Lật tẩy kỹ thuật chăm sóc sầu riêng năng suất cao

kỹ thuật chăm sóc sầu riêng

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng luôn là một trong những bí quyết đến nay vẫn có rất nhiều nhà vườn tìm kiếm. Để biết cách chăm sóc tốt nhất, đem lại năng suất cao chúng ta hãy cùng theo dõi bài chia sẻ của Phân thuốc vi sinh AT nhé.

Tưới nước – Kỹ thuật cần thực hiện đầu tiên

Như chúng ta biết, nước là nguồn sự sống cho con người, động vật, thực vật. Không ngoại trừ sầu riêng. Muốn sầu phát triển tốt bà con cần cân đối lượng tưới nước vừa đủ sao cho đất ẩm. Thời gian cần tập trung tưới là mùa khô, trung bình từ 7-10 ngày/lần. Khi tưới, bà con hãy ủ thêm rơm rạ, vỏ trấu,…vào gốc sầu riêng để tăng thời gian giữ ẩm.

Với những bà con trồng sầu trên khu vực vùng núi cao cần làm bốn xung quanh gốc. Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng này giúp quá trình tưới tiêu và giữ nước cho cây được dễ dàng hơn.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng - Tưới nước
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng – Tưới nước 

Cắt tỉa sầu riêng

Nếu những người mới trồng sầu riêng chưa biết kỹ thuật thì sau thời gian từ 6 – 8 tháng đầu cần thực hiện cắt tỉa sâu bệnh. Bà con có thể cắt những cành thừa, cành không có trái, bị sâu bệnh.

Sau một thời gian cây phát triển đến ngưỡng 7 – 8 m thì tiếp tục cắt tỉa. Bà con hãy cắt bỏ phần ngọn sẽ để không cho cây cao quá mức. Cắt tỉa cành cũng là cách để vườn sầu thông thoáng, hạn chế nấm bệnh sinh sôi phát triển.

Một trong những phương pháp để mọi người cắt tỉa đúng cách đó là:

Tỉa cành sầu đang bị sâu bệnh, ốm yếu, chỉ để lại phần ngọn

Tỉa bỏ cành mọc đứng, mọc từ gốc ghép.

Chỉ để lại cành cây mang trái cách đất khoảng 1 mét.

Ngưỡng để cành khi cây con là 10cm, cây lớn cành cách nhau khoảng 30cm.

Đặc biệt, sau khi tỉa cành nếu bén mùa mưa vết cắt rất dễ bị thối úng. Vì thế, sau khi cắt cành bà con cần quét vôi, sơn hay dùng băng keo, nilon để quấn quanh gốc. Cách làm này giúp sầu riêng xanh tốt, khỏe mạnh sau khi được cắt tỉa. Nó là kỹ thuật chăm sóc sầu riêng nhà vườn nào cũng nên ghi nhớ.

Cắt tỉa sầu riêng
Cắt tỉa sầu riêng

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng khi phòng trừ sâu bệnh

Dù ở giai đoạn nào sầu riêng cũng rất dễ bị các loài sâu bệnh hại tấn công. Do đó, chúng ta cần thực hiện tốt kỹ thuật này để không làm cây bị suy yếu.

Trong giai đoạn mới trồng khi cây chưa có quả. Các loài sâu như: sâu đục thân, bọ cánh cứng, mọt đục thân,… gây hại mạnh trên lá non. Bà con cần quan sát và thăm vườn để kiểm soát hiệu quả.

Một số bệnh dễ gặp trên cây sầu riêng đó là xì mủ, thối rễ, cháy lá, lở cổ rễ… Khi bị nhiễm bệnh, cây rất dễ bị suy yếu, giảm năng suất, nếu không xử lý dứt điểm lâu ngày làm cây bị chết đi.

Biện pháp phòng ngừa nấm bệnh rất quan trọng, bà con có thể dùng các sản phẩm như Vaccino CAN để trừ nấm bệnh. Hay Anti phytop + Nano đồng để ngăn ngừa xì mủ, thối rễ và rất nhiều các dòng sinh học giúp bảo vệ cây trồng hiệu quả, không gây nguy hiểm cho người sử dụng của Phân thuốc vi sinh AT.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng bằng việc bón phân

Trong những năm đầu khi mới trồng, bà con có thể bón phân với liều lượng khoảng 3- 6kg/ gốc. Đến khi cây đã cho ra trái ổn định nên bón đúng theo liều lượng để cây hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Chúng ta hãy chia nhỏ số lần bón theo liều lượng như sau:

Lần 1: Sau giai đoạn thu hoạch, cắt tỉa cành xong bón khoảng 3-6kg/ gốc

Lần 2: Trước ra hoa bón khoảng 3-6kg/ gốc, cách nhau khoảng 30-40 ngày.

Lần 3: Bón khoảng 3-6kg/ gốc khi sầu riêng đã ra trái non.

Lần 4: Bón trước khi thu hoạch khoảng 01 tháng để nâng năng suất trái cây. Nên chú ý, đây là lần bón phân thứ 4 và cũng không bón thêm lần nào khác sau đó. Không bón sau 1 tháng trước khi thu hoạch khiến cây có thể ra quả nhão, sượng. Chất lượng múi kém. Vì thế mọi người nên cân nhắc về những lần bón phân này để có kỹ thuật chăm sóc sầu riêng hiệu quả tốt nhất.

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng bằng việc bón phân
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng bằng việc bón phân

Khắc phục hiện tượng sượng trái

Rất nhiều nhà vườn chia sẻ trồng sầu riêng bị sượng trái, làm chất lượng quả bị ảnh hưởng. Giá thành mua cũng chênh lệch rất nhiều so với ngoài thị trường.

Theo một số nghiên cứu tình trạng sượng phần cơm trái có thể là do sự tác đọng của nhiều yếu tố khác nhau. Nó do việc bổ sung dinh dưỡng không cân đối, nước tưới không đều. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như nhiệt độ môi trường, khí hậu,…. Khiến trái càng lớn thì tỷ lệ sượng càng cao.

Để giảm thiểu tình trạng sượng trái, bà con có thể bổ sung thêm siêu kali. Giúp cơm đầy, ngọt, trái lớn…Tuyệt đối không bón phân hóa học khi trái đã về.  Bà con cũng có thể bổ sung phân trong giai đoạn cách thu hoạch trước 30 ngày giúp trái bớt sượng hơn.

Bên cạnh đó, vào những đợt cây ra hoa, cần giữ lại những đợt hoa không cách nhau quá 5 ngày. Đồng thời, tạo khô hạn cho cây vào thời điểm trước 2 tuần khi chín.

Như vậy, với những kỹ thuật chăm sóc sầu riêng trên đây, bà con có thể áp dụng thành công trên vườn cây nhà mình. Đừng quên, Phân thuốc vi sinh AT vẫn luôn đồng hành cùng bà con để tư vấn hỗ trợ, bắt bệnh cho cây trồng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0962 241 635 để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon