Cách phòng trị rệp sáp hại cà phê nhanh, hiệu quả, an toàn

Rệp sáp hại cà phê và cách phòng trừ hiệu quả

Rệp sáp hại cà phê có nguồn gốc từ châu Á, được cảnh báo về mức độ gây hại lây lan đến các vườn cà phê, ca cao, hồ tiêu khu vực châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương. Chúng còn được gọi là rệp sáp bột cam quýt do chuyên tấn công các loại cây có múi. Tác động xấu đến phẩm chất hạt cà phê, hương vị kém do độc tính của rệp sáp. Để biết thêm thông tin về rệp sáp cà phê, mời bà con cùng AT theo dõi qua bài viết sau.

Tìm hiểu về loài rệp sáp hại cà phê

Rệp sáp hại cà phê và cách phòng trừ hiệu quả
Rệp sáp hại cà phê xuất hiện ở các quốc gia, có nguồn gốc từ châu Á

Rệp sáp hại cà phê (tên tiếng Anh: mealybug) thuộc họ Pseudococcidae. Tên khoa học của chúng là Planococcus citri, mặc dù ưa chuộng cây có múi nhưng rệp sáp vẫn tấn công một số cây cảnh, thực vật hoang dã, đơn cử như cà phê. Mỗi loài rệp sáp sẽ có chủng ký sinh tương ứng, vì thế khi sử dụng các chế phẩm sinh học tiêu diệt rệp cần xác định rõ là do loại rệp sáp nào gây ra.

✔️ Nhiệt độ sinh trưởng: 20 – 29°C.

✔️ Đường lan truyền: gió.

✔️ Môi giới truyền bệnh: kiến vàng điên (Anoplolepis longipes).

✔️ Thiên địch: các loại ong ký sinh, bọ ăn thịt (bọ rùa, bọ săn mồi), bọ Lacewings.

✔️ Cách xử lý: dung dịch tự nhiên, bắt bằng tay, dầu khoáng, chế phẩm sinh học, chất hóa học.

Đặc tính gây hại của loài rệp sáp hại cà phê

Nắm rõ các đặc tính về rệp sáp cà phê sẽ giúp bà con có phương án phòng trị phù hợp cho vườn cà phê của mình.

Nhận biết rệp sáp xuất hiện gây hại cà phê

Cơ thể rệp sáp cái pha trưởng thành dài 3mm. Thân trắng, pha chút nâu hoặc hồng. Được bao phủ một lớp sáp trắng, phải phủi bớt mới thấy được màu thật cơ thể. Trên lưng có đường sọc màu xám nhạt. Rệp cái không có cánh.

Về rệp sáp đực pha trưởng thành có kích thước dài hơn, các sợi sáp ở rìa cơ thể dài hơn con cái. Rệp đực có cánh và làm kén bông để hóa nhộng.

Rệp sáp hại cà phê thuộc kiểu sinh sản đơn tính, vì thế rệp cái có khả năng sinh sản mà không cần hoạt động giao phối.

Mỗi con cái trưởng thành đẻ từ 300 – 600 trứng. Trứng rệp có màu vàng sáng, hồng hoặc màu hổ phách. Độ dài tầm 0,3 mm. Sau đó chúng phát triển thành nhộng có lớp phủ sáp trên thân và đôi mắt đỏ.

Thời gian rệp sáp xuất hiện gây hại cà phê

Theo kết quả nghiên cứu về thời gian sinh tồn của rệp trên lá cà phê, nhận thấy rằng rệp sáp đực sống được khoảng 27 ngày. Trong khi đó rệp sáp cái sống tới 115 ngày, có thể dao động thêm 20 – 44 ngày.

Loài rệp sáp cam quýt này xuất hiện vào giai đoạn ra hoa đến lúc thu hoạch cà. Vào mùa khô và đầu mùa mưa là thời điểm rệp sáp cà phê tấn công mạnh mẽ nhất. Sau đó giảm dần song song với mật độ mưa trong khu vực.

Nhận biết rệp sáp hại cà phê qua dấu hiệu nào?

Rệp sáp hại cà phê và cách phòng trừ hiệu quả
Rệp sáp gây hại ở quả cà, thân và cành khiến các bộ phận này hư hại do sự chích hút

Rệp sáp tấn công cây cà phê giai đoạn thành nhộng và pha trưởng thành. Đối tượng gây hại là thân, mặt dưới lá, rễ và trái cà phê. Cơ chế như sau:

Chúng đẻ trứng khu vực kẽ lá, nụ và chùm trái cà phê non. Sau khi trứng nở hóa nhộng, rệp sẽ tìm chỗ sống cố định, tiến hành hút nhựa cây khiến cho chồi non, lá non khô héo. Đồng thời làm rụng bông và trái non gây chết cành. Rệp sáp hại cà phê tiết dịch ngọt giúp nấm bồ hóng dễ dàng xâm nhiễm, tạo thành lớp muội đen trên bộ phận bị hại.

Đối với bộ rễ, rệp sáp có xu hướng bám chặt vào, sau đó chích hút nhựa ở rễ để làm thức ăn. Kết hợp với việc tiết lớp sáp bao phủ quanh bộ rễ – hay còn gọi là măng xông, lớp này sẽ bảo vệ rệp sáp khỏi các tác động cơ bản và khiến cho rễ cây cà phê không hút nước được, khiến cây héo vàng và chết dần do thiếu nguồn sống. Bộ rễ có xu hướng thối rữa do nấm Bornetia corium cộng tác với rệp hại cà phê.

Hậu quả do rệp sáp hại cà phê gây ra

Nhờ vector truyền bệnh là kiến vàng điên, rệp sáp dễ dàng lẩn trốn nếu có tác động từ môi trường và con người. Kiến tha rệp đi trốn và trở về cây cà phê gây hại.

Tại các vườn ươm giống, rệp sáp cà phê gây thiệt đến 80 – 100% tổng diện tích vườn. Sức đề kháng của cây cà phê dần yếu đi khiến các loại côn trùng khác kéo đến gây hại như: ve sầu, rệp sáp, nhện đỏ, sâu đục thân hại cà phê,…

Do sự hình thành lớp muội đen của nấm trên lá gây cản trở quá trình quang hợp cây cà phê. Lá vàng úa, chết héo, ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng.

Khi cây còi cọc, chồi non héo, lá vàng khô thì tỷ lệ ra hoa đậu quả rất thấp. Nếu có thì chất lượng quả cà cũng suy giảm đáng kể, không phù hợp để thu hoạch và bán ra.

Đồng thời rệp sáp khiến cho mùa vụ cà phê bị rút ngắn lại do mức hư hại nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát toàn vườn khá cao.

Một số cách phòng trừ rệp sáp hại cà phê đơn giản, hiệu quả

Việc xử lý khi rệp sáp xuất hiện là cần thiết, tuy nhiên công tác ngăn chặn từ đầu sẽ đảm bảo hiệu suất vườn cao hơn, giúp bà con tiết kiệm kha khá chi phí điều trị bệnh. Cùng AT điểm qua những thao tác cần thiết cho hoạt động phòng ngừa rệp sáp trên cây cà phê.

Rệp sáp hại cà phê và cách phòng trừ hiệu quả
Rệp sáp có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào, vì vậy cần thực hiện đầy đủ công tác phòng trừ

Biện pháp canh tác phòng ngùa và xử lý rệp sáp ở cây cà phê

✅ Thường xuyên cắt tỉa vườn, tránh sự va chạm giữa các cành cà phê.

✅ Dọn vườn thông thoáng, xử lý đất trước khi trồng hạn chế rệp sáp ngủ đông trong đất.

✅ Vệ sinh sạch dụng cụ làm vườn giảm thiểu nguy cơ nấm bồ hóng và các loại virus cư trú.

✅ Cân đối lượng phân bón nhằm kích rễ sinh trưởng, kết hợp tưới tiêu đều đặn vào mùa khô nâng cao khả năng chống chịu của cây cà phê

✅ Phát triển các loài thiên địch để xử lý rệp sáp hại cà phê khi lá cà phê còn xanh hoặc vàng.

✅ Dùng bẫy sinh học để bắt rệp sáp đực.

✅ Pha hỗn hợp tỏi – gừng ớt – nước để phun trị rệp sáp. Ngoài ra bà con có thể dùng xà phòng trừ rệp tương tự.

✅ Khi phát hiện trứng rệp trên cây cà phê, dùng vòi nước xịt mạnh vào khu vực có trứng và làm chết chúng. Nếu số lượng trứng dày đặc có thể phun thuốc sinh hoặc dầu khoáng ngăn ngừa lây lan.

❌ Không trồng cây tạo bóng hay các cây họ đậu nơi trồng cà phê.

Sử dụng thuốc hóa học tiêu diệt rệp sáp ở cây cà phê

Bà con có thể sử dụng những loại thuốc trừ sâu trong danh mục cho phép sử dụng. Nên dùng với liều lượng vừa đủ tránh gây hại đến các loài thiên địch trong vườn. Tránh lạm dụng chất hóa học do một vài sản phẩm có thành phần độc tính cao, một mặt là tiêu diệt rệp sáp, mặt khác khiến tình trạng vườn cà phê suy giảm. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người trồng vườn cà.

Thuốc đặc trị rệp sáp hại cà phê AT Mebe hiệu quả, an toàn

Rệp sáp hại cà phê và cách phòng trừ hiệu quả
AT Mebe tạo ẩm cho đất trồng, kích thích cây cà phê sinh trưởng sau khi xử lý rệp sáp

Mua ngay thuốc đặc trị rệp sáp trên cây cà phê

Sản phẩm sinh học chuyên đặc trị rệp sáp  trên cay cà phê AT Mebe giúp phòng ngừa, xua đuổi và tiêu diệt tận gốc loài rệp sáp gây hại nhờ vào chủng nấm ký sinh xanh – trắng, nâng cao hiệu quả diệt rệp trên toàn diện tích.

Thành phần thuốc đặc trị rệp sáp ở cây cà phê AT Mebe

Metarhizium anisopliaeBeauveria bassiana chuyên ký sinh trên cơ thể côn trùng có cánh, cánh vảy như rệp sáp. Chúng phát tán bào tử xâm nhập vào khoang cơ thể của rệp sáp cam quýt. Sau khi lấp đầy sợi nấm trong cơ thể rệp, bộ đôi này chui ra khỏi lớp biểu bì của rệp sáp, tạo thành bào tử và tiến hành lây lan sang những con rệp trưởng thành còn lại.

Thuốc có khả năng xử lý mọi giai đoạn sinh trưởng của rệp sáp từ trứng, ấu trùng đến pha trưởng thành.

  • Metarhizium ssp: 1 x 106 CFU/g;
  • Beauveria ssp: 1 x 106 CFU/g;
  • Hữu cơ: 15%; Độ ẩm ≤ 30%.

Công dụng thuốc trừ rệp sáp ở cây cà phê AT Mebe

Ngoài chức năng diệt trừ rệp sáp trên cây cà phê, AT Mebe còn bổ sung chất hữu cơ và cung cấp độ ẩm cho đất và cây trồng. Tạo lợi thế sinh trưởng tốt nhất cho cây cà phê.

AT Mebe không chứa các độc tính gây hại gây xói mòn đất, nóng rễ hay tiêu diệt quần thể vi sinh trong đất vườn.

Với môi trường độ ẩm phù hợp, AT Mebe phát huy tối đa khả năng xử lý rệp sáp hại cà phê trong thời gian ngắn nhất.

Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị rệp sáp ở cây cà phê AT Mebe

☑️ AT Mebe rắc gốc cà phê: Dùng 10 – 20g thuốc đặc trị rải đều gốc cây, sau đó tưới nước hoặc đợi mưa để thuốc ngấm sâu vào rễ cây hơn (Liều lượng tùy thuộc mật độ rệp sáp hại trên cây cà phê).

☑️ AT Mebe tưới gốc hoặc phun lá cà phê:

Tưới gốc: 500g thuốc đặc trị + 2 – 5 lít nước. Tưới định kỳ sau 1 – 2 tháng.

Phun lá: 500g thuốc đặc trị + 200 lít nước, tiến hành phun kỹ vùng tán lá. Tưới định kỳ sau 1 – 2 tháng (Số lần tưới gốc và phun lá tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và môi trường xung quanh).

Địa chỉ mua thuốc đặc trị rệp sáp hại cà phê uy tín, giá tốt?

Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp thực hiện các nghiên cứu liên quan đến cây trồng và bệnh hại, sản xuất các chế phẩm sinh học đặc trị bệnh trên cây do côn trùng và nấm gây ra. AT liên tục tìm hiểu và phát triển các dòng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết tại Việt Nam.

Thuốc trừ rệp sáp hại cà phê AT Mebe là sản phẩm độc quyền được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp. Sản phẩm đã qua kiểm định về hiệu quả và độ an toàn cho cây trồng.

Trên đây là thông tin về rệp sáp hại cà phê mà AT đã tổng hợp và chia sẻ đến bà con. Mong rằng qua bài viết này bà con sẽ chủ động trong công tác phòng ngừa bệnh hại do rệp sáp gây ra, thủ sẵn phương án xử lý côn trùng gây hại cà phê, đảm bảo năng suất và chất lượng vườn cà khi vào vụ. Bà con hãy theo dõi trang web của chúng tôi để thường thường xuyên cập nhật được nhiều bài viết về tin tức thị trường hay các thông tin về các loại bệnh thường gặp ở cây cà phê nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon