Hướng dẫn cách chiết cành mận nhân giống cây hiệu quả

Hướng dẫn chiết cành mận đơn giản, đúng kỹ thuật

Chiết cành mận là một trong những phương pháp nhân giống quen thuộc với loại cây trồng này. Để đạt hiệu quả trong canh tác giống mận, bà con thực hiện các bước kỹ thuật chiết cành cây mận chi tiết hơn trong bài viết sau đây từ AT.

Giới thiệu cách chiết cành mận

Hướng dẫn chiết cành mận đơn giản, đúng kỹ thuật
Chiết cành là một trong những phương pháp nhân giống cho tỷ lệ thành công cao

Chiết cành mận là kỹ thuật nhân giống thường gặp bên cạnh việc gieo hạt, ghép cành, hoặc sử dụng chồi rễ. Chọn các giống cây sinh trưởng mạnh khỏe cũng sẽ cho năng suất gieo trồng hằng năm ổn định. Tìm hiểu chi tiết về cây mận và cách chiết cành cụ thể dưới đây.

Đặc điểm hình dáng của cây mận chiết

Cây mận thuộc nhóm cây ưa khí hậu mát mẻ, tùy vào cách nhân giống và sự chăm sóc mà cây sẽ cho ra quả sau thời gian trồng là 3 – 4 năm. Sau từ 8 đến 10 tuổi thì cây mận cho từ 60 – 70kg quả và có thể đạt tới 200kg quả nếu chăm sóc tốt.

Cây mận có thân gỗ, phân cành thấp và nhiều, thường có tán xòe rộng từ 2 – 2,5m. Rễ mận nảy chồi rất mạnh vì vậy mọi người thường bấm rễ để tạo cây con mới. Cây mận sẽ cho ra hoa trong tháng 2, tháng 3 dương lịch và quả phát triển tới tháng 4, tháng 5 thì cho thu hoạch.

Một số giống cây mận phổ biến

Ở Việt Nam phổ biến với các giống mận có chất lượng cao, được nhiều người ưa chuộng tiêu thụ trong nước và có thể xuất khẩu như sau:

Mận Tam Hoa: Được trồng chủ yếu tại các vùng núi phía Bắc, với kỳ thu hoạch vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 và thường sử dụng làm quả tươi chín hoặc đóng vào hộp.

Mận Thép: Chủ yếu ở vùng ven biển sông Hồng và khu vực rải rác phía Bắc với quả chín từ tháng 4, tháng 5 hằng năm.

Mận Tả Van: Cho quả to và ngọt khi chín, vỏ quả màu tím, ruột màu vàng, hoặc ruột tím.

Mận Hậu: Có quả to và thịt dày, hạt nhỏ với vị giòn ngọt, thích hợp trồng ở điều kiện vùng cao, với thu hoạch rơi vào trung tuần tháng 7.

Lợi ích từ những quả mận mang lại cho sức khỏe con người

Mận chứa nhiều chất dinh dưỡng với hơn 15 loại vitamin, khoáng chất, ít calo và giàu chất xơ, giàu chất chống oxy hóa. Mận nằm trong số những thức quả vào mùa hè được rất nhiều người yêu thích vì mang đến các lợi ích dành cho sức khỏe cụ thể như sau:

✅ Giảm táo bón: Các loại như mận khô, nước ép mận mang lại công dụng như giảm táo bón, tăng cường hệ tiêu hóa, bài tiết,…

✅ Tốt cho hệ tim mạch: Với hàm lượng nhiều kali trong mận giúp điều chỉnh huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ.

✅ Giàu chất chống oxy hóa: Trong quả mận có chứa nhiều chất chống oxy hóa, với khả năng giảm tình trạng viêm nhiễm, bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương bởi các gốc tự do. Chứa nhiều polyphenol mang lại các tác động tích cực đến sức khỏe xương khớp, giảm thiểu những nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.

✅ Giảm sự hấp thụ cholesterol: Với hàm lượng vitamin C có trong quả mận cũng giúp ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa ở động mạch, đào thải cholesterol xấu ra ngoài cơ thể, ngăn các bệnh như viêm xương khớp, hen suyễn, viêm khớp dạng thấp,…

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách chiết cành mận

Hướng dẫn chiết cành mận đơn giản, đúng kỹ thuật
Cần chuẩn bị chu đáo trước khi thực hiện chiết cành cho cây mận

Ưu điểm của cách chiết cành mận là giữ được những đặc tính của cây mẹ cũng như cho tỷ lệ thành công cao. Vì vậy trước khi chiết cần có bước chuẩn bị thật chu đáo để thực hiện tốt hơn, cụ thể như sau:

Làm bầu đất cho cành mận chiết

Những nguyên liệu sử dụng để làm bầu đất gồm: Đất vườn, đất bùn ao phơi khô, mang đi trộn cùng với mùn cưa, rơm rạ băm nhỏ, hoặc rễ bèo tây,…

Thời điểm thích hợp để chiết cành cây mận

Trồng mận thường rơi vào khoảng thời gian tháng 2-4 trước khi nảy lộc xuân và sau khi rụng lá từ tháng 11-12. Chiết cành mận sẽ rơi vào các tháng 7, tháng 8 hoặc tháng 2, tháng 3 là phù hợp.

Hướng dẫn cách chiết cành mận đơn giản qua từng bước

Hướng dẫn chiết cành mận đơn giản, đúng kỹ thuật
Chiết cành cây mận theo các bước kỹ thuật đơn giản cho mọi nhà cùng thực hiện

Áp dụng theo thứ tự các bước thực hiện cách chiết cành cây mận dưới đây cho tỷ lệ thành công cao với khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất cụ thể như sau:

Bước 1: Chọn cây giống mận tốt, đảm bảo mỗi mùa vụ đều cho năng suất cao ổn định. Cây giống không bị sâu bệnh, được chăm sóc đầy đủ. Chọn các cành ở phần bìa tán cấp 3, cấp 4 với đường kính gốc cành rơi vào khoảng 0,8cm; chiều dài 50 đến 60cm, trong khoảng 6 – 8 tháng tuổi.

Bước 2: Thực hiện chiết cành vào ngày khô mát, dùng dao sắc để cắt phần khoanh vỏ, sau đó cạo sạch tượng tầng và tiến hành bó bầu ngay. Trước khi bó bầu thì bôi dung dịch kích rễ vào vết cắt khoanh vỏ.

Bước 3: Trộn 2 phần đất, 1 phần nguyên liệu đã chuẩn bị và nước đủ ẩm 70%. Bầu chiết có trọng lượng 150-300g và đường kính 6-8cm. Bầu dài 12cm, dùng nilon bọc lại.

Bước 4: Sau khoảng thời gian từ 1,5 đến 2 tháng quan sát thấy trong bầu đã có nhiều rễ thì tiến hành cắt cành đem giâm ra vườn ươm. Từ 2-3 tháng chăm sóc cho cây phát triển rồi mang đi trồng.

Những lưu ý khi thực hiện kỹ thuật chiết cành mận

Để việc chiết cành cây mận đạt tỷ lệ thành công cao nhất thì bà con cần chú ý một số điểm như sau:

✅ Chọn cành chiết trên cơ sở cây mẹ, không chiết cành ở các cây giá, đã cho nhiều mùa ra hoa tạo quả, tốt nhất là chiết trên những cây non đang còn tơ.

✅ Chiết những cành phần trên tán cây, chọn cành xiên ở khu vực có nhiều ánh sáng.

✅ Chú ý không chiết cành ở đỉnh ngọn, hoặc ở những cành vượt, mọc trên thân chính hoặc chân các cành lớn. Kích thước cành sẽ có đường kính từ 1 cm đến 3 cm, và độ tuổi cành từ 1 đến 3 năm.

Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về kỹ thuật chiết cành mận hiệu quả cho bà con cùng thực hiện. Đọc thêm những bài viết khác từ Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp hoặc liên hệ đến các số điện thoại 096 789 1046 – 09622 41 635 – 0972 563 448 để kỹ sư nông nghiệp tư vấn nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon