Phòng tri bệnh chổi rồng trên cây sắn hiệu quả và an toàn

Bệnh chổi rồng trên cây sắn: Nguyên nhân & Cách phòng trừ

Bệnh chổi rồng trên cây sắn được phát hiện vào năm 2005 tại các vùng trồng sắn phía nam Việt Nam ở giống KM94. Dịch bệnh lây lan gây ra nỗi lo lắng cho người dân về xác suất thu hoạch vụ sắn. Kết quả là bệnh gây chết cây, cho củ nhỏ, làm giảm năng suất và chất lượng vụ trồng sắn ở mức báo động.

Để hiểu sâu về mối nguy hại – căn bệnh chổi rồng trên ruộng sắn, mời bà con cùng AT theo dõi qua bài viết bên dưới.

Tìm hiểu về bệnh chổi rồng trên cây sắn là gì?

Bệnh chổi rồng trên cây sắn: Nguyên nhân & Cách phòng trừ
Nấm Phytoplasma là nguyên nhân chính gây ra bệnh chổi rồng trên cây sắn

Bệnh chổi rồng trên cây sắn trong tiếng Anh được gọi là Cassava withches broom disease.  Được ghi nhận lần đầu tiên ở miền Đông Thái Lan vào những năm 1990. Sau đó lan rộng đến các quốc gia có trồng sắn tại khu vực Đông Nam Á.

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam đưa tin, bệnh chổi rồng gây hại 80ha/18.000 ha trồng sắn tại Phú Yên, trong đó một số ruộng có tỷ lệ nhiễm bệnh từ 70 – 80%. Năng suất giảm, chất lượng kém và nếu không kịp thời chữa trị và ngăn chặn, khả năng cao bà con sẽ thất thu vụ trồng sắn này.

Bệnh chổi rồng hại sắn là một loại dịch hại quan trọng, mà con người là yếu tố tác động hàng đầu.

Nguyên nhân gây bệnh chổi rồng trên cây sẵn

Nguyên nhân chính gây ra bệnh chổi rồng cây sắn là nấm Phytoplasma. Chúng ưa thích nhiệt độ và độ ẩm cao, vì thế thời gian gây hại khá linh hoạt, từ tháng 1 – 3 và tháng 5 – 8.

Nấm bệnh lây lan qua hai con đường chính:

1️⃣ Sử dụng hom giống đã nhiễm bệnh trước đó để trồng vụ sắn tiếp theo.

2️⃣ Rầy là vector truyền bệnh từ ruộng sắn này sang ruộng sắn.

Trước đây bà con thường hay trao đổi hom giống với nhau với mục đích trồng trọt. Tuy nhiên điều này góp phần tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh chổi rồng trên cây sắn, cũng như bệnh xì mủ nứt thân cây sắn.

Một lưu ý là bệnh chổi rồng cây sắn xuất hiện từ giai đoạn cây con, và khởi phát nặng giai đoạn sắp thu hoạch. Đặc biệt là những nương sắn ít được quan tâm càng lá đối tượng tiềm năng để nấm Phytoplasma xâm nhiễm, gây hại.

Dấu hiệu của bệnh chổi rồng trên cây sắn

Bệnh chổi rồng trên cây sắn: Nguyên nhân & Cách phòng trừ
Chú ý chồi phụ mọc nhiêu mắt ngủ, cây sắn phát triển kém, thấp lùn, ra củ ít

Cây phát triển kém, thấp lùn, khác biệt rõ so với những cây sắn khỏe mạnh. Khoảng cách giữa các mắt ngắn trên cây bị thu lại. Trên cây sắn ở những mầm ngủ mọc rất nhiều chùm lá (chồi phụ) màu vàng tạo thành hình chổi rồng.

Khi bệnh chổi rồng ở cây sắn trở nặng, ngọn cây khô héo dần, chuyển đen và chết. Số lượng củ sắn thu hoạch rất ít, kích thước nhỏ, hàm lượng tinh bột cũng giảm. Bên trong củ xuất hiện các mảng nâu do nấm Phytoplasma gây ra.

Hậu quả do bệnh chổi rồng trên cây sắn gây ra

Tình trạng bệnh nhẹ thường ảnh hưởng khoảng 10 – 20% hàm lượng tinh bột trong củ sắn. Tuy nhiên đây là trường hợp nương sắn nhiễm bệnh muộn. Còn với những ruộng sắn đã mắc bệnh chổi rồng trước đó, nếu không sớm điều trị sẽ gây chết cây. Kèm theo năng suất và chất lượng củ sắn giảm gây tác động xấu đến đời sống kinh tế của bà con nông dân.

Một số cách phòng trừ bệnh chổi rồng ở cây sắn hiệu quả

Bệnh chổi rồng trên cây sắn: Nguyên nhân & Cách phòng trừ
Ưu tiên sử dụng giống sắn khỏe mạnh, được cải tiến chống chịu bệnh hại, giảm thiểu nguy cơ mầm bệnh chổi rồng

Trước khi thực hiện biện pháp phun phòng, AT khuyến khích bà con làm tốt công tác trồng và chăm sóc cho vườn sắn của mình. Bệnh hại là yếu tố bên ngoài rất khó kiểm soát, vì thế bắt buộc chúng ta phải có quy trình chăm sóc đúng cách, xây dựng nền tảng sức khỏe cho ruộng sắn trước các diễn biến thời tiết bất thường.

✅ Dọn sạch sẽ tàn dư vụ trồng sắn trước khi tiến hành gieo vụ mới

✅ Sử dụng giống sắn khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, tính chống chịu tốt. Không dùng giống ở vụ cũ để trồng sắn, bao gồm hom giống.

✅ Trước khi dùng hom giống để trồng sắn, bà con nên xử lý trước để đảm bảo quá trình trồng đạt hiệu quả cao.

✅ Bón phân đầy đủ, cân đối hàm lượng dinh dưỡng, lưu ý kiểm soát lượng nước tưới hạn chế bệnh chổi rồng trên cây sắn.

✅ Khi phát hiện dấu hiệu bệnh chổi rồng ở thân hay lá sắn non, cần loại bỏ ngay lập tức, tiêu hủy xa vườn để tránh mầm bệnh lây lan.

✅ Trong trường hợp vườn bị quá nặng bắt buộc phải xử lý toàn bộ, sau đó tiến hành trồng những loại cây không phải cây ký chủ (ví dụ: ngô, đậu) của nấm Phytoplasma từ 1 – 2 năm để giảm thiểu mật độ nấm bệnh.

Thuốc đặc trị bệnh chổi rồng trên cây sắn Trichoderma bào tử giống gốc

AT xin giới thiệu một sản phẩm trừ nấm bệnh thế hệ mới, chuyên dành cho nhóm nấm Phytophthora, xử lý dứt điểm căn bệnh chổi rồng trên cây sắn: Thuốc đặc trị bệnh chổi rồng ở cây sắn Trichoderma bào tử giống gốc.

*Sản phẩm do Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp sản xuất và phân phối toàn quốc.

Bệnh chổi rồng trên cây sắn: Nguyên nhân & Cách phòng trừ
Phun thuốc Trichoderma bào tử giống gốc theo HDSD nâng cao hiệu quả phòng trị bệnh chổi rồng trên cây sắn

Thành phần thuốc trị bệnh chổi rồng ở cây sắn Phy FusaCo

Trichoderma spp: 1 x 106 CFU/g; Chất hữu cơ: 15%; Độ ẩm: 30%; pHH2O: 5.

Kết hợp bổ sung hàng tỷ vi sinh có lợi: Chaetomium spp, Bacillus subtilis, Actinomycetes, Saccharomyces cerevisiae, v.v.

Công dụng thuốc trị bệnh chổi rồng ở cây sắn Phy FusaCo

✔️ Điều trị và ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm bệnh chổi rồng trên cây sắn.

✔️ Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cây trồng trước sự biến động của thời tiết.

✔️ Rút ngắn thời gian trị bệnh, tác động phổ rộng đến toàn ruộng sắn.

✔️ Phòng trừ một số bệnh hại liên quan như: Phytophthora, Fusarium, Collectorichum, Plasmodiophora brassicae, v.v chuyên gây bệnh xì mủ nứt thân, thán thư, sương mai, héo rũ, thối gốc, sưng rễ.

Cách sử dụng thuốc trị bệnh chổi rồng ở cây sắn Phy FusaCo

Phun thuốc trị bệnh chổi rồng trên cây sắn: 50g Trichoderma bào tử giống gốc + 18 – 20 lít nước, phun kỹ khu vực lá – cành – thân – rễ, mỗi lần phun cách nhau 5 – 7 ngày.

Phun thuốc phòng ngừa cây sắn bị chổi rồng: 25g – 50g  Trichoderma bào tử giống gốc + 18 – 20 lít nước, phun tương tự khi trị bệnh, mỗi vụ trồng phun định kỳ sau 10 – 15 ngày.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh chổi rồng trên cây sắn, về nguyên nhân, triệu chứng cũng như hưởng xử lý phù hợp. Mong rằng những chia sẻ của AT đã giúp bà con hiểu hon về căn bệnh chổi rồng trong vườn sắn nhà mình. Từ đó chủ động phun phòng kết hợp chăm sóc hiệu quả, nâng cao năng suất vườn trồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon