Chăm sóc thanh long sau thu hoạch hồi phục, chuẩn bị vụ mới

Chăm sóc thanh long sau thu hoạch là câu hỏi mà bà con nông dân thường xuyên tìm kiếm câu trả lời mỗi khi kết thúc một mùa vụ. AT sẽ giúp bà con giải đáp câu hỏi đấy qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về cách chăm sóc thanh long sau thu hoạch

Kỹ thuật chăm sóc thanh long sau thu hoạch
Nếu được chăm sóc đúng cách, đúng kỹ thuật thì cây có thể cho thu hoạch 3 vụ/năm

Sau mỗi mùa vụ cây thanh long thường rất yếu, do trong mùa vụ trước cây đã dồn toàn bộ dinh dưỡng để nuôi quả và bị sâu, côn trùng, vi khuẩn, nấm tấn công.

Chính vì thế chăm sóc cây thanh long sau khi thu hoạch là việc cấp bách và rất cần thiết. Giúp vườn thanh long mau chóng hồi phục, chuẩn bị cho vụ mới ra trái chuẩn, trĩu cành.

Nhu cầu chăm sóc thanh long sau thu hoạch

Thanh long là loại cây trồng thuộc họ xương rồng, những nơi có khí hậu nắng nóng, nhiều ánh sáng thì cây sẽ phát triển mạnh mẽ. Ở những tỉnh thành như: Long An, Bình Thuận, Tiền Giang thì cây thanh long là một trong những cây trồng chính.

Nếu được chăm sóc đúng cách, đúng kỹ thuật thì cây có thể cho thu hoạch 3 vụ/năm. Tuy nhiên để giúp cây tránh bị hư hại sau mỗi lần thu hoạch thì bà con cần nên biết cách chăm sóc cây thanh long sau thu hoạch đúng cách.

Giá trị dinh dưỡng có trong trái thanh long

Trong trái thanh long có rất nhiều giá trị dinh dưỡng như:

Vitamin C: Trong 100g thanh long sẽ có khoảng 34,7 mg vitamin C (Tương đương 58% nhu cầu cho những người trưởng thành).

Vitamin B: Bao gồm vitamin B3, B2, B1.

Canxi: Trong 100g sẽ có khoảng 10,6 mg canxi, giúp cho răng và xương chắc khỏe.

Sắt: Trong 100g sẽ có khoảng 0,5mg sắt, giúp cải thiện tuần hoàn trong máu và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Chất xơ: Giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh tiểu đường và tăng cường chức năng tiêu hóa.

Các chất chống oxy hóa: Trong quả thanh long có chứa các chất chống oxy hóa như: Carotenoid, polyphenol, anthocyanin và vitamin C. Những chất này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và giảm nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch.

Chăm sóc thanh long sau thu hoạch bằng cách vệ sinh vườn

Kỹ thuật chăm sóc thanh long sau thu hoạch
Chú ý vệ sinh vườn để giúp cây tránh được các bệnh tật
  • Sau mỗi lần kết thúc mùa vụ thì bà con cần nên lưu ý vệ sinh vườn sạch sẽ để chuẩn bị một mùa vụ mới.
  • Dọn sạch cỏ xung quanh trụ thanh long và phát dọn cỏ ở phía ngoài.
  • Cắt tỉa, loại bỏ những cành già cỗi và thu gom những trái, bộ phận bị hư hại
  • tập trung lại một chỗ và đem đi thiêu hủy hoặc cắt nhỏ đem đi ủ phân. Lưu ý: Khi vào mùa mưa nên cắt các nhánh non mới mọc để tránh lây lan bệnh.
  • Làm rãnh thoát nước cho cây và tránh tình trạng cây bị ngập nước cục bộ.

Chăm sóc thanh long sau thu hoạch bằng kỹ thuật tỉa cành, tạo cành

Kỹ thuật tỉa cành, tạo cành là một trong những kỹ thuật chăm sóc vườn thanh long sau thu hoạch hiệu quả: Việc này giúp cây đảm bảo khỏe mạnh và chuẩn bị cho một mùa thu hoạch mới. Tỉa cành không chỉ giúp cây tạo độ thông thoáng cho cành và cho cả cây mà còn giúp hạn chế các mầm mống gây bệnh đến cho cây.

Việc cắt tỉa giúp cho cây tập trung dinh dưỡng để nuôi cây, giúp cây nhanh chóng hồi phục sau khi thu hoạch. Cắt tỉa cành được thực hiện theo các kỹ thuật sau:

Kỹ thuật tỉa đầu giúp chăm sóc thanh long sau khi thu hoạch

Cắt toàn bộ những cành già, cành bị nhiễm sâu bệnh, cành yếu và cành khuất tán cùng một lúc. Sử dụng dao, liềm, kéo cắt cành để cắt, lưu ý nên vệ sinh sạch sẽ trước các dụng cụ để đảm bảo vệ sinh cho cây.

Cắt 3 phần 4 chiều dài của những cành già ở phía dưới, những cành non mới mọc ra từ gốc thì nên để lại, chỉ nên để lại 1 đến 2 gốc chồi khỏe. Để lại 50 cành trên đầu trụ mỗi cây thanh long.

Kỹ thuật tỉa lựa giúp chăm sóc thanh long sau khi thu hoạch

Bà con cần phải lựa được cành cắt tốn tỉa sau đó dùng các dụng cụ cắt tỉa chúng. Kỹ thuật này giúp cho cây được thông thoáng hơn và qua nhiều năm sẽ không bị độn lên cao, giúp cho cây luôn được trẻ hóa.

Sau khi tỉa cành cho cây thanh long, bà con nên sắp xếp các cành đều về hướng mặt trời để giúp cây đón ánh nắng tốt hơn, giúp tập trung về một phía và tránh mọc lệch.

Chăm sóc thanh long sau thu hoạch bằng kỹ thuật bón phân

Kỹ thuật bón phân thường được thực hiện sau khi cắt tỉa cành, điều này giúp cây mau chóng hồi phục sức khỏe trong thời gian bưởi nuôi quả, nuôi hoa. Bà con nên sử dụng phân gà ủ hoai mục để bón phân cho cây.

Kỹ thuật bón phân cho thanh long cần phải chú ý đến liều lượng và cách bón đúng.

Kỹ thuật chăm sóc thanh long sau thu hoạch
Kỹ thuật bón phân cho thanh long cần phải chú ý đến liều lượng và cách bón đúng

rung bình với 20-30kg phân gà ủ hoai mục sẽ bón được cho một cây thanh long. Hàng tháng, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và sự phát triển của cây mà có thêm tăng thêm liều lượng phân bón NPK. Trung bình 150g NPK sẽ bón được cho một cây.

Chăm sóc thanh long sau thu hoạch bằng kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh

Nếu vườn cây thanh long được bón phân đầy đủ, được tạo độ thông thoáng, canh tác hợp lý thì cây thanh long sẽ ít bị sâu bệnh gây hại.

Vào những ngày lạnh trong mùa đông, sương muối sẽ làm ảnh hưởng tới đến cành non mới mọc. Lúc này, bà con nên sử dụng nước sạch để lau sạch những vết sương muối bám trên cành.

Vào mùa đông, khi cây đâm chồi mới thì giai đoạn này là thời điểm sâu khoang xuất hiện nhiều nhất để ăn cành non. Sử dụng biện pháp rắc vôi bột là một trong những cách để phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả nhất.

Sử dụng vôi bột để khử trùng toàn bộ vườn và rắc lên các trụ thanh long để phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả.

Công Ty TNHH Sản Phẩm Sạch Nông Nghiệp AT hi vọng  đã giúp bà con giải đáp được câu hỏi cách Chăm sóc thanh long sau thu hoạch. Bà con nông dân có thể gọi tới số điện thoại 0972 563 448 để được các kỹ tư vấn thêm những thắc mắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon