Hướng dẫn cách trồng khoai môn, đơn giản nhanh nảy mầm

Hướng dẫn cách trồng khoai môn, đơn giản nhanh nảy mầm

Cách trồng khoai môn đơn giản tại nhà, lớn nhanh, củ to, mang lại không gian xanh và nguồn nông sản sạch cho gia đình.

Khoai môn có rất nhiều cách để sử dụng như dùng để chế biến các món ăn như chè,… Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho cơ thể con người. Thế nên, ngày nay khoai môn rất được ưa chuộng, đồng thời diện tích cây khoai cũng được mở rộng theo.

Vậy làm thế nào để khoai môn cho ra sản lượng cao, hỗ trợ làm tăng kinh tế cho nhà vườn. Bài viết hôm nay AT sẽ hướng dẫn bà con về cách trồng khoai môn đơn giản nhất.

Tìm hiểu về cách trồng khoai môn

Hướng dẫn cách trồng khoai môn, đơn giản nhanh nảy mầm
Khoai môn được tận dụng trong việc nấu ăn và có thể lấy lá làm cho thức ăn giai súc, gia cầm
  • Cách trồng khoai môn khá đơn giản chỉ với một vài thao tác, nhưng mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho nhà vườn.
  • Rễ cây có dạng chùm và mọc xung quanh từ phần đốt thân và mọc theo bề ngang, bộ rễ thường có màu trắng và chứa anthocyanin bên trong.
  • Khoai môn là loại cây thân thảo, gốc cây phình to tạo thành củ hay thân củ, phần chính của thân là củ cái và nằm sâu trong lòng đất, những củ cái này có thể dài gần 30cm và đường kính khoảng 15cm. Lá là bộ phận duy nhất mà chúng ta có thể thấy trên bề mặt đất, phần tán lá khá lớn, thường sẽ được tận dụng làm thức ăn cho gia súc và gia cầm.

Thời điểm thích hợp để thực hiện cách trồng khoai môn

  • Cách trồng khoai môn thường sẽ được thực hiện tốt nhất là vào tháng 11 chó tới trung tuần là khoảng hai tháng sau đó. Việc trồng khoai quá muộn hay quá sớm đều sẽ không tốt cho cây, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và cả năng suất thu hoạch.
  • Thời vụ chính để thực hiện cách trồng cây khoai môn là vào tháng 11-12 vad sẽ thu hoạch vào tháng 5-6 năm sau.
  • Thời vụ sớm để thực hiện cách trồng cây khoai môn là vào khoảng tháng 9-10 và thu hoạch vào tháng 2-3 năm sau.
  • Thời gian thực hiện cách trồng cây khoai môn đều sẽ có những khác biệt trong quá trình canh tác. Vì thế, thời điểm thu hoạch khoai cũng sẽ có những thay đổi và có một số khác biệt nhất định. Bà con hãy lưu ý nên chọn những giống cây tốt để thành phẩm tốt, dẫn đến năng suất của sẽ tốt theo.

Chuẩn bị gì khi thực hiện cách trồng khoai môn

Trước khi tiến hành cách trồng khoai môn tại nhà, nên chuẩn bị đầy đủ và thực hiện đúng tiêu chuẩn nhằm tạo điều kiện cho cây có thể phát triển tốt hơn, và cho ra năng suất như mong muốn. Thế nên, khi tiến hành trồng khoai bà con nên lưu ý một số vấn đề dưới đây.

Lựa chọn giống cây khoai môn để trồng

Hướng dẫn cách trồng khoai môn, đơn giản nhanh nảy mầm
Hướng dẫn bà con cách chọn giống khoai môn khỏe mạnh mà không nhiễm bệnh
  • Nên chọn những giống cây khỏe mạnh, là những củ con đang ở cấp 1 hoặc cấp 2 có trọng lượng khoảng 20-30gr/củ, vẫn còn nguyên vẹn không bị thối hay lớp vỏ ở bên ngoài không có quá nhiều lông và yêu cầu cơ bản để trồng.
  • Củ khoai sẽ được đánh giá cao khi củ phải có mầm to bằng hạt đậu đen, cùng với đó là những sợi rễ ngắn có chiều dài khoảng 0.5-1cm là lý tưởng nhất.
  • Sau đó tiến hành nhân giống khi trồng khoai môn, khoai sọ đều sẽ giống nhau, với hai phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay là:
  • Cắt bỏ đi phần mầm ngọn của đỉnh củ để hủy đi tính ngủ, nghỉ của giống. Cách làm này sẽ kích thích cho mầm bên trong sẽ nhanh chóng phát triển hơn. Thường củ khoai sẽ được chúng ta cắt thành nhiều mảnh theo chiều ngang, hoặc cắt thành các mảnh nhỏ có kích thước khoảng 2 x 2 x 2cm với điều kiện chúng đã mọc mầm. Lúc này bà con nên mang đi ủ hoặc có thể giâm riêng rẽ thì cây sẽ sớm trồi ra ngoài, lúc này đã có thể mang đi trồng.
  • Với việc nhân giống cho cây khoai môn hay khoai sọ chúng ta có thể tiến hành bằng cách nhân giống từ các mô phân sinh. Bà con nên tiến hành phục tráng và đồng thời làm sạch bệnh của các cây bị thoái hóa, nhiễm bệnh bằng khi sử dụng phương pháp này.

Xử lý đất trồng cây khoai môn

Hướng dẫn cách trồng khoai môn, đơn giản nhanh nảy mầm
Hướng dẫn quy trình tạo ra đất trồng tơi xốp nhiều mùn để cây có thể phát triển tốt hơn
  • Sau khi đã chuẩn bị giống trồng, tiếp theo bà con nên chuẩn bị đất đầy đủ và chứa nhiều dưỡng chất để cây có thể phát triển tốt hơn. Đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của cây.
  • Vì vậy nên chọn loại đất trồng thích hợp, làm kỹ lưỡng đất theo những yêu cầu cần thiết. Thông thường mỗi gia đình sẽ có cách trồng cách trồng cây khoai môn đều khác nhau, có thể trồng trên ruộng ngập nước hoặc ruộng cạn, thế nê bà con cần làm đất sao cho phù hợp với tính chất của cây trồng. Đồng thời, tạo điều kiện cho cây có thể phát triển khỏe mạnh hơn, cho ra chất lượng cao hơn.
  • Thông thường cây khoai môn sẽ có bộ rễ ăn nông, nên việc đảm bảo cho đất luôn có độ tơi xốp hoàn hảo và chứa nhiều mùn. Khi làm đất bằng phương pháp cày bừa nên nhặt sạch hết cỏ dại, nếu là ruộng nước thì hãy làm cho đất thật nhuyễn.
  • Sau khi làm đất xong nên tiến hành lên luống. Luống phải có chiều rộng từ 1.2 – 1.3m, phân thành hai hàng và cách nhau từ 50 – 60cm, các luống cây nên cao khoảng 20-30cm, phần rãnh ở giữa cách khoảng 30 – 40cm.

Khoảng cách và mật độ thích hợp để trồng cây khoai môn

Tùy thuộc vào mỗi giống cây mà nên cân chỉnh mật độ sao cho phù hợp nhất. Thường trên 1 ha đất mật độ cây tốt nhất là từ 35000-45000 cây. Khoảng cách lý tưởng nhất giữa các hàng là 50-60 cm, các cây cách nhau từ 35-40cm.

Hướng dẫn cách trồng khoai môn bằng củ đơn giản tại nhà

Hướng dẫn cách trồng khoai môn, đơn giản nhanh nảy mầm
Cách trồng cây khoai môn đơn giản mang lại hiệu qủa cao
  • Để thực hiện cách trồng khoai môn tại nhà, chỉ cần một vài thao tác đơn giản thì chúng ta có thể thực hiện được.
  • Bà con chỉ cần đặc củ khoai ở độ sâu 5-7cm, nên đặc mầm theo hướng lên trên và sau đó phủ đất lên trên. Sau cùng phủ lên trên bề mặt một lớp rơm hay cỏ khô lên bề mặt đất để giữ cho đất cho có độ ẩm, điều này sẽ tạo điều kiện cho mầm phát triển nhanh chóng hơn.
  • Rơm khi được bao phủ lên bề mặt đất cần đảm bảo ruộng từ  1-1,2 mét và nên ưu tiên phủ trùm qua luống cho tới khi chồi bắt đầu mộc. Lúc này dùng dao để khoét một lỗ có kích thước vừa phải để giúp cho mầm sinh trưởng nhanh chóng hơn.

Kỹ thuật chăm sóc sau khi thực hiện cách trồng khoai môn

Hướng dẫn cách trồng khoai môn, đơn giản nhanh nảy mầm
Quy trình canh tác cây khoai môn khỏe mạnh và không nhiexm sâu bệnh

Sau khi đã thực hiện cách trồng cây khoai môn. Lúc này bà con nên tiến hành chăm sóc cây để có thể sinh trưởng và cho ra năng suất cao nhất.

Việc chăm sóc khoai môn là việc không quá khó khăn, chỉ cần thực hiện đúng các tiêu chuẩn và kỹ thuật. Bên dưới đây là một số vấn đề bà con cần lưu ý khi chăm sóc cây khoai.

Làm sạch cỏ dại và vun xới đất trồng cây khoai môn

  • Khi cây khoai môn đã mọc chồi lên trên mặt đất, lúc này nên tiến hành xới đất nhẹ nhàng tránh gây ảnh hưởng đến bộ rễ bên dưới. Bên cạnh đó kết hợp với nhặt sạch cỏ dại và dặm thêm cây mới.
  • Vào giai đoạn cây đã có từ 3-4 lá, lúc này nên làm cỏ và vun gốc và tiến hành vét luống, nên thực hiện thật nhẹ nhàng.
  • Khi cây khoai môn đã có từ 5-6 lá nên làm cỏ đợt ba, và bổ sung các dưỡng chất cho cây kích thích cây phát triển tốt hơn. Đồng thời lúc này nên phủ thêm đất và rải phân cho cây.
  • Lúc này tiến hành tải và dập cây con, khi thực hiện nên chú ý đến việc đảm bảo dồn chất dinh dưỡng và cây hấp thụ được vào để nuôi củ, từ đó năng suất và chất lượng thu hoạch sẽ cao hơn.

Tưới nước cho cây khoai môn

Cây khoai môn là loại cây ưa ẩm, nên việc duy trì độ ẩm là việc vô cùng quang trọng. Thời điểm để tưới cây tốt nhất là khi cây đã có 5-6 lá lúc này cây rất cần cung cấp đủ nước và luôn ẩm ướt để hỗ trợ cho quá trình hình thành củ.

Với trường hợp khô hạn kéo dài nên tiến hành cho nước vào rãnh để cung cấp đủ nước cho cây. Nến chú ý và kiểm soát mật độ nước, nhằm tránh gây ra tình trạng ngập úng và gây chết cây vào thời kỳ thu hoạch. Nếu không chú ý đến lượng nước sẽ khiến cho củ bị thối, mất đi sản lượng vụ mùa.

Bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây khoai môn

Để cây có thể phát triển và cho năng suất cao nhất, bà con nên lưu ý đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây nhằm tăng sản lượng thu hoạch, mang lại giá trị kinh tế cho nhà vườn:

Bón lót cho cây phân lân và kali, nên bón xung quanh giữ 2 củ trước khi lấp đất.

Bón thúc lần một đối với trường hợp muốn thu hoạch sớm, thường được bón sau khi cây đã trồng được 30 ngày.

Bón thúc lần hai với trường hợp trồng xen canh khoai sọ thu hoạch muộn nhằm đảm bảo cho vụ mùa.

Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh gây hại cây khoai môn

Trong suốt quá trình canh tác cây khoai môn, bà con cần lưu ý đến việc chăm sóc và thăm đồng ruộng để đảm bảo cho cây trồng không bị sâu bệnh tấn công, cung cấp đủ nước và dưỡng chất cho cây. Đồng thời tạo điều kiện cho cây có thể phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, trong quá trình cây khoai môn sinh trưởng thường sẽ đối diện với một số loại bệnh hại như sâu khoang, sương mai, nhện đỏ,… Vì vậy, bà con nên chú ý đến cách trồng và thường xuyên kiểm tra khu vườn mình để phát hiện bệnh hại sớm nhất, tránh gây ra trình trạng chết cây và lây lan ra diện rộng.

Thu hoạch và bảo quản củ khoai môn

  • Tùy vào mỗi giống cây mà sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau. Nhưng tốt nhất là nên thu hoạch đúng thời điểm để củ khoai môn đạt được chất lượng tốt nhất, giá thành sẽ cao hơn.
  • Khi thấy cây khoai tàn lụi lá, đất ở củ nứt nẻ nhiều, thì lúc này nên tiến hành thu hoạch.
  • Lưu ý khi thu hoạch hãy thật nhẹ tay, tránh gây trầy xước và làm tổn thương đến củ.
  • Sau khi đã thu hoạch, đặc củ ở những nơi cao ráo, thông thoáng, tránh nơi ẩm mốc sẽ bảo quản củ được lâu hơn.

Vậy bài viết trên AT đã chia sẻ với bà con cách trồng khoai môn đơn giản nhất, cho ra sản lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà vườn. Chúc bà con đạt được mùa vụ đầy năng suất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon