Hướng dẫn cách chiết cành nho, nhân giống cây hiệu quả

Kỹ thuật chiết cành nho và những lưu ý sau chiết

Chiết cành nho phương pháp chiết đem lại hiệu quả kinh tế cao và đạt sản lượng tốt, chùm nho sai quả hơn, tròn đều, căng mọng. Cách làm này không chỉ giúp về năng suất mà còn giúp cây sinh trưởng tốt hơn, dễ dàng chăm sóc cây trồng hơn. Hãy cùng AT tìm hiểu về cách chiết cành nho và chăm sóc sau chiết dưới bài viết sau đây.

Tìm hiểu về cách chiết cành nho

Kỹ thuật chiết cành nho và những lưu ý sau chiết
Sử dụng kỹ thuật chiết cành cho cây nho giúp cây phát triển mạnh mẽ

Chiết cành nho là cách tạo ra một cây con mới trên cành sử dụng phương pháp nhân giống vô tính. Ưu điểm của cách chiết này là giữ nguyên đặc tính của cây mẹ, có khả năng lớn nhanh và cho ra trái sớm hơn khi trồng bằng các phương pháp khác.

Đặc điểm hình dáng của cây nho chiết

Cây nho thuộc họ nhà thân gỗ leo, bộ phận tua cuốn giúp bám chặt vào giàn leo. Dưới mặt lá cây có lớp lớp lông mềm,hình trái tim là hình dạng của lá nho, phần mép có răng rưa. Hoa mọc thành từng chùm có màu xanh nhạt, hoa của nho sẽ thành quả, quả có nhiều màu sắc, được dùng để làm các loại mứt, rượu,….

Giá trị kinh tế từ phương pháp chiết cành nho nhân giống cây

Những sản phẩm được làm từ nho như rượu vang, nho khô, nước uống, dầu hạt nho và nhiều sản phẩm khác đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều người trồng nho.

Nho tươi được bán ra thị trường với giá rất cao và tùy vào loại nho sẽ có giá khác nhau. Ở Việt Nam, nho được trồng chủ yếu ở Ninh Thuận, mỗi năm đạt từ 15 đến 20 tấn nho.

Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách chiết cành nho?

Kỹ thuật chiết cành nho và những lưu ý sau chiết
Chuẩn bị kỹ càng để đi vào bước chiết cành

Để đi vào các bước chiết cành, người trồng cần phải chuẩn bị thật kỹ một số bước cơ bản như sau:

Chuẩn bị dụng cụ chiết cành cây nho

Các dụng cụ nên chuẩn bị để phục vụ cho việc chiết cành nho:

  • Kéo cắt cành
  • Dao chuyên cắt cành, cây
  • Dùng cồn để làm sạch tránh bị viêm nhiễm, lây vi khuẩn cho cây.
  • Găng tay bảo vệ tay

Tìm hiểu về kỹ thuật chiết cành cây nho

Người trồng nho cần chuẩn bị kiến thức vững vàng như một số cách chiết như thế nào, các bước chiết, chăm sóc sau chiết,…Nếu như người trồng chưa có kiến thức chuyên môn thì sẽ rất khó chiết thành công.

Thời gian chiết cành cây nho

Thời gian phù hợp nhất để chiết cành là vào các tháng 3, 4 hoặc tháng 9. Nên thực hiện vào thời gian cây nho đang ngủ đông hoặc tránh thời gian cây đang phát triển mạnh.

Chọn cây nho khỏe mạnh để chiết

Cần chọn những cây và cành nho có sức đề kháng tốt, loại bỏ những cành bị bệnh để tránh lây những loại bệnh, nấm ký sinh,…

Hướng dẫn chiết cành nho đơn giản qua từng bước

Kỹ thuật chiết cành nho và những lưu ý sau chiết
Chi tiết các bước tiến hành chiết cành

Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị thì sau đây là các bước tiến hành kỹ thuật chiết cành nho chi tiết:

Bước 1: Sử dụng dao đã chuẩn bị khoanh tròn cành ở hai đầu, chú ý khoảng cách lý tưởng là 3-5 cm và cách gốc cành từ 10-15cm. Tiếp tục bóc vỏ phần đã khoanh nãy, cạo thật sạch đến phần thịt (gỗ) bên trong.

Bước 2: Đi tới bước bó bầu đất. Để cho cành phát triển rễ nhanh cần trộn phân, rơm mục đã băm nhỏ, mùn cưa và cát sống với đất. Tổng khối lượng cho một bầu đất là 150-200g.

Bước 3: Khi tiến hành chiết cành, bà con cần bó hỗn hợp bầu đất vừa rồi vào cành đã khoanh vỏ, sau đó bọc túi nilon để giữ cố định và treo dây cột cành cần chiết lên giàn. Nếu muốn nhanh ra rễ hơn, khoanh một khúc vỏ dưới chỗ bầu đất.

Cành chiết sẽ ra rễ sau khoảng 4 tuần. Lúc này, bà con có thể cắt cành chiết đem đi trồng. Khi hạ bầu đất xuống bà con cần cắt chừa khoảng 10-15 cm.

Chuẩn bị hố sâu khoảng 20 – 25 cm, đặt cành chiết vừa cắt vào hố đó và lấp đều đất lên  và cấp nước ngay khi đã lấp xong.

Những lưu ý khi thực hiện cách chiết cành nho

Kỹ thuật chiết cành nho và những lưu ý sau chiết
Những điểm quan trong sau chiết cành mà bà con cần để tâm đến

Cần chăm sóc và quan tâm tới những lưu ý quan trọng sau khi chiết:

Do cành chiết đã phải cắt bỏ một phần khiến nó rất dễ gãy. Chính vì vậy cần cố định cành bằng các cọc tre, tránh gió đập mạnh và va chạm không đáng có.

Cây sau khi chiết, trong 10 ngày đầu cần để ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

Cần tưới nước ít đi, đủ để giữ ẩm cho cây. Vì tưới quá nhiều dễ làm úng cành, đen cành chiết. Nên tưới cách 10-15 tưới 1 lần

Khi cành đã ra rễ, cần bóc phần nilon đã bọc để cho thoáng, không gây ra hiện tượng thối rễ gây chết cành.

Cho cành chiết ra đón nắng từ từ để tránh tình trạng sốc nhiệt. Cây có thể bị héo, rũ xuống và gây chết cành đã chiết nếu để ở ngoài nắng quá lâu.

Để cây sinh trưởng tốt cần bổ sung thêm phân bón để kích thích phát triển vượt trội.

✅ Không thể thiếu vệ sinh giàn nho, nên dọn dẹp thường xuyên, mỗi vụ mùa nên xới đất và cắt một phần rễ cũ để tái tạo rễ mới, và bón phân cho cây nho mau phát triển.

Phía trên là những thông tin về cách chiết cành nho mà AT đã chia sẻ cho bà con. Hy vọng, bài viết đã giúp bà con chiết thành công cây nho. Để xem những bài viết mới nhất tại AT, hãy thường xuyên truy cập website: phanthuocvisinh.com hoặc gọi về Hotline: 096 789 1046 để được đội kỹ sư tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon