Phòng trị sâu đục thân bướm hai chấm hiệu quả, an toàn

Phòng trị sâu đục thân bướm hai chấm hiệu quả, an toàn

Sâu đục thân bướm hai chấm là loài gì và cách gây hại ra sao? Phòng trừ loại sâu này giúp bảo vệ sự phát triển của cây trồng. Tham khảo thông tin hữu ích trong bài sau để xử lý sâu đục thân bướm hai chấm cùng AT.

Tổng quan về loài sâu đục thân bướm hai chấm

Phòng trị sâu đục thân bướm hai chấm hiệu quả, an toàn
Khi phát hiện sâu đục thân bướm 2 chấm, bà con cần xử lý nhanh chóng tránh hậu quả nghiêm trọng

Sâu đục thân bướm hai chấm (Scirpophaga incertulas) là một loài bướm đêm và xếp trong họ Crambidae. Loài sâu này vô cùng phổ biến trên thế giới và được tìm thấy ở các nước như Ấn Độ, Nepal, Thái Lan,…

Tại Việt Nam, sâu đục thân lúa hai chấm là “thủ phạm” chính gây ảnh hưởng tới mùa vụ, giống lúa và chúng xuất hiện thường xuyên trên khắp các ruộng lúa.

Đặc điểm của loài sâu đục thân bướm hai chấm

Phòng trị sâu đục thân bướm hai chấm hiệu quả, an toàn
Sâu đục thân bướm 2 chấm có 7 lứa trong năm với mức phá hoại khác nhau

Đặc điểm của sâu đục thân bướm 2 chấm có hình thái như thế nào?

Đặc điểm sinh thái

– Trứng: Trứng của sâu đục thân bướm hai chấm có hình bầu dục chứa 50-150 trứng và có lớp lông màu vàng nhạt phủ trên. Trứng sâu có màu trắng khi mới đẻ sau đó có màu vàng và mới nở sẽ chuyển đen.

– Sâu non: Thân màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng, kém phát triển chân bụng và có móc bàn chân xếp thành 28 hình elip.

– Nhộng: Mới hóa giữ màu trắng sữa sau chuyển nâu vàng. Con cái có chân sau dài hết đốt bụng số 5 trong khi con đực là đốt bụng số 8.

– Bướm trưởng thành:

+ Bướm đực có đầu ngực, cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác ở giữa có một chấm đen. Có một vệt xiên màu nâu đen từ đỉnh cánh đến giữa cánh. Đặc biệt, mắt bướm đực là mắt kép, to đen.

+ Bướm cái toàn thân bao phủ bởi màu trắng hoặc vàng nhạt, trung tâm bụng có chùm lông vàng nhạt, có một chấm đen ở giữa cánh trước.

Đặc điểm sinh học

Trong thời gian qua mùa đông, tới xuân thì sâu non sẽ thành nhộng. Trong gốc thân lúa dưới đất 1-2 cm là nơi nhộng hóa gốc. Trước đó, sâu sẽ đục một lỗ nhỏ ở thân lúa để khi hóa đục chui ra.

Nhiệt độ từ 23-30 độ, độ ẩm trên 90% là điều kiện môi trường rất thuận lợi để sâu đục thân phát triển. Trong năm có tổng cộng 7 lứa sâu đục thân bướm hai chấm phá hoại. Trong đó cần đặc biệt lưu ý lứa thứ 2,3,5,6 có mức phá hoại cao hơn các lứa còn lại.

Vòng đời của loài sâu đục thân bướm hai chấm

Tùy theo điều kiện nhiệt độ, sâu đục thân bướm 2 chấm sẽ có vòng đời từ 43 đến 66 ngày tuổi.

Chi tiết về vòng đời của sâu ở 19 đến 25 độ C: Sau 8-13 ngày trứng sẽ nở. Từ 36-39 ngày là thời gian để ấu trùng trưởng thành. Thành nhộng trong vòng 12-16 ngày. Sau 3 ngày bướm sẽ đẻ trứng.

Chi tiết về vòng đời của sâu ở 26 đến 30 độ C: 7 ngày là thời gian cần để trứng nở. Để trưởng thành ấu trùng cần tới 25-33 ngày. Kéo dài 8-10 ngày là giai đoạn nhộng. Sau 3 ngày bướm sẽ đẻ trứng.

Điều kiện gây hại của sâu đục thân bướm hai chấm

Sâu đục thân hại lúa phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ ấm nóng từ 23-30 độ và có độ ẩm cao trên 60%. Có thể thấy khí hậu ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á vô cùng thuận lợi cho sâu bệnh phát triển đặc biệt là trong mùa vụ.

Những biểu hiện khi sâu đục thân bướm hai chấm tấn công ruộng lúa

Ở mỗi thời kỳ khác nhau, cây lúa bị sâu đục thân tấn công sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cùng tìm hiểu trong phần dưới đây để nhanh chóng phát hiện ra biểu hiện của sâu bệnh.

– Thời kỳ mạ: Lá dảnh lúa bị héo do sâu non tấn công bẹ lá và nõn giữa

– Thời kỳ đẻ nhánh: Lá non bị cuốn dọc và có màu xanh tái sẫm sau đó chuyển vàng. Nguyên nhân do phần thân dưới bị sâu đục, phá vỡ tổ chức bên trong ảnh hưởng tới chức năng dẫn nhựa.

– Thời kỳ sắp trổ hoặc mới trổ: Đầu tiên lá bao sẽ bị đục và chui vào, sau đó sâu ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt nguồn dinh dưỡng dẫn tới bông lúa lép trắng.

Hậu quả do sâu đục thân bướm hai chấm gây ra

Phòng trị sâu đục thân bướm hai chấm hiệu quả, an toàn
Sâu đục thân bướm 2 chấm gây ra thiệt hại cho vụ mùa nếu không sớm có các biện pháp phòng trị kịp thời

Tác hại của sâu đục thân hại lúa như sau: Sâu non sẽ đục một lỗ nhỏ ở thân lúa dưới đất 1-2 cm để chui ra trước khi hóa nhộng, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây lúa.

Khi lúa đẻ nhánh, sâu non từ một ổ trứng của sâu đục thân bướm 2 chấm có khả năng gây dảnh héo và bông bạc là 12 dảnh và khi lúa trổ là 9,2 bông bạc.

Bướm trưởng thành sẽ vũ hóa vào ban đêm và lấp ló dưới khóm lúa rậm rạp vào ban ngày.

Bướm hoạt động mạnh từ 19 – 20 giờ (đối với bướm cái) và 23 – 1 giờ ngày hôm sau (đối với bướm đực).

Phòng trừ sâu đục thân bướm hai chấm sao cho hiệu quả?

Loài sâu này gây ra rất nhiều hậu quả trong mùa vụ, làm ảnh hưởng tới giống lúa và cây lúa. Vì vậy bà con cần sớm trang bị những phương pháp xử lý loài sâu hại này cụ thể như sau:

Canh tác phòng trừ sâu đục thân bướm 2 chấm

Canh tác là một trong những biện pháp phòng bệnh vô cùng hữu hiệu.

  • Nguồn bệnh trong đất cần được xử lý một cách triệt để: Cần chú trọng diệt trừ tàn dư từ mùa vụ trước để tránh sâu bệnh gây hại.
  • Vụ mùa cần thu hoạch đúng cách: Cắt sát gốc rạ sau khi thu hoạch để phòng loại sâu này cư trú.
  • Vệ sinh sạch sẽ ruộng đồng, hạn chế hết mức sự phát triển của sâu bệnh bằng cách nhổ sạch gốc rễ sau mỗi vụ thu hoạch.
  • Cân đối trong việc bón phân: Hiện tượng đẻ nhánh không đều sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh hại thân lúa. Chính vì vậy cần điều chỉnh việc bón đạm sao cho phù hợp.
  • Tưới tiêu cân đối: Tùy theo từng giai đoạn phát triển để tưới tiêu sao cho thích hợp hạn chế bị sâu.
  • Tiến hành thăm đồng: Thường xuyên thăm đồng để theo dõi, nắm bắt để có biện pháp trị bệnh phù hợp.

Sử dụng thuốc hóa học trị sâu đục thân bướm 2 chấm

Với tình trạng sâu gây hại nặng trên ruộng, bà con có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật với tác dụng nhanh chóng, hiệu quả.

Cảnh báo! Tuy nhiên, việc dùng thuốc hóa học gây ra những tác dụng phụ như tiêu diệt thiên địch, các vi sinh vật có lợi trong đất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì vậy bà con hãy lựa chọn các sản phẩm sinh học nhằm bảo vệ sức khỏe cũng như mang lại hiệu quả lâu dài hơn.

Thuốc sinh học đặc trị sâu đục thân bướm hai chấm

Phòng trị sâu đục thân bướm hai chấm hiệu quả, an toàn
Giúp bà con xử lý sâu đục thân bướm 2 chấm hiệu quả, an toàn cùng sản phẩm Mebe BT

Để các biện pháp phòng trị bướm sâu đục thân đạt kết quả tốt nhất, bà con nên kết hợp dùng sản phẩm sinh học Mebe BT đến từ Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp.

Với các thành phần như Metarhizium spp, Beauveria sp,… bổ sung vi khuẩn BT, được sản xuất bằng công nghệ nhân nuôi thu bào hiện đại, Mebe BT sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt trong phòng trị sâu bệnh.

Đặc biệt hơn, sản phẩm không yêu cầu thời gian cách ly và cung cấp một lượng vi sinh lớn tránh cho trứng và sâu non sinh trưởng ở thân lúa.

Hướng dẫn sử dụng Mebe BT trị sâu đục thân bướm 2 chấm:

Chai 250g hòa tan vào phuy 200 lít nước (25g/bình dùng với 20-25 lít nước), tiến hành việc phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun vào giai đoạn mùa vụ xuất hiện các loại rầy, sâu hoặc vào giai đoạn trong vòng đời của rầy và sâu

Phun phòng trừ cho các loại rầy, sâu đục thân, muỗi hành và sâu hại khác với lượng nước 600 – 800 lít/ha.

Bài viết trên đã cung cấp nguồn thông tin cũng như cách phòng trị sâu đục thân bướm hai chấm ở ruộng lúa hiệu quả. Hy vọng bà con nông dân đã tìm ra cho mình phương pháp phòng trị sâu bệnh thích hợp, mang lại mùa màng bội thu! Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ nào, hãy liên hệ Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp qua hotline 09 622 41 635 để được tư vấn tận tình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon