Kỹ thuật làm bông sầu riêng chi tiết từ A-Z cho nhà nông

làm bông sầu riêng

Làm bông sầu riêng là giai đoạn quan trọng quyết định năng suất, chất lượng trái, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của nhà vườn. Tuy nhiên, có không ít nhà vườn cả năm chăm sóc nhưng bị thất bại ở giai đoạn này. Bài viết hôm nay, Phân thuốc vi sinh AT xin chia sẻ đến bà con kỹ thuật làm bông cho cây sầu riêng chi tiết đầy đủ nhất.

Làm bông sầu riêng cần điều kiện gì?

Để quá trình làm bông diễn ra hiệu quả nhất, cây sầu riêng phải đảm bảo các điều kiện dưới đây:

Cây sầu riêng phải khỏe, phát triển tốt, lá xanh, không có các loài sâu bệnh hại tấn công.

Độ pH đất ổn định, lớn hơn 6.

Cây sầu riêng phải có đủ lá, ít nhất là 2 cơi lá trở lên.

Sầu riêng đã có chồi lông ở bên trong thân, đã được cắt tỉa cành thông thoáng.

Thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, đúng vụ.

Nếu sầu riêng đã đáp ứng các tiêu chí trên, bà con có thể yên tâm bắt tay vào quá trình làm bông rồi.

Làm bông sầu riêng cần điều kiện gì?
Làm bông sầu riêng cần điều kiện gì?    

Kỹ thuật làm bông sầu riêng

Quá trình làm bông cho cây sầu riêng đòi hỏi những kỹ thuật tỉ mỉ, chi tiết. Giai đoạn này rất quan trọng, bà con nên làm theo một số bước dưới đây.

Cắt nước, tạo khô hạn cho cây

Bắt buộc nhà vườn phải tạo khô hạn để sầu riêng có thể phân hóa mầm hoa. Khi qua mùa mưa, bắt đầu mùa khô vào khoảng tháng 1 dương lịch  tiến hành cắt nước và tạo khô hạn cho cây. Điều kiện để tạo khô hạn đó là cây ra đủ 3 cơi đọt, lá đầu đọt đã mở hết và dần chuyển sang giai đoạn lá già.

Trong suốt quá trình làm bông sầu riêng, bà con không phun hay tưới nước cho cây. Nếu có mưa phải tiến hành đào rãnh để rút nước.

Sau 25 – 28 ngày, quan sát sầu riêng đã ra lá già có màu xanh đậm. Mọi người hãy sử dụng sản phẩm AT Phân hóa mầm hoa để hoa ra đồng loạt.

Cắt nước, tạo khô hạn cho cây
Cắt nước, tạo khô hạn cho cây

Tưới nước

Khi thấy sầu riêng đã ra mắt cua, hoa dài tầm 2 – 3cm nhà vườn nên bắt đầu giai đoạn tưới nước. Lưu ý, không nên tưới quá sớm vì có thể làm ảnh hưởng tới các chùm hoa, dinh dưỡng. Lúc này cuống hoa dài, yếu, làm ảnh hưởng tới quá trình ra hoa, đậu quả.

Nếu tưới vào giai đoạn có hoa ở đầu cành cây sẽ phát triển mạnh, các hoa bên trong thân không có điều kiện phát triển. Do đó, cần cân nhắc tưới vào thời điểm thích hợp nhất.

Khi tưới, nên tưới ẩm lớp đất mặt sao cho nước ngấm khoảng 5 – 7cm. Không tưới trực tiếp vào gốc làm cây không ra hoa đều. Sau khoảng 3-5 ngày tưới lại để đất ẩm.

Khi làm bông sầu riêng nhận thấy cây có dấu hiệu xả nhụy, cần giảm dần lượng nước tưới để tăng khả năng đậu trái.

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

Bà con tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây sau thời gian tưới nước khoảng 3-5 ngày. Khi làm bông sầu riêng có thể sử dụng các loại phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ hoai mụ. lấy thêm cỏ để che phủ, giữ độ ẩm cho đất.

Giai đoạn hãy bổ sung các yếu tố trung vi lượng giúp hạt phất có sức sống cao. Tạo độ chắc cho cuống hoa. Ngoài ra nếu thấy cây có dấu hiệu bị tuyến trùng thì cần dùng sản phẩm AT Padave để tiêu diệt ngay. Hay nếu có nấm bệnh thì nên dùng ngay các chế phẩm sinh học của AT để loại trừ hiệu quả.

Một lưu ý cho bà con trong giai đoạn này đó là từ thời điểm cây nhú mắt cua đến khi xả nhụy kéo dài khoảng 2 tháng. Bà con nên điều tiết cẩn thận để tránh cây ra muộn sẽ làm cạnh tranh dinh dưỡng với hoa, gây hiện tượng rụng trái.

Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi làm bông sầu riêng
Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi làm bông sầu riêng

Quá trình tỉa hoa

Trong quy trình làm bông sầu riêng chắc chắn đây là hoạt động cần thiết nhất. Trường hợp cây ra nhiều bông quá sẽ làm giảm khả năng đậu quả, khiến cây không thể có đủ chất dinh dượng nuôi quả. Thời điểm nhà vườn nên tỉa chùm hoa là trung bình hoa đã dài khoảng 3 – 5cm.

Cách tỉa được thực hiện như sau:

Với những cành mọc cấp 1, hoa đầu tiên chúng ta để cách thân khoảng 0,5-1,8m. Với cây lớn, cành thấp, nên để chùm hoa đầu tiên cách xa thân. Nếu để gần làm quả nhỏ, kém phát triển.

Với  cành cấp 2, nhà vườn trồng sầu tiến hành giữ lại hoa ở cành to khỏe, ở nách cành cấp 2. Nên để lại hoa khỏe hướng xuống dưới. 1 cành để trung bình khoảng 4-10 chùm hoa, mỗi bông cách nhau 20-25cm.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tỉa bớt hoa trong các chùm khi hoa dài từ 8-10cm.

Thông thường, một chùm hoa sầu thường có rất nhiều hoa, có chùm ra khoảng 50 hoa. Chúng ta nên tỉa bớt và để lại nụ hoa cùng đợt. Để lại hoa tròn, mập, cuống khỏe, sạch sâu bệnh. Tỉa hoa đúng quy trình là để không quá 10 bông 1 chùm.

Một số lưu ý khi làm bông sầu riêng

Bên cạnh những kỹ thuật trên, để làm bông sầu hiệu quả bà con cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:

Một số lưu ý khi làm bông sầu riêng
Một số lưu ý khi làm bông sầu riêng

Không bổ sung Clo, phân bón lá vì có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng trái.

Khi trái vừa mới đậu, không để cây ra đọt non sẽ làm cây và trái bị cạnh tranh chất dinh dưỡng với nhau.

Nếu cần chặn đọt phát triển, có thể dùng phân bón lá phun lên lên cây. Đồng thời bổ sung dinh dưỡng cần thiết để giúp cây nuôi trái tốt.

Quá trình làm bông sầu riêng đòi hỏi nhiều kỹ thuật và công sức chăm sóc. Trong giai đoạn này chúng ta nên đầu tư thời gian thăm vườn thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất. Qua bài chia sẻ này hy vọng bà con sẽ tìm được thông tin mình mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon