Bệnh cháy lá lê có khả năng gây hại rất lớn, làm chết cây và khiến cây trở nên nhạy cảm hơn với các bệnh hại khác. Tất nhiên các bệnh hại đều có giải pháp phù hợp để khống chế, ngăn chặn sự tấn công của chúng, thông qua bài viết dưới đây bà con hãy cùng AT tìm hiểu nhé!
Contents
Tìm hiểu về bệnh cháy lá lê là gì?
Bệnh cháy lá lê có nguồn gốc từ vi khuẩn Erwinia amylovora, thường xuất hiện ở các cây có cùng họ như táo, lê. Tuy nhiên loài cây có quả hạch như mận, đào… không bị tác động bởi bệnh này.
Thời điểm vi khuẩn sinh sôi vào mùa xuân đến mùa thu, thời tiết nóng với nhiệt độ khoảng từ 18 đến 30 độ C, không khí ẩm cao hơn 70%.
Dấu hiệu của bệnh cháy lá lê như thế nào?
Bệnh cháy lá lê rất dễ để bà con nhận ra, một số triệu chứng của bệnh hại làm cây lê thay đổi như:
Hoa: khô héo, sẫm màu và ẩm ướt, chết đi. Đôi lúc hoa xuất hiện dịch màu trắng vàng ở cuống hoa hoặc gốc đài hoa.
Thân, cành: vết ố nâu đỏ thành vệt dài trên thân, cành.
Quả: nhăn nheo, trở nên sẫm màu, quả bị sũng nước.
Một số cách phòng trị bệnh cháy lá lê đơn giãn, hiệu quả
Bệnh cháy lá lê được xem là một căn bệnh gây hại lớn đến nhà vườn của bà con bởi các vi khuẩn gây bệnh rất dễ lây lan và khó kiểm soát. Vì thế việc phát hiện ra bệnh cháy lá sớm sẽ giúp bà con dễ dàng phòng trị được chúng, dưới đây AT xin gợi ý một số biện pháp phòng trừ đến bà con.
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa bệnh cháy lá ở cây lê
✅ Cắt tỉa hợp lý hoặc đốn bỏ lá, cành bị nhiễm bệnh.
✅ Kiểm soát việc bón phân để cây lê không bị thừa đạm, bà con cần cẩn thận khi làm vườn để tránh tác động làm cây bị tổn thương.
✅ Kiểm tra vườn thường xuyên để có thể phát hiện và chữa bệnh cháy lá lê kịp thời.
✅ Trồng vườn có hệ thống để tránh bệnh khuếch tán ra toàn bộ khu vực trồng trọt.
✅ Vệ sinh công cụ làm vườn bằng chất khử trùng chuyên dụng.
Sử dụng thuốc hóa học xử lý bệnh cháy lá ở cây lê
Để giải quyết vườn lê bị bệnh cháy lá tàn phá trầm trọng, bà con thường sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất khống chế vi khuẩn gây hại. Sử dụng thuốc hóa học không chỉ đem lại hiệu quả tức thì mà còn kiểm soát được bệnh cháy lá trên cây lê hiệu quả.
Cảnh báo: Vì là thuốc hóa học nên sẽ có những hậu quả ngầm đằng sau nó như không an toàn cho sức khỏe người dùng, ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, hủy hoại môi trường sống của các vi sinh vật có lợi cho cây lê và đất.
Thuốc đặc trị bệnh cháy lá lê Anti Phytop hiệu quả, an toàn
Sản phẩm Anti Phytop thuộc Công Ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp, được các kỹ sư nông nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm tiến hành nghiên cứu và sản xuất thành công. Sản phẩm vô hại, an toàn cho sức khỏe, không gây hại môi trường.
Thành phần của thuốc trị bệnh cháy lá cây lê Anti Phytop
Chaetomium cupreum: 1×108 CFU/ml.
Trichoderma spp: 1×108 CFU/ml.
pHH2O: 6, tỷ trọng : 1,12.
Công dụng của thuốc trị bệnh cháy lá cây lê Anti Phytop
Anti Phytop xử lý hiệu quả vi khuẩn bệnh cháy lá lê, đặc biệt là vi khuẩn Erwinia amylovora. Sản phẩm còn giúp bà con giải quyết cây bị tình trạng nứt thân, xì mủ, thối rễ. Đồng thời bổ sung vi sinh vật có lợi, tăng cường hàng rào đề kháng bảo vệ cây trồng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh cháy lá cây lê Anti Phytop
Phun trị bệnh cháy lá trên cây lê: pha 250ml Anti Phytop vào 200-300 lít nước, phun trực tiếp lên vùng bị nhiễm bệnh, cách từ 5-7 ngày.
Phun phòng trị bệnh cháy lá cây lê: pha 250ml Anti Phytop vào 400-500 lít nước, phun lên vùng lá, cách từ 3-4 lần mỗi mùa vụ.
Bệnh cháy lá lê sẽ không còn là mối lo ngại của bà con mỗi khi đến mùa sinh sôi của vi khuẩn vì đã có AT đồng hành. Để tìm hiểu thêm về các bệnh hại cây trồng, thuốc đặc trị hiệu quả bà con có thể truy cập qua trang Web: phanthuocvisinh.com nhé!