomium để tăng hiệu quả.

Nano Cu tăng tính kháng bệnh cho cây
Nano Cu tăng tính kháng bệnh cho cây

Sản phẩm được chế tạo theo công nghệ nano được sử dụng dung môi Chitosan, lưu dẫn nhanh thẩm thấu sâu, với thành phần chính gồm:

  • Nano Đồng ……………….≥ 15.000 mg/l
  • Phụ gia vừa đủ

Công dụng Nano Đồng

  • Giúp cây phát triển khoẻ mạnh, ngăn ngừa tình trạng xoăn đọt non do thiếu đồng
  • Tăng sức hấp thụ Đạm, Lân, Kali…
  • Kích thước NANO nhỏ li ti dễ dàng hấp thụ qua lá và xâm nhập vào các hệ sợi nấm,vi khuẩn và tiêu diệt chúng.
  • Hạn chế sự phát triển của rong rêu trên cây.

Cách sử dụng thuốc Nano Đồng

  • Pha 30 ml – 50 ml AT Nano Đồng  trong 18 – 20 lít nước (pha 500ml đối với 200 lít nước).
  • Sau đó, phun đều dung dịch đã pha lên lá, thân và vùng rễ của cây.
  • Sử dụng 10-15 ngày/lần.

Qua bài viết trên, bạn đọc đã viết được bệnh thối gốc ớt là bệnh gì và cách chữa cây ớt bị thối gốc. Để mua thuốc trị thối gốc ở ớt, vui lòng liên hệ Phân thuốc vi sinh qua hotline 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon