Cách chăm sóc dâu tây sau thu hoạch mau hồi phục, sớm ra trái

Quy trình chăm sóc dâu tây sau thu hoạch nhanh hồi phục

Chăm sóc dâu tây sau thu hoạch là hình thức để giúp cây nhanh phục hồi cây, gia tăng năng suất cho vụ mùa tiếp theo. Nếu sau thu hoạch bà con không chăm sóc, cây rất dễ bị nhiễm bệnh, còi cọc, kém phát triển, từ đó khó đậu trái, cho ra trái nhưng không đạt chất lượng. Vậy cách chăm sóc cho dâu tây sau khi thu hoạch xong như thế nào, hãy cùng AT theo dõi bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về cách chăm sóc dâu tây sau thu hoạch

Quy trình chăm sóc dâu tây sau thu hoạch nhanh hồi phục
Sau thu hoạch cần chăm sóc cây dâu tây để mau hồi phục và giúp tỷ lệ ra trái cho mùa vụ sau đạt nhiều hơn

Chăm sóc dâu tây sau thu hoạch là giai đoạn bà con cần chú ý, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để cây mau chóng phục hồi và chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo. Chất lượng của dâu tốt hay xấu đều phụ thuộc vào cả một quá trình chăm sóc. Dâu tây rất nhạy cảm nên nếu chăm sóc không kỹ cây khó cho ra quả, dễ bị nhiễm các loại bệnh, sâu côn trùng gây hại.

Đặc điểm hình dạng của cây dâu tây

Dâu tây là loại cây lâu năm, thuốc họ cây thân thảo, thân ngắn và mọc rất nhiều lá. Các mầm chồi và kể cả cây con đều được mọc từ nách lá.

Lá bao quanh thân, lá kép có 3 lá chét, mép lá có răng cưa, cuống lá dài, thường có màu trắng khi còn non và sẽ chuyển sang màu đỏ khi lá già.

Rễ của cây là rễ chùm, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25 độ C. Hoa gồm 5 cánh mỏng, màu trắng, dâu tây là hoa lưỡng tính nên mỗi hoa sẽ tự thụ và đều có quả. Quả sẽ có màu đỏ, nhưng thực chất là quả giả, quả thật nằm ngoài thường được gọi là hạt, bao phủ bề mặt.

Giá trị kinh tế khi trồng cây dâu tây

Dâu tây là loại quả không chỉ mang lại giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn giá trị về mặt kinh tế cho bà con. Giá một kg dâu tây rất đắt, nên được nhiều nhà vườn đầu tư sản xuất. Đây là loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Quả dâu tây cũng được sản xuất để làm ra nhiều loại sản phẩm độc đáo hơn như làm mứt, sinh tố, kem, kẹo,…

Hướng dẫn chăm sóc dâu tây sau thu hoạch mau hồi phục, xanh lá đứng cây

Quy trình chăm sóc dâu tây sau thu hoạch nhanh hồi phục
Áp dụng những biện pháp và kỹ thuật canh tác, chăm sóc dâu tây hiệu quả như cần xới đất, cắt tỉa bớt lá, tiêu hủy lá, cây bị bệnh, tưới nước và bón phân

Để chăm sóc dâu tây sau thu hoạch đạt hiệu quả tốt nhất, bà con cần làm theo đúng quy trình, kỹ thuật chăm sóc. Dưới đây là bước bà con nên thực hiện để mau phục hồi nhất.

Xới đất làm cỏ cho vườn dâu tây sau thu hoạch

Trước khi tiến hành làm đất, cần loại bỏ những loại rác hữu cơ như như rơm rạ, mùn cưa sẽ giúp hạn chế mầm bệnh tồn tại và phát triển, gây hại cho cây trồng.

Bắt đầu vào việc xới đất, cần xới theo hàng và lối đi, không nên xào xới quá sâu để tránh làm đứt gãy bộ rễ của cây dâu tây. Xới đất sẽ giúp cây được thông thoáng và quá trình quang hợp dễ dàng hơn.

Nhổ cỏ xung quanh để tránh chúng hút hết chất dinh dưỡng nuôi cây và là nơi trú ngụ của nhiều côn trùng gây bệnh. Để giữ ẩm cho cây dâu tây, đổ một ít mùn cưa hoặc rơm rạ mới phủ lên trên.

Tạo tán, tỉa lá cho cây dâu tây sau thu hoạch

Vào cuối tháng bảy hoặc tháng tám sẽ tiến hành cắt tỉa trong vòng 3-4 ngày sau khi thu hoạch đợt dâu tây cuối cùng. Cắt tỉa cây dâu tây sau thu hoạch giúp cây duy trì hình dáng, cân bằng dinh dưỡng và tập trung vào việc nuôi chồi, lá mới, loại bỏ được các lá yếu, cây bị hư hỏng hoặc sâu, bệnh hại tấn công.

Trước khi tiến hành cắt tỉa cành cây dâu tây cần sát khuẩn các dụng cụ để tránh lây các mầm bệnh cho các cây trồng khỏe mạnh, hạn chế tổn thương cho cây dâu tây.

Những phần nhánh để hình thành cây mới đã già và mọc rễ bà con cần tiến hành tách cây và chuyển cây mới ra đất để trồng.

Tưới nước, giữ ẩm cho dâu tây sau thu hoạch

Tưới đủ nước cho cây để giữ độ ẩm cần thiết cho cây. Nên tưới cây dâu tây ở mức tương đối, đều đặn và đảm bảo duy trì độ ẩm trong đất. Không nên tưới nhiều nước sẽ khiến cây bị úng nước gây lên thối rễ.

Quán sát thời tiết hằng ngày, để điều chỉnh lượng nước phù hợp cho cây dâu tây. Phần đất trên luống dâu cần có độ ẩm nhất định để mau phục hồi, nhanh ra rễ và cho ra trái. Buổi sáng sớm hoặc chiều mát là thời điểm thích hợp để tưới cây vì giúp cây bị cháy nắng.

Phòng ngừa sâu bệnh cho cây dâu tây sau thu hoạch

Quy trình chăm sóc dâu tây sau thu hoạch nhanh hồi phục
Ngăn ngừa côn trùng, sâu gây bệnh trên dâu tây sau thu hoạch bằng thuốc sinh học AT Mebe LA QUA

Mua ngay thuốc trị sâu hại ở cây dâu tây

Sau khi thu hoạch cây dâu tây có thể dễ bị gây hại bởi các loại sâu, côn trùng gây hại như rầy rêp, bọ trĩ, sâu ăn lá, nhện đỏ, sâu xanh… Các loài sâu, côn trùng chuyên chích hút, cắn phá làm tổn thương và làm giảm sức đề kháng cho cây dâu tây.

Vậy nên, bà con thường xuyên ra thăm vườn để kiểm tra cây và kịp thời phát hiện các dấu hiệu của sâu, côn trùng như lá bị vàng, khô héo, rụng, cây bị héo, rễ bị phá hủy, trên lá có nhiều vết cắn. Nếu phát hiện kịp thời bà con có thể bắt thủ công bằng tay và thu gom, tiêu hủy những lá, cây bị hư hại.

Để phòng trừ sâu bệnh bà con có thể tham khảo phun trị cho cây bằng sản phẩm AT Mebe LA QUA được sản xuất bởi Công TY TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp.

AT Mebe LA QUA: Là sản phẩm giúp trừ khử sâu, côn trùng nhờ có thành phần các chủng nấm vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Bt là bào tử và độc tố có tác dụng giúp ức chế và tiêu diệt côn trùng từ bên trong cơ thể.

Làm chúng ngưng ăn và bị gãy đứt các bộ phận từ đó chết khô cứng. Không chỉ vậy, các nấm vi khuẩn còn lây lan sang các con khác để tấn công, làm giảm đi số lượng côn trùng gây hại trên cây.

Thuốc sinh học hỗ trợ chăm sóc dâu tây sau thu hoạch mau hồi phục 

Quy trình chăm sóc dâu tây sau thu hoạch nhanh hồi phục
Hỗ trợ cây mau phục hồi để cung cấp thêm dinh dưỡng, tăng khả năng ra hoa, đậu trái, quả đạt chất lượng cao bằng phân bón sinh học AT.02

Mua ngay phân bón sinh học chăm sóc dâu tây sau thu hoạch

Dâu tây cần hấp thụ dinh dưỡng sau khi thu hoạch, đây là cách để duy trì sự sinh trưởng và phát triển của dâu tây. Nên sử dụng phân hữu cơ có các chất dinh dưỡng cần thiết như kali, nitơ, photpho cùng các khoáng chất khác.

Bà con có thể sử dụng phân bón sinh học AT.02 để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, cũng như giúp cây phục hồi nhanh chóng. Sản phẩm cũng được nghiên cứu và sản xuất bởi Công Ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp. Sản phẩm có nhiều chất đạm, lân, Kali, Đồng, Bo,…và nhiều chất khác, các vi sinh vật có lợi với nhiều công dụng như:

✅ Giúp cây dễ hấp thụ cho cây sau thu hoạch, cây phát triển mạnh và sinh trưởng tốt.

✅ Tăng khả năng đậu trái ra hoa, kích thích trái to, đẹp mã, nặng ký.

✅ Nâng cao khả năng miễn dịch, tăng tính đề kháng để cây chống lại nhiều bệnh và thời tiết bất lợi.

✅ Giúp xanh lá, cây chắc khỏe, chống sượng trái hiệu quả.

Những lưu ý khi chăm sóc dâu tây sau thu hoạch

✅ Bà con chú ý khi tưới nước cho cây, không nên tưới từ trên xuống, làm ướt lá, hoa, quả, chỉ cần tưới thẳng vào phần gốc, bộ rễ của cây. Hiện tượng ngập úng cho cây sẽ xảy ra nếu như tưới quá nhiều, chính vì vậy, cần hạn chế và chỉ tưới lượng vừa đủ. Chỉ tưới khi phần đất của cây có hiện tượng hơi khô. Để hiệu quả nên tưới vào sáng và chiều khi đã hết nắng.

✅ Khi bón phân, không nên lựa chọn những loại phân tan trong nước và chứa hàm lượng nitơ quá nhiều, nên chọn những loại phân bón lỏng cho cây để tránh cây mọc lá nhiều hơn ra hoa, ra quả.

✅ Sau thu hoạch để cây tiếp tục cho ra trái, mẹo đó là cần ngắt bỏ những bông nở đầu tiên và phần ngọn mọc sau một tháng chăm sóc sẽ giúp bộ rễ và cây chắc khỏe, cứng cáp hơn.

Việc chăm sóc dâu tây sau thu hoạch là điều cần thiết và là quy trình quan trọng để giúp cây mau chóng hồi phục và cho ra quả của mùa vụ tiếp theo mà không bị nhiễm bệnh hại. Bài viết trên, AT đã chia sẻ cho bà con về cách chăm sóc cụ thể và chi tiết nhất, hy vọng sẽ giúp bà con có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để có được mùa dâu tây bội thu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon