Chăm sóc nho sau thu hoạch giúp vườn cải thiện tối đa sức khỏe, tái tạo năng lượng để tiến hành ra hoa nuôi trái ở vụ kế tiếp. Nếu không thực hiện các thao tác chăm sóc cần thiết, hiển nhiên vườn nho của bà con rất khó để sinh trưởng hiệu quả, trái ra kém, chất lượng giảm và dễ bị sâu bệnh hại.
Contents
Tìm hiểu về cách chăm sóc nho sau thu hoạch
Chăm sóc nho sau thu hoạch là một hoạt động không thể thiếu trong quy trình trồng và chăm sóc cây nho. Đây là điều cần thiết nhằm cung cấp dưỡng chất và bổ sung nước cho vườn sau giai đoạn nuôi trái đến thu hoạch. Lúc này sức khỏe cây nho đang rất yếu, cần có biện pháp bảo vệ và hồi phục để vụ sau cây cho trái ổn định, hiệu quả.
Về cơ bản, nho là một loại trái cây giàu dinh dưỡng với nhiều vitamin và các khoáng chất bên trong: calo, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin C, B1, B2, B6, K, E, Cu, K và Mn. Cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể, đồng thời tăng cường sức khỏe cơ xương, giúp cơ thể vận động hiệu quả. Vì thế, cách chăm sóc nho sau thu hoạch sẽ quyết định chất lượng của trái, xét về giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế.
Một số giống nho phổ biến được trồng tại Việt Nam
Giống nho NH01-152:
- Nho ăn tươi, quả to, vỏ dày, thịt chắc và giòn, độ ngọt vừa phải, trái khi chín có màu đỏ vang.
- Khả năng thích ứng thời tiết tốt, kháng sâu bệnh khá tốt, tỷ lệ đậu trái cao.
- Trung bình 1 vụ nho đạt 12 – 16 tấn/ha.
Giống nho NH02-97:
- Dùng để chế biến rượu vang, vỏ dày, trái khi chín có màu tím đen, mùi thơm, màu đẹp.
- Khả năng thích nghi trên diện rộng, chống chịu sâu bệnh tốt.
- Trung bình đạt 12 – 15 tấn/ha/vụ.
Giống nho NH01-126:
- Nho kẹo giống Pháp, dùng ăn tươi, dễ chăm sóc, không cần cắt tỉa cành, trái chín có màu tím đen, mùi vị kẹo ngọt.
- Kháng sâu bệnh hiệu quả, có thể trồng quanh năm.
- Trung bình đạt 11 – 16 tấn/ha/vụ.
Giống nho nho Kyoho:
- Có nguồn gốc từ Nhật Bản, da trơn, vỏ dễ tách khỏi ruột, trái chín có màu đen tím hoặc đen tuyền, thơm mùi rượu vang.
- Tốt cho sức khỏe người dùng về bệnh tim mạch.
- Trung bình đạt 3 tấn/2 sào/vụ.
Giống nho NH4-102:
- Nho ngón tay, quả chắc thịt, giòn nhẹ, không hạt, khi chín có màu tím đen và vị ngọt đậm.
- Trung bình đạt 11 – 15 tấn/ha/vụ.
Tại sao cần phải chăm sóc nho sau thu hoạch
Ngoài trồng nho bằng hạt, bà con có thể trồng bằng cây giống, nhân giống vô tính (cắm cành, chiết cành) nếu có sẵn vườn nho khỏe mạnh. Để hạn chế rủi ro không đáng có, nên chọn những cây nho giống sạch sâu bệnh, lá xanh tốt giúp quá trình sinh trưởng diễn ra thuận lợi.
Lưu ý về điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết tại khu vực sinh sống để lựa chọn giống nho phù hợp. Nơi trồng không đáp ứng đúng về mặt môi trường có thể khiến cây khó ra trái, dễ bệnh và chết do không thể thích nghi.
Muốn vụ nho sau đạt hiệu quả cao, cần thực hiện đầy đủ các thao tác chăm sóc cây nho sau khi thu hoạch nhằm cải thiện sức khỏe toàn vườn.
Hướng dẫn chăm sóc nho sau thu hoạch đơn giản qua từng bước
Quy trình kỹ thuật chăm sóc nho sau khi thu hoạch gồm có 5 bước cơ bản:
- Cho cây nghỉ ngơi
- Cắt tỉa cành nho
- Cung cấp phân bón
- Tưới tiêu đầy đủ
- Phòng trừ sâu bệnh hại vườn nho
Bước 1: Để cây nho nghỉ ngơi sau khi thu hoạch
Sau khi thu hoạch, bà con nên để cho vườn nho được nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe. Lúc này cây nho cực kì mẫn cảm với môi trường xung quanh, về nước, nhiệt độ và sâu bệnh hại. Việc bón phân thúc cây ra hoa liên tục là điều không nên, dễ khiến cây nho chết nhanh do kiệt sức. Thông thường, bà con nên để vườn nho của mình thong thả từ 3 – 3.5 tháng, tạo thời gian cho cây tái tạo năng lượng nhé.
Lưu ý: trong thời gian này vẫn tưới nước, bón phân, phòng bệnh theo các hướng dẫn sau.
Bước 2: Cắt tỉa cành nho sau khi thu hoạch trái
Chỉ giữ lại những cành mập khỏe, cắt bỏ những cành nhỏ, ốm yếu do chúng không đủ sức để ra trái vụ sau. Những chồi mọc ngay nách lá của mắt ngủ, bà con tiến hành xử lý hết để cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành hiệu quả.
Ở những cành hóa gỗ, từ chỗ cuống chùm nho đã thu hoạch, bà con đếm lên từ 6 – 7 mắt và cắt bỏ phần còn lại. Điều này sẽ kích những mắt ngủ nảy mầm dễ dàng hơn, hỗ trợ cho công tác chăm sóc nho sau thu hoạch.
Lưu ý: thời điểm này tại miền Nam, lá nho có thể bị vàng héo, bà con tiến hành lặt sạch từ cuống trái đến lá héo già, chỉ chừa từ 2 – 3 lá đầu ở những cành đã cắt.
Bước 3: Cung cấp phân bón cho cây nho sau thu hoạch
Trước khi bón phân nuôi cây, bà con ngừng tưới nước khoảng 2 tuần. Bà con không cần lo lắng vườn nho sẽ chết, việc bỏ khô là để tái tạo quần thể vi sinh trong đất, giúp đất hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Sử dụng phân lân để nuôi cây, dưỡng lá, giúp cành mập mạp, cứng khỏe.
Bước 4: Tưới nước đầy đủ cho vườn nho sau thu hoạch
Việc chăm sóc nho sau thu hoạch không thể thiếu bước tưới nước. Tuy nhiên cách tưới này mang tính chất duy trì độ ẩm hơn. Cây nho có đặc trưng là cành hóa gỗ khi có chùm nho, là khu vực lý tưởng cho mọt đục cành hoành hành. Cành càng khô chúng càng thích, vì thế việc giữ ẩm cho cây là cần thiết, vừa nuôi cây ngăn rụng lá, vừa tránh thiệt hại do mọt đục cành gây ra.
Bà con bỏ khô vườn nho từ 10 – 15 ngày, sau đó sau đó tưới nước giữ ẩm cho vườn 1 tuần/lần. Không tưới ngập, chỉ tưới một lượng vừa đủ để cây nho hấp thụ.
Bước 5: Phòng trừ sâu bệnh hại vườn nho
Trước khi thu hoạch, bà con thường ngưng phun thuốc phòng trị sâu bệnh hại để tránh dư lượng thuốc trừ sâu trên chùm nho chín, ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe người dùng. Chắc chắn một điều rằng vườn nho của bà con sẽ mắc một số bệnh như gỉ sắt, thán thư hoặc bị mọt đục cành tấn công, v.v.
Trung bình 1 tuần/lần, bà con tiến hành phun thuốc trừ sâu bọ, côn trùng, nấm bệnh cho vườn nho đến khi bấm cành thì ngừng lại. Sử dụng Mebe Pa xử lý mọt đục cành, bọ trĩ hại vườn nho, Phy FusaCo trị bệnh gỉ sắt trên cây nho.
Các bước chăm sóc nho sau thu hoạch có thể thay đổi thứ từ tùy vào tình trạng vườn nho của bà con. Với quy trình mà AT đã chia sẻ phía trên có thể áp dụng cho các giống nho Việt Nam.
Những lưu ý khi thực hiện chăm sóc nho sau thu hoạch
✅ Khi phun thuốc chỉ nên phun một lần, tránh phun lặp lại và không đổ thuốc dư vào gốc cây nho. Hấp thụ quá liều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây nho.
✅ Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh hại và kiểm tra sức khỏe cây nho.
✅ Chuẩn bị phương án đối phó với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tại địa phương.
✅ Thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật chăm sóc nho sau khi thu hoạch góp phần nâng cao năng suất ra trái của vườn nho.
AT là đơn vị chuyên nghiên cứu và phát triển ra các chế phẩm sinh học giúp phòng trị tận gốc, hiệu quả lâu dài các loại nấm bệnh, sâu hại trên vườn trồng của bà con. Ngoài ra, những dòng sản phẩm được nhiều bà con ưa chuộng nhất đó là các sản phẩm giúp hỗ trợ, cải tạo trong suốt các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng như: thuốc hỗ trợ kỹ thuật chăm bơ giai đoạn ra hoa; thuốc giúp cây khỏe mạnh sau khi thu hoạch; thuốc giúp chăm cây nhãn đúng kỹ thuật ra trái tốt, đẹp, khỏe; các sản phẩm giúp làm bông cho tiêu trái mùa, kích thích ra dưỡng bông, ra trái;… Ngoài ra, còn các sản phẩm giúp cải tạo, phục hồi được độ tơi xốp, màu mỡ của đất trồng.
Để có được những sự lựa chọn đúng nhất về tình trạng hiện tại của vườn trồng, thì bà con vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ kỹ sư của chúng tôi thông qua số điện thoại: 096 789 1046 – 09622 41 635 – 0972 563 448 sẽ được hỗ trợ, tư vấn, lựa chọn các loại thuốc sinh học phù hợp nhất và hoàn toàn miễn phí nhé.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách chăm sóc nho sau thu hoạch mà Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp muốn chia sẻ đế quý bà con. Hy vọng bài viết sẽ giúp bà con thực hiện công tác trồng nho hiệu quả hơn.