Nhận biết và Phòng trừ sâu đục thân ngô hiệu quả, an toàn

Nhận biết và Phòng trừ sâu đục thân ngô hiệu quả, an toàn

Sâu đục thân ngô là đối tượng dịch hại nghiêm trọng ở các vườn ngô trên khắp thế giới. Trong điều kiện thích hợp, sâu sinh trưởng nhanh phá hoại mạnh, gây thất thoát mùa vụ ngô. Ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế của bà con nông dân. Để xử lý triệt để sâu đục thân bắp và có hướng phòng ngừa hiệu quả nhất, mời bà còn cùng AT theo dõi qua bài viết sau.

Tìm hiểu về loài sâu đục thân ngô

Nhận biết và Phòng trừ sâu đục thân ngô hiệu quả, an toàn
Ở châu Âu, chúng được gọi là European Corn Borer

Sâu đục thân ngô xuất hiện ở các tỉnh miền Bắc và vùng Đồng bằng sông Hồng tại Việt Nam. Chúng gây hại trên diện rộng, buộc người dân phải thu hoạch bắp non (hạt vừa đông sữa) để bán thu hồi vốn do phun thuốc không có tác dụng.

Loài sâu này có khả năng thích nghi môi trường rất tốt, vì thế số lượng sâu và thế hệ mỗi năm đều có sự khác biệt thách thức bà con nông dân trong quản lý sâu bệnh hại. Chúng ưa thích những cây thân thảo trong giai đoạn sinh trưởng, vì thế cây bắp là đối tượng tấn công hoàn hảo của sâu đục thân cây ngô.

Ở châu Âu, sâu có tên là European Corn Borer (Ostrinia nubilalis). Tại châu Á chúng lại được gọi là Asian Corn Borer (Ostrinia furnacalis).

Đặc điểm hình dáng và vòng đời của sâu đục thân ngô

Vòng đời của loài sâu đục thân này có 4 giai đoạn: trứng – ấu trùng – nhộng – pha trưởng thành. Đặc điểm gây hại của sâu đục thân ngô khi chúng là ấu trùng và thành trùng. Vì thế AT sẽ sơ lược một vài nét đặc trưng để bà con nhận biết dễ dàng hơn.

1/ Trứng sâu đục thân hại bắp.

Trứng được đẻ theo cụm dưới mặt lá ngô (15 – 20 trứng). Trứng dẹt, hình bầu dục, màu trắng lem óng ánh. Sau đó chuyển thành màu be và màu nâu cam.

2/ Ấu trùng sâu đục thân hại ngô.

Tổng quan ban đầu ấu trùng có màu hồng, theo thời gian chuyển sang màu trắng đục sữa. Mặt lưng màu nâu nhạt hoặc xám hồng, đầu màu đen, ngực có màu nâu vàng. Chiều dài cơ thể khoảng 19,9mm.

Ấu trùng sâu đục thân thường ăn lá theo vòng xoắn, di chuyển dần xuống cuống và tai ngô để hóa nhộng.

3/ Nhộng sâu đục thân bắp.

Cơ thể nhộng có màu nâu vàng. Nhộng đực lớn hơn nhộng cái.

4/ Sâu đục thân ngô trưởng thành.

Sâu trưởng thành hóa bướm hoạt động mạnh về đêm. Buổi sáng thường ẩn nấp ở bẹ lá, dọt cây hay các bụi cỏ dại. Bướm cái có màu vàng nhạt đến nâu nhạt, con đực lại có màu nâu nhạt đến nâu xám. Trong 10 ngày sinh tồn, chúng có thể đẻ từ 20 – 100 trứng. Trung bình một năm khoảng 400 – 600 trứng sâu đục thân ngô được đẻ ra.

Dấu hiệu sâu đục thân ngô xuất hiện gây hại

Nhận biết và Phòng trừ sâu đục thân ngô hiệu quả, an toàn
Sâu đục thân ngô thường tấn công giai đoạn cây ngô phun râu, trổ cờ

Mật độ sâu đục thân trong ruộng khô tùy thuộc vào 3 yếu tố: ruộng khô khỏe mạnh, thời tiết thuận lợi (mưa dai dẳng, độ ẩm cao, lá ngô rậm rạp), số lượng thiên địch, v.v.

Thông thường, vụ trồng ngô Hè Thu (tháng 5 – 9) là thời điểm gây hại mạnh của sâu đục thân cây ngô.

Lá non: khi cây có 4 – 5 lá, sâu non đục thủng xuyên lá, các vết đục thường nằm thẳng hàng, lá có biểu hiện vàng và nhăn nhó.

Thân ngô: từ nách lá, sâu đục vào thân tạo đường hầm trú ẩn và để nhộng hóa kén. Vết đục khiến cây dễ đổ ngã khi có gió to, mưa lớn. Tại lỗ đục có bã mùn cưa hoặc phân sâu.

Bông cờ: ít tung phấn, đậu trái kém, dễ gãy và héo.

Bắp ngô: sâu lớn đục xuyên qua cuống bắp, ăn hạt và lõi cây bắp.

Tạo môi trường cho nấm độc sinh trưởng. Zearalenone và Fumonisin được tạo ra bởi nấm Fusarium gây hại sức khỏe cây trồng, vật nuôi và con người khi sử dụng các sản phẩm từ ngô nhiễm bệnh.

Cách thức gây hại của sâu đục thân ngô ra sao?

Đặc điểm gây hại của sâu đục thân ngô là các ruộng ngô xoáy nõn (sắp trổ cờ), phun râu.

Ấu trùng sâu đục thân ngủ đông trong các tàn dư thực vật như gốc ngô, bắp ngô hư chưa xử lý. Chúng hoạt động lại mùa xuân. Bướm đêm ngày đầu tiên sau khi vũ hóa tiến hành giao phối, ngày 2 bắt đầu đẻ trứng.

Trứng nở thành ấu trùng và tấn công lá bắp khi được 6 tuổi. Thời điểm hóa nhộng chúng chui vào đường hầm đã tạo ở lõi bắp, bẹ lá, lá bao. Sâu trưởng thành cắn phá trái bắp gây thiệt hại về chất lượng và sản lượng bắp thu hoạch.

Không chỉ gây hại riêng chỉ trên cây ngô mà loài côn trùng này còn xuất hiện trên nhiều vườn trồng khác như: sâu đục thân gây hại ở cây điều, cây bơ, cây táo, cây bưởi,…

Kỹ thuật canh tác phòng trừ sâu đục thân ngô hiệu quả

Nhận biết và Phòng trừ sâu đục thân ngô hiệu quả, an toàn
Nên trồng luân canh để giảm thiểu mật độ quần thể sâu đục thân ngô trong ruộng

✅ Không nên trồng liên tục 2 – 3 vụ ngô, luân canh với cây lúa, cây họ đậu, các cây trồng ngắn hạn khác.

✅ Sử dụng giống ngô có tính kháng sâu bệnh tốt.

✅ Bổ sung nước và phân bón đầy đủ, cân đối theo giai đoạn sinh trưởng tránh đất ruộng khô hạn.

✅ Tránh bón đạm quá nhiều, nên bổ sung kali giúp cây ngô phát triển cứng cáp.

✅ Sau khi thu hoạch, tiến hành làm đất, cày xới và tiêu hủy toàn bộ gốc ngô, thân và lá. Phòng ngừa trứng của sâu đục thân ngô cư trú bên trong.

✅ Thường xuyên thăm ruộng ngô để sớm phát hiện ổ sâu non, ngắt và tiêu hủy sạch.

✅ Sử dụng các loài thiên địch sâu đục thân ruộng ngô.

Thuốc đặc trị sâu đục thân ngô Mebe Bt hiệu quả nhanh, an toàn

Để hỗ trợ bà con xử lý sâu đục thân cây bắp dứt diểm ở giai đoạn trứng và ấu trùng, AT xin giới thiệu một sản phẩm chuyên trị sâu bệnh, côn trùng gây hại cho cây ngô được nhiều nhà nông tin dùng: Thuốc trị sâu đục thân ngô Mebe Bt.

Nhận biết và Phòng trừ sâu đục thân ngô hiệu quả, an toàn
Những sợi nấm xâm nhiễm vào sâu đục thân ngô, ức chế và khiến chúng chết khô dần

Thành phần thuốc trị sâu đục thân ở cây ngô Mebe Bt

Beauveria sp và Metarhizium sp: 1 x 106 CFU/g.

Chất hữu cơ: 15%; Độ ẩm: 30%.

Kết hợp với các chủng nấm và vi khuẩn khỏe mạnh như: Iseria sp, Paecilomyces sp,  tổ hợp Bacillus thuringiensis (Bt), v.v.

Công dụng thuốc trị sâu đục thân ở cây ngô Mebe Bt

☑️ Các chủng nấm ký sinh hình thành phiến xâm nhiễm, sau đó tạo ra sợi nấm tiết độc tố vào xoang máu của sâu đục thân ngô và gây chết sâu bệnh.

☑️ Ngăn chặn nguy cơ lây lan bằng cách phán tán nấm sợi đến những con sâu đục thân khá.

☑️ Hỗ trợ tiêu diệt một số côn trùng khác như: xén tóc, sâu ăn lá, rầy rệp, bọ xít, các loài sâu đục thân ở trên cây trồng khác,…

☑️ Nâng cao sức khỏe đất ruộng ngô, kích hoạt cơ chế phòng vệ nhờ quần thể vi sinh hữu ích tăng mạnh.

☑️ Không gây tồn dư chất hóa học, hoàn toàn 100% từ các vi sinh vật có lợi.

Cách sử dụng thuốc trị sâu đục thân ở cây ngô Mebe Bt

Sử dụng Mebe Bt phun trị sâu đục thân gây hại ở cây ngô: 250g Mebe Bt + 200 lít nước, phun vào sáng hoặc chiều mát. Thuốc phát huy tối đa tác dụng khi sâu còn giai đoạn trứng.

Sử dụng Mebe Bt phun phòng sâu đục thân gây hại ở cây ngô: 250g Mebe Bt+ 600 – 800 lít nước, phun tương tự như trị sâu.

Địa chỉ mua thuốc trị sâu đục thân ngô uy tín, giá tốt?

Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp là đơn vị cung cấp các dòng chế phẩm sinh học chuyên trị sâu bệnh hại cho cây trồng. Ứng dụng công nghệ nghiên cứu, sản xuất hiện đại, mang đến những sản phẩm hiệu quả, có tính thực tiễn cao, góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

Thuốc trị sâu đục thân ngô Mebe Bt do Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp sở hữu và phân phối trực tiếp đến bà con nông dân. Sản phẩm đã đạt các yêu cầu về kiểm định an toàn cho môi trường và người sử dụng.

Với những thông tin về loài sâu đục thân ngô mà AT đã cung cấp, mong rằng đã giúp bà con hiểu hơn về côn trùng gây hại này. Đồng thời chủ động hơn trong công tác phòng ngừa đầu vụ, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại sản lượng đầu ra. Để theo dõi những bài viết hữu ích về việc phòng trị các loại côn trùng, sâu bệnh hay các phương pháp canh tyasc giúp có một vụ bội thu thì bà có thể có theo dõi trang web phanthuocvisinh để cập nhật những thông tin mới nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon