Xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả, bà con dễ thực hiện

Xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả, bà con dễ thực hiện

Xử lý rơm rạ sau thu hoạch góp phần giảm ô nhiễm môi trường và thuận lợi trong việc gieo trồng ở vụ sau. Cùng rất nhiều lợi ích khác từ rơm rạ, mời bà con cùng AT tham khảo nguồn thông tin hữu ích từ bài viết sau nhé!

Tổng quan về hoạt động xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả, bà con dễ thực hiện
Thực hiện việc xử lý rơm rạ đúng cách là giải pháp quan trọng giúp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên

Xử lý rơm rạ sau thu hoạch không chỉ giảm ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con gieo trồng mùa vụ sau, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác nhau.

Rơm rạ là gì?

Rơm rạ là phần gốc và thân còn lại của cây lúa sau khi thu hoạch hạt. Trên những cánh đồng lúa Việt Nam, rơm thường được lại thành từng ụ tận dụng để đun nấu. Thông thường rơm rạ thường được người dân thu gom lại để sử dụng hằng ngày.

Tại sao phải xử lý rơm rạ sau thu hoạch?

Phần rơm rạ còn sót lại sau thu hoạch trên đồng ruộng, nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây vấn đề khó khăn khi bà con làm đất để gieo trồng.

Trên các phần ruộng, rơm rạ chưa kịp phân hủy sẽ gây ra hiện tượng lúa chết sau khi được gieo. Rơm phân hủy hữu cơ không triệt để khi gặp nắng sẽ tạo ra một số khí H2S, CH4 gây ra hiện tượng lúa bị ngộ độc hữu cơ.

Một khi đã bị ngộ độc hữu cơ, ruộng lúa thường sinh trưởng và phát triển kém, năng suất thấp.

Xử lý rơm sau thu hoạch còn là giải pháp quan trọng giúp quản lý, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên nông nghiệp.

Một số phương pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Để có một vụ mùa bội thu thì xử lý rơm rạ là một công đoạn không thể thiếu. Dưới đây là 3 phương pháp chuyên dùng nhất cho bà con cùng tham khảo cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch như sau:

Xử lý bằng sản phẩm sinh học

Xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả, bà con dễ thực hiện
Sử dụng sản phẩm sinh học AP3 Phân hủy gốc rạ hỗ trợ bà con xử lý rơm rạ thuận lợi

Với chế phẩm sinh học, xử lý rơm rạ chưa bao giờ lại dễ đến thế, có thể áp dụng cho quy mô từ nhỏ đến lớn. Cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho đất và cây trồng. Thay vì dọn lại thành từng đám, rơm rạ sẽ được để luôn trên ruộng. Sau đó dùng chế phẩm để cho vòng đời của rơm rạ được tận dụng một cách triệt để.

Chế phẩm xử lý rơm rạ được sử dụng bằng cách phun trực tiếp vào gốc hoặc trộn lẫn với phân bón. Sử dụng vào thời kỳ bón lót hoặc bón thúc.

Sau khi sử dụng thuốc phân hủy rơm rạ, gốc rạ và rơm sẽ phân sau thời gian từ 7-10 ngày. Giúp giảm độ phèn trong đất, cây mạ bung rễ, mở lá và cứng cây hơn. Tạo độ thông thoáng cho đất giúp bộ rễ phát triển khỏe mạnh.

Sản phẩm chống ngộ độc hữu cơ – AT xử lý rơm rạ 250g có tác dụng vô cùng hiệu quả, với các tác dụng:

+ Phân hủy gốc rạ, rơm nhanh hơn.

+ Hạ độ phèn, bung rễ.

+ Mở lá cho cây trồng.

+ Giảm sử dụng các loại phân bón hóa học.

Trichoderma là tên gọi của một chủng nấm vi sinh, thường sống ở khu vực rễ cây. Có rất nhiều loại đã được được tìm ra, hầu hết đều có lợi. Một số loại có khả năng phân giải lân, tiêu diệt các loại nấm bệnh của cây trồng. Đây cũng là một loại chế phẩm sinh học rất được bà con ưa chuộng. Vì độ hiệu quả cao, dễ thực hiện và thân thiện với môi trường.

Khi bà con xử lý rơm rạ bằng trichoderma, rơm sẽ nhanh chóng được phân hủy hơn. Đặc biệt hiệu quả với công dụng phục hồi đất do bị thoái hóa.

Quy trình xử lý rơm rạ bằng Trichoderma vô cùng đơn giản, bà con dễ dàng thực hiện. Bà con không cần thu rơm lại thành đống như trước nữa. Chỉ cần rải, khuấy nước phun hoặc tưới lên gốc rạ sau thu hoạch, trộn từ 1 đến 2 gói với phân rải khi bón thúc đợt 1 và đợt 2.

Trichoderma có nguồn gốc hữu cơ, nên rất an toàn với con người và vật nuôi.

Với các tác dụng như:

– Cây sinh trưởng nhanh tốt.

– Đẻ nhánh khỏe, thân to.

– Lá xanh bền, ít sâu bệnh, hạn chế các loại nấm bệnh.

– Đất cũng được cải tạo tốt hơn, tăng độ mùn, xốp, giảm phèn chua.

Cách theo dõi tình trạng Trichoderma:

– Trichoderma phát triển mạnh.

+ 3 ngày: Phát triển 60-80% trên cám.

+ 5 ngày: Phát triển >90% trên cám. Mùi Trichoderma nặng.

+ 10 ngày: Mùi cám mất 100%, chỉ còn mùi nấm Trichoderma.

– Trichoderma phát triển yếu.

+ 3-5 ngày: Chưa thấy Trichoderma phát triển trên cám hoặc rất ít.

+ 10 ngày: 10-50% Trichoderma phát triển trên cám, vẫn còn mùi chua của nấm.

– Trichoderma không có sự phát triển.

+ 3-5 ngày: Không phát triển trên cám.

+ 10 ngày: Chỉ thấy mùi chua của cám, không thấy màu hay mùi Trichoderma phát triển trên cám.

Ủ rơm rạ với phân động vật để làm phân bón

Xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả, bà con dễ thực hiện
Thực hiện ủ phân động vật cùng rơm rạ áp dụng tại ruộng

Có thể thực hiện ủ ngay tại ruộng để đỡ mất công vận chuyển. Nếu rơm rạ đã được thu gom, tập kết nên ủ trên nền đất cứng. Có thể tận dụng nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng để ủ, nhưng lưu ý hệ thống thoát nước.

Nguyên liệu là rơm rạ (chiếm 70% tỷ lệ). Phân chuồng gia súc, gia cầm sử dụng ít nhất khoảng 20% tỷ lệ. 10% còn lại có thể bổ sung những thân cây có hàm lượng Nitơ cao. Cắt rơm rạ đảm bảo độ dài < 5 cm và được ngâm qua đêm.

Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng để chuyển hóa rơm rạ, cần chuẩn bị đạm urê, phân lân…

Nếu dùng phân này bón trực tiếp cho cây trồng, thì thời gian ủ thường kéo dài từ 2-3 tháng. Khi bón cần lưu ý:

– Nhiệt độ ủ không tăng lớn hơn nhiệt độ môi trường.

– Đống ủ không có mùi hôi.

– Rơm, rạ không bị chuyển màu đen và dễ bị bở khi chạm vào.

Xử lý rơm rạ để trồng nấm

Xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả, bà con dễ thực hiện
Ủ rơm rạ phù hợp dùng với mục đích trồng nấm

Rơm rạ sau khi thu về phải rửa qua nước vôi để tẩy tạp chất, diệt các chất nấm tạp, chất mặn.

Kiểm tra độ ẩm của rơm rạ trước khi ủ;

– Rơm rạ quá ướt, thì cần phải hong phơi cho ráo nước.

– Rơm rạ đủ ướt là tốt nhất.

– Rơm rạ khô phải bổ sung thêm nước.

Thời gian ủ thường kéo dài từ 4-6 ngày tùy theo tính chất của từng loại rơm.

Vai trò của xử lý rơm rạ sau thu hoạch đối với công nghiệp

Ngoài những công dụng trong nông nghiệp, rơm rạ còn có những lợi ích vô cùng lớn trong công nghiệp.

– Với công nghệ hiện đại ngày nay, rơm rạ được chế biến để sản xuất đồ nội thất, thay thế cho nguyên liệu gỗ.

– Ở Thái Lan, Indonesia, rơm còn được sử dụng làm nhiên liệu để chạy máy phát điện. Ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu để biến rơm rạ thành Ethanol – nguồn nhiên liệu sinh học thay thế cho xăng dầu.

– Tro rơm, rạ còn dùng để xử lý nước nhiễm sắt và sản xuất xi măng.

– Dùng rơm rạ để kê, bảo quản di chuyển trái cây, bảo quản đồ dễ vỡ.

Có thể thấy nếu biết cách tận dụng, rơm rạ sẽ trở thành một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Bài viết ngày hôm nay đã cung cấp cho bà con về cách xử lý rơm rạ sau thu hoạch phù hợp. Trong trường hợp bà con muốn mua các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon