Bệnh cháy lá khoai môn nguyên nhân do đâu & Cách phòng trị

Bệnh cháy lá khoai môn nguyên nhân do đâu & Cách phòng trị

Bệnh cháy lá khoai môn phá hoại lá, gây suy giảm chất lượng của củ khoai môn khi thu hoạch. Nếu không xử lý sớm, bệnh có khả năng lây lan trong vườn, lây từ cây bệnh sang các cây khỏe. Để hiểu hơn về căn bệnh này trên cây khoai môn, mời bà con cùng tham khảo bài viết dưới đây cùng AT!

Tìm hiểu về bệnh cháy lá khoai môn

Bệnh cháy lá khoai môn nguyên nhân do đâu & Cách phòng trị
Cây khoai môn bị cháy lá làm cho cây mất đi khả năng quang hợp, cây kém phát triển

Cây khoai môn là loại rau màu mang lại giá trị kinh tế khá cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, các loại bệnh hại thường xuyên tấn công loài cây rau màu này, gây những thiệt hại không nhỏ cho năng suất của bà con. Một trong những loại bệnh hại tấn công khoai môn là bệnh cháy lá.

Bệnh cháy lá trên cây khoai môn do một loài nấm bệnh gây ra. Bệnh phát triển nhanh trong môi trường ẩm ướt và mát mẻ. Mùa mưa và độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho bệnh phát triển.

Tác nhân gây ra bệnh cháy lá khoai môn

Bệnh cháy lá khoai môn nguyên nhân do đâu & Cách phòng trị
Nấm Phytophthora colocasiae là tác nhân chính gây ra bệnh cháy lá ở khoai môn

Bệnh cháy lá khoai môn do nấm Phytophthora colocasiae gây ra. Đây là loại nấm thường gây hại cho khoai môn và cà chua. Nấm lan truyền nhanh chóng trong điều kiện ẩm ướt và mưa, gây ra các vết nâu trên lá và cuối cùng làm cho lá cháy.

Nhận biét bệnh cháy lá khoai môn qua dấu hiệu nào?

Bệnh cháy lá khoai môn nguyên nhân do đâu & Cách phòng trị
Trên bề mặt của lá khoái môn xuất hiện những đốm nhỏ hình tròn sũng nước, màu nâu

Bệnh gây hại trên lá, nhưng ngoài ra cũng ảnh hưởng đến thân ống và cuống lá. Giai đoạn đầu, mặt trên của lá xuất hiện các đốm nhỏ sũng nước, màu nâu, hình tròn. Vết bệnh có thể xuất hiện ở bìa lá hoặc giữa phiến lá. Vết bệnh sẽ lan rộng, chuyển thành màu tím hoặc đen.

Một đặc điểm nữa của bệnh biểu hiện trên lá là dịch vàng và đỏ rỉ từ trung tâm đốm bệnh. Dịch dần chuyển thành màu nâu, sau đó trở nên khô cứng. Khi vết bệnh lan rộng, phần bị bệnh sẽ bị thối và mục nát, dẫn đến thủng lá. Lá thối, nhưng chưa rụng khỏi cuống.

Điều kiện bệnh cháy lá khoai môn phát triển

Bệnh cháy lá gây hại quanh năm trên cây khoai môn, tuy nhiên vào mùa mưa, khi môi trường có độ ẩm cao, bệnh phát triển mạnh nhất.

Nấm Phytophthora colocasiae – tác nhân chính gây ra bệnh cháy lá trên cây khoai môn, có khả năng tồn tại lâu trong đất. Bệnh sẽ càng lây lan nhanh hơn trong mùa mưa, bởi bào tử nấm sẽ phát triển nhanh khi có mưa kết hợp cùng gió.

Dù lá khoai môn có sáp trên bề mặt, nhưng chỉ cần nước tích tụ trên hai mặt lá cũng khiến bào tử nấm nảy mầm và xâm nhập vào cây.

Bệnh cháy lá lây lan nhanh và rất dễ dàng giữa nhiều tầng lá trên một cây, hoặc từ cây này sang cây khác.

Tác hại của bệnh cháy lá khoai môn gây ra cho nhà vườn

Cây khoai môn bị cháy lá gây ra nhiều tác hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nông sản và năng suất. Dưới đây là một số tác hại chính của bệnh cháy lá:

Bệnh gây cháy phần lớn lá trên cây, mỗi cây chỉ còn khoảng 3-4 lá khi bị bệnh xâm nhập. Khi lá bị cháy và hủy hoại, cây không thể thực hiện quá trình fotosynthesis một cách hiệu quả, dẫn đến sự suy yếu của cây và giảm năng suất thu hoạch.

Bệnh giảm diện tích của lá, từ đó giảm hiệu suất quang hợp của cây.

Nếu không được kiểm soát, bệnh cháy lá có thể lan rộng nhanh chóng trong vườn, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ vườn.

Bệnh cháy lá khiến thu nhập của người nông dân trồng khoai môn bị ảnh hưởng.

Biện pháp canh tác phòng bệnh cháy lá khoai môn

Bệnh cháy lá khoai môn nguyên nhân do đâu & Cách phòng trị
Một số kỹ thuật giúp ngăn ngừa và bao vẹ cây khoai môn tránh khỏi bệnh cháy lá hiệu quả

Để phòng trị bệnh cháy lá trên cây khoai môn, có một số biện pháp canh tác và quản lý phòng bệnh mà bà con có thể thực hiện:

✅ Vệ sinh kĩ vườn trồng. Gom những lá bệnh, tàn dư cây bệnh mang đi tiêu hủy để những cây khỏe không bị nhiễm bệnh.

✅ Nên chọn giống khoai môn tốt, củ có màu sáng, không khô ở đít. Lớp vỏ ngoài nhiều lông, củ không bị tróc vỏ.

✅ Nếu phát hiện triệu chứng của bệnh cháy lá, hãy xử lý nó ngay lập tức.

✅ Tránh tưới nước vào buổi tối hoặc ban đêm, vì cây khoai môn ẩm ướt vào buổi tối có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

✅ Việc phòng bệnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với bệnh cháy lá trên cây khoai môn. Vì vậy, hãy duy trì sự quan sát và chăm sóc thường xuyên cho vườn khoai môn để giảm nguy cơ bị bệnh cháy lá.

Biện pháp sinh học trị bệnh cháy lá khoai môn

Sử dụng thuốc sinh học là một trong những phương pháp hiệu quả để kiểm soát tình trạng cây khoai môn bị cháy lá tận gốc mà an toàn tuyệt đối cho cây trồng và đất canh tác.

Thuốc đặc trị bệnh cháy lá trên cây khoai môn Anti Phytop là sản phẩm sinh học có nguồn gốc từ các chủng vi sinh tổng số, được sản xuất trên công nghệ kết hợp những chủng nấm đối kháng cùng Enzyme ngoại bào.

Vì vậy, thuốc sinh học an toàn với môi trường sinh thái, có hiệu quả tốt và bền vững trên cây trồng, được nhiều bà con tin dùng với cây trồng vườn nhà.

Thuốc đặc trị bệnh cháy lá khoai môn Anti Phytop

Bệnh cháy lá khoai môn nguyên nhân do đâu & Cách phòng trị
Anti Phytop giúp phòng ngừa và xử lý tận gốc mầm bệnh cháy lá trên cây khoai môn do nấm Phytophthora colocasiae gây ra

Công Ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công sản phẩm sinh học Anti Phytop chuyên đặc trị bệnh cháy lá ở khoai môn. Để hiểu hơn về công dụng của sản phẩm, cũng như thành phần, cách sử dụng, mời bà con cùng tham khảo thông tin sau.

Thành phần của thuốc đặc trị bệnh cháy lá ở khoai môn Anti Phytop

  • Chaetomium cupreum: 1×10^8 CFU/ml
  • Trichoderma spp là 1×10^8 CFU/ml
  • pHH20: 6
  • Tỷ trọng: 1,12

Công dụng của thuốc đặc trị bệnh cháy lá ở khoai môn Anti Phytop

✅ Có khả năng đặc trị và tiêu diệt nấm Phytopthora, Fusarium gây nên các bệnh hại nghiêm trọng trên cây trồng.

✅ Tăng sức đề kháng cho cây chống chịu các loại bệnh như thối rễ, cháy lá, xì mủ, thối nhũn, sương mai, chết dây.

✅ Bảo vệ và phục hồi bộ rễ khỏi nấm bệnh gây hại.

✅ Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản cây trồng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị bệnh cháy  lá ở khoai môn Anti Phytop

Khi sử dụng các sản phẩm thuốc trừ bệnh sinh học, bà con nên sử dụng đúng hướng dẫn sử dụng từ đơn vị sản xuất để sản phẩm có công dụng tốt nhất.

✅ Đối với phun phòng bệnh cháy lá trên khoai môn: pha 250ml/800-1000 lít nước. Mỗi lần phun cách nhau 15-30 ngày/lần.

✅ Đối với phun trị bệnh cháy lá trên khoai môn: pha 250ml/400-600 lít nước, phun vùng gốc cây và phun vào thân – lá – cành. Mỗi lần phun cách nhau 5-7 ngày.

Lợi ích khi mua thuốc đặc trị bệnh cháy lá khoai môn tại AT

Hiện nay thuốc đặc trị bệnh cháy lá khoai môn Anti Phytop được phát triển và sản xuất tại Công Ty TNHH Công nghệ Sạch Nông Nghiệp. Chúng tôi là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm sinh học với công dụng vượt trội, tính năng tuyệt vời, trị dứt điểm bệnh hại trên cây trồng.

Chúng tôi sở hữu hệ thống nhà máy sản xuất sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, cho ra đời những dòng sản phẩm cao, ưu việt, có tính năng trị bệnh vượt trội.

Ngoài ra, AT còn sở hữu đội ngũ kỹ sư tài giỏi, sẵn sàng tư vấn về cây trồng và kỹ thuật cho bà con nông dân.

Công Ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp phục vụ bà con nông dân trên khắp mọi miền đất nước, nhanh chóng giao hàng đến bà con chỉ 2-3 ngày.

Bên cạnh đó, bà con có thể tìm hiểu thông tin về công ty và sản phẩm thông qua hệ thống Website, Fanpage, sàn Shopee.

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về cách phòng trị bệnh cháy lá khoai môn. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bà con các thông tin hữu ích. Mọi thông tin liên hệ, vui lòng gọi số Hotline  096 789 1046 – 09622 41 635 – 0972 563 448 để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ 24/24!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon