Phương pháp xử lý bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi

Vàng lá gân xanh trên cây có múi

Vàng lá gân xanh trên cây có múi phát sinh và xuất hiện trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau. Khi cây bị nhiễm bệnh không thể phát triển, còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng tới năng suất. Vậy làm sao để xử lý bệnh này, nguyên nhân gây bệnh do đâu,…? Bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng Phân thuốc vi sinh AT đi tìm câu trả lời phù hợp nhé.

Điều kiện phát sinh

Vàng lá gân xanh trên cây có múi rất dễ lây lan và xuất hiện tại các nhà vườn trồng cây có múi. Biểu hiện rõ nhất là tại những vườn cây không được chăm sóc tốt, đất dễ ngập úng.

Bệnh lây lan do rầy chổng cánh xuất hiện. Chúng truyền vi khuẩn từ cây bị bệnh sang cây chưa bị bệnh. Thông qua các mắt ghép không được xử lý đúng tiêu chuẩn, chúng lại càng lây lan và phát triển mạnh mẽ.

Điều kiện phát sinh vàng lá gân xanh trên cây có múi
Điều kiện phát sinh vàng lá gân xanh trên cây có múi  

Nguyên nhân

Bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi xuất hiện là do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra.

Bằng mắt thường rất khó quan sát chúng. Rõ nhất chỉ có thể nhìn dưới kính hiển vi điện tử. Khi phân tích người ta thấy rằng loài vi khuẩn có lông cứng, vách tế bào có 2 lớp, dày 20 – 25 nm, kích thước 350 – 550 nm x 600 – 1500 nm. Hình dạng của vi khuẩn thường là hình gậy, thuôn dài.

Vật trung gian truyền bệnh rộng rãi khắp các nhà vườn là rầy: Chúng chích hút cây bệnh, vi khuẩn sẽ được giữ lại ở tuyến nước bọt, khi rầy chích hút cây khỏe sẽ truyền vi khuẩn sang cây đang bị suy yếu.

Vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi nằm trong mô tự do của cây mẹ bị nhiễm bệnh nên khi nhân giống bằng các phương pháp chiết, ghép vô tính, ghép gốc, chiết cành thì cây con sẽ bị bệnh. Mầm bệnh trong cành ghép hoặc cành giâm sẽ biểu hiện triệu chứng sau 8-15 tháng kể từ khi trồng.

Triệu chứng

Bộ rễ: Cây có múi bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh làm thối rễ, phần lớn rễ tơ bị rụng chỉ còn lại rễ chính, thậm chí rễ chính cũng bị thối.

Trên lá: Bằng mắt thường chúng ta có thể nhận thấy các phiến lá hẹp lại, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn xanh. Kích thước của nó nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ.

Trên quả: Cây bị bệnh thông thường kích thước quả khá nhỏ, có quả bị biến dạng, khi cắt dọc quả, tâm quả lệch hẳn về một bên, quả có quầng đỏ từ dưới lên trên. Khi bóc hạt bên trong quả bị bệnh thường bị thối và có màu nâu.

Ngoài ra, vàng lá gân xanh trên cây có múi còn xuất hiện trên từng cành, từng cây trong vườn, có khi cả vườn.

Triệu chứng bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi
Triệu chứng bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi

Biện pháp phòng ngừa

Phòng, trừ bệnh vàng lá gân xanh trên cây ăn có múi (bưởi, cam, chanh, quýt…), nông dân cần sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp đồng bộ mới đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp nhà vườn có thể tham khảo.

Quá trình chọn cây giống

Những cây có múi được chọn lọc trồng trong vườn phải đảm bảo sạch bệnh. Nếu được sản xuất bằng phương pháp vi ghép, được nhân giống trong nhà lưới hai cửa và được chứng nhận thì càng thuận lợi hơn. Sau khi chọn được giống cây sạch bệnh bà con nên thực hiện nhiều biện pháp khác để hạn chế bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi.

Không trồng cây sạch bệnh ở nơi không được cách ly;

Không sử dụng cây giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ;

Phương thức canh tác

Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm tác hại của bệnh.

Tỉa bỏ những cành đang có dấu hiệu vàng lá gân xanh trên cây có múi. Phun thuốc trừ sâu trước khi nhổ bỏ cây bệnh có triệu chứng và cây nhiễm bệnh bằng cách kiểm tra và tiêu hủy để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan sang cây khỏe.

Để gốc ghép khỏe, chồi non ra nhiều, nên tỉa bớt chồi non, chỉ để lại 2-3 chồi.

Sát trùng dụng cụ cắt tỉa trước khi chuyển từ cây này sang cây khác để tránh lây nhiễm bệnh.

Tỉa cành, bón thúc để khống chế mật độ ra chồi non tập trung từ 3 đến 4 lần/năm. Khi đó, bà con có thể quản lý sự xuất hiện của rầy trên vườn.

Trồng cây chắn gió xung quanh vườn, giảm bớt sự xâm nhập của rầy từ nơi khác xâm nhập trở lại.

Trồng xen canh: Nên trồng ổi xen kẽ với cam, trồng ổi trước cam trong thời gian khoảng 6 tháng để xua đuổi rầy ngay khi cam mới trồng.

Không nên trồng các loại cây ăn quả có múi hấp dẫn như các dòng: Nguyệt quế, quýt đường, độc cần. Đặc biệt là vườn ươm sản xuất cây con.

Bón phân cân đối để tăng sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh của cây trồng.

Phương thức canh tác
Phương thức canh tác

Biện pháp sinh học

Phát triển thiên địch của rầy và bảo vệ để vườn cây hạn chế bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi. Bao gồm ong bắp cày ký sinh (Tamarixia radiata và Diaphorencyrtus aligarhensis), kiến ​​vàng, bọ rùa.

Trường hợp mật độ thiên địch trong vườn cao thì mật độ rầy sẽ giảm xuống.

Sử dụng luân phiên các loại thuốc bảo vệ sinh học, phun với liều lượng hợp lý để bảo vệ thiên địch. Nếu có điều kiện nên nhân giống và thả thiên địch trong vườn.

Trồng cây “bẫy”: Rầy có cánh có ký chủ ưa thích là cây nguyệt quế (Murraya paniculata) nên có thể trồng loại cây này ở các góc vườn để bẫy cây dụ rầy và dùng phun xịt vào cây bị rầy.

Sử dụng sản phẩm Nano Chitosan để phòng trừ rầy rệp, vi khuẩn gây vàng lá gân xanh. Còn với cây nặng thì không thể cứu chữa, phải tiến hành nhổ bỏ để tránh lây lan sang vườn khác.

Nano Chitosan - Phòng bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi
Nano Chitosan – Phòng bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi

Như vậy, vàng lá gân xanh trên cây có múi gây nhiều tác động nặng nề tới cây trồng. Bà con hãy tìm hiểu để biết cách phòng tránh kịp thời, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, năng suất cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon