Bệnh cháy lá hoa hồng gây cho người trồng sự hoang mang do khó xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế và thương phẩm của cây hoa. Nhằm khắc phục tình trạng này, mời bà con cùng AT theo dõi để có hướng điều trị dứt điểm bệnh cháy lá trên cây hoa hồng.
Contents
- 1 Tìm hiểu về bệnh cháy lá hoa hồng là gì?
- 2 Nguyên nhân gây ra bệnh cháy lá hoa hồng
- 3 Nhận biết bệnh cháy lá hoa hồng qua dấu hiệu nào?
- 4 Hậu quả do bệnh cháy lá hoa hồng gây ra
- 5 Một số biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá hoa hồng hiệu quả
- 6 Thuốc đặc trị bệnh cháy lá hoa hồng – AT.02 hiệu quả, an toàn
- 7 Địa chỉ mua thuốc đặc trị bệnh cháy lá hoa hồng uy tín, giá tốt
Tìm hiểu về bệnh cháy lá hoa hồng là gì?
Bệnh cháy lá hoa hồng là căn bệnh dễ bị nhầm lẫn do có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Nhìn chung có thể chia ra làm 2 yếu tố chính: yếu tố con người và yếu tố sâu bệnh hại.
Đa phần các biểu hiện của bệnh đều tương tự nhau, muốn xác định lý do gây nên tình trạng hoa hồng bị cháy lá, bà con nên rà soát lại một lượt từ công tác trồng đến quá trình chăm sóc để tìm ra nguyên do chính. Từ đó mới có biện pháp xử lý và ngăn ngừa cháy lá cây hoa hồng phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
Nguyên nhân gây ra bệnh cháy lá hoa hồng
Việc hiểu rõ nguyên nhân gây cháy lá trên hoa hồng là cần thiết đối với người trồng diện tích hướng. Xác định sai nguồn bệnh thì phương pháp xử lý không mang lại hiệu quả cao, khiến tình trạng cháy lá nặng hơn, dễ tăng thêm bệnh cho vườn hoa hồng.
Từ 2 yếu tố con người và sâu bệnh, AT sẽ chia thành 6 nguyên nhân cơ bản giúp bà con rõ hơn về bệnh cháy lá ở hoa hồng.
Cây hoa hồng bị cháy lá do sốc phân
Sốc phân xảy ra trong 2 trường hợp: chuyển chậu và bón sai cách. Khi chuyển cây hoa hồng sang chậu mới không tránh khỏi việc làm đứt rễ. Lúc này bà con cần sử dụng thuốc kích rễ giúp cây hoa nhanh mọc rễ mới, sau đó mới tiến hành bón phân.
Thứ hai là do bón một cách vô tội vạ. Mỗi loại cây trồng đều có thời gian bón phân cố định, việc bón phân tùy hứng sẽ gây nên tình trạng dư đạm trong đất, khiến hoa hồng nhanh héo và cháy lá trên cây.
Một trường hợp khác là do phun thuốc hóa học sai cách. Một số người trồng phun thuốc trực tiếp lên mặt lá khiến lá cây bị bỏng, gây ra hiện tượng hoa hồng bị cháy lá.
Cây hoa hồng bị cháy lá do nhiệt độ môi trường cao
Hoa hồng là cây ưa ánh sáng tốt, không phải là loại cây chịu nhiệt giỏi như thanh long hay một số cây trồng khác. Nếu để ở ngoài môi trường nắng nóng thời gian dài, khả năng cao sẽ gây ra tình trạng hoa hồng bị cháy lá do nóng rễ.
Nhận biết bệnh cháy lá hoa hồng qua dấu hiệu nào?
- Các mảng cháy xuất hiện xung quanh rìa mép lá.
- Phần cháy có màu vàng nâu, đậm dần từ trong ra ngoài.
- Theo thời gian sẽ khiến bệnh cháy lá cây hoa hồng nặng hơn, lá rụng xuống làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
- Phần rìa của các lớp hoa bị khô héo, màu sắc của hoa giảm dần.
Hậu quả do bệnh cháy lá hoa hồng gây ra
Khi phát hiện bệnh cháy lá ở hoa hồng, bà con cần rà soát lại đâu là nguyên nhân chính để có phương án xử lý phù hợp. Trường hợp bệnh nặng hơn sẽ gây thiệt hại nặng đến các khu vực khác như: rụng lá, héo chồi, héo cành, v.v.
Ảnh hưởng lớn đến năng suất ra bông của cây, hao phí công sức chăm sóc và chi phí chữa trị.
Đối với bệnh cháy lá hoa hồng, bà con không nên lặt lá hay cành bị bệnh. Điều này sẽ tạo thành một không gian trống, cho phép nắng nóng xuyên trực tiếp qua lớp đất đến bộ rễ, khiến rễ khô héo do mất nước.
Một số biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá hoa hồng hiệu quả
Hoa hồng không chỉ để trồng kiểng, cây hoa còn là nguyên liệu trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, trà, các loại thảo dược trị liệu hay thậm chí là thực phẩm.
Vì thế chúng ta cần có phương hướng ngăn chặn và xử lý tình trạng hoa hồng bị cháy lá phù hợp. Giúp cây đạt năng suất ổn định, mang lại giá trị thương phẩm cao.
Kỹ thuật canh tác phòng ngừa bệnh cháy lá ở cây hoa hồng
✅ Chuyển vị trí các chậu hoa hồng sang khu vực thoáng mát. Có thể treo lưới giảm nhiệt bên trên để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng.
✅ Thay giá thể trồng định kỳ, đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho đất và cây hoa hồng.
✅ Tập trung tưới nước vào gốc cây, nên tưới vào buổi sáng với lượng nước vừa đủ.
✅ Phun phòng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học định kỳ cho cây hoa hồng.
Dùng thuốc hóa học ngăn chặn bệnh cháy lá ở hoa hồng
Như AT đã chia sẻ, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cháy lá cây hoa hồng là do phun thuốc hóa học quá liều lên mặt lá. Mặc dù đã pha loãng nhưng bản chất thuốc có tính độc, bà con nên hạn chế lạm dụng thuốc, tốt hơn là không nên sử dụng để tránh gây hại đến sức khỏe cây trồng.
Dùng thuốc sinh học xử lý bệnh cháy lá cây hoa hồng
Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học, việc ứng dụng các chủng vi sinh trong sản xuất thuốc BVTV trở nên dễ dàng. Thuốc có khả năng xử lý tận gốc côn trùng, nấm mốc và duy trì hiệu quả trị bệnh lâu dài, không để lại tàn dư thuốc trên cây.
Bà con nên lựa chọn các đơn vị uy tín lâu năm trong ngành thuốc sinh học để đặt mua các sản phẩm đặc trị bệnh cháy lá hoa hồng cho vườn của mình.
Thuốc đặc trị bệnh cháy lá hoa hồng – AT.02 hiệu quả, an toàn
Sau đây, AT xin giới thiệu một sản phẩm ưu việt thay thế phân bón hóa học, giúp cho quá trình trồng và chăm sóc vườn hoa hồng của bà con thuận lợi hơn. Đồng thời kích thích cây hoa siêng bông, ra hoa màu đẹp và chất lượng: Thuốc đặc trị bệnh cháy lá ở hoa hồng – AT.02 Siêu dinh dưỡng được nhiều bà con tin dùng.
Thành phần thuốc đặc trị bệnh cháy lá cây hoa hồng AT.02
AT.02 Siêu dinh dưỡng là phân bón được cấu tạo từ các thành phần hữu cơ, các vi sinh có lợi cho cây và đất trồng. Đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng giúp cây hoa hồng sinh trưởng mạnh khỏe trong thời tiết khắc nghiệt.
Các thành phần trong thuốc đặc trị bệnh cháy lá hoa hồng AT.02 Siêu dinh dưỡng:
- Đạm tổng hợp (Nts): 8%.
- Lân hữu hiệu (P2O5hh) 5%.
- Kali hữu hiệu: (K2Ohh): 5%
- Axit humic (C): 1,5%.
- Mangan (Mn): 500 ppm
- Đồng (Cu): 500 ppm
- Bo (B): 200 ppm.
- pHH20: 5,5, Tỷ trọng: 1,15.
- Kết hợp với các chủng vi sinh mạnh khỏe như Actinomyces sp, Rhodopseudomonas spp, Bacillus subtilis, v.v.
Công dụng thuốc đặc trị bệnh cháy lá cây hoa hồng AT.02
Bệnh cháy lá hoa hồng theo thời gian khiến cây bị suy yếu, mất sức, giảm năng suất. Sử dụng AT.02 nâng cao hoạt động phục hồi cho vườn hồng, gia tăng sức đề kháng trước sự thay đổi thời tiết.
Đồng thời giúp cây siêng hoa tốt, màu đẹp, bắt mắt; tỷ lệ đâm chồi cao, hạn chế bệnh hại tấn công.
Cây hoa hồng có đủ chất dinh dưỡng để duy trì sức sống, khả năng kháng stress cao, bộ rễ khỏe mạnh.
Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị bệnh cháy lá cây hoa hồng AT.02
Công thức pha thuốc: 250ml thuốc + 300 – 400 lít nước (tăng giảm theo diện tích trồng)
Thời điểm phun thuốc: Phun ở tất cả giai đoạn sinh trưởng của cây hoa hồng.
Thời gian sử dụng: Phun nhắc lại sau 7 – 10 ngày, phục hồi cây hoa hồng bị cháy lá, tăng khả năng phát triển của cây.
Địa chỉ mua thuốc đặc trị bệnh cháy lá hoa hồng uy tín, giá tốt
Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp với hơn 15 năm nghiên cứu lĩnh vực thuốc BVTV cho cây trồng, cây nông nghiệp, cây ăn quả. Sản xuất và phân phối các dòng thuốc đặc trị bệnh cho từng loại cây. Được chứng nhận là đơn vị uy tín hàng đầu trong ngành thuốc BVTV sinh học hiện nay.
Sản phẩm AT.02 Siêu dinh dưỡng do Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp chịu trách nhiệm, đảm bảo về độ hiệu quả cũng như khả năng tác động lâu dài đến cây hoa hồng. Bổ sung dinh dưỡng cho lớp giá thể của cây, duy trì độ ẩm cần thiết, giúp cây hoa hồng phát triển mạnh mẽ, ngăn ngừa tình trạng cháy lá ở cây.
Qua bài viết này, AT mong rằng đã giúp bà con hiểu hơn về bệnh cháy lá hoa hồng, các nguyên nhân cũng như hướng xử lý phù hợp, mang lại hiệu quả cao về năng suất.