Hướng dẫn cách uốn cây mai đúng kỹ thuật, tạo dáng đẹp

Hướng dẫn cách uốn cây mai đơn giản, siêu đẹp

Cách uốn cây mai là một phương pháp để tạo dáng cho cây mai với rất nhiều kỹ thuật uốn. Đa số được uốn bằng dây kẽm, nẹp, khung sắt hoặc khóa để tạo dáng cây theo ý muốn của nghệ nhân. Cây mai được xem là loại cây phổ biến ngày Tết Nguyên Đán, nên sẽ cần tính thẩm mỹ rất cao. Vậy cách uốn cây mai như thế nào, cần chuẩn bị những gì và những lưu ý sau uốn ra sao ? Thì bài viết dưới đây hãy cùng AT khám phá và tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về cách uốn cây mai

Hướng dẫn cách uốn cây mai đơn giản, siêu đẹp
Kỹ thuật uốn cây mai tăng tính thẩm mỹ và mang lại giá trị kinh tế cao

Cây mai là loại cây mang tính biểu tượng trong văn hóa Việt nam, thường được trưng vào những ngày Tết. Để tạo ra cách uốn cây mai có hình dáng đặc sắc, đẹp mắt và thu hút thì phải đòi hỏi tay nghề của người nghệ nhân uốn cây cảnh, luôn kiên nhẫn, tận tụy và nắm chắc kiến thức về kỹ thuật uốn cây mai.

Đặc điểm hình dáng cây mai uốn

Cây mai được biết là một loại cây có hoa rất bắt mắt và rực rỡ, không chỉ vậy hình dáng của nó cũng độc đáo không kém. Sức sống rất mãnh liệt có thể thọ tới hàng trăm năm, dáng vẻ thanh cao.

Thân cây mai thẳng, lá xanh đậm và thường nở vào mùa xuân hoặc mùa khô ở miền nam tạo nên một khung cảnh rực rỡ, tươi sáng.

Giá trị kinh tế từ cây mai uốn mang lại

Không chỉ có giá trị về mặt tinh thần mà cây còn mang giá trị kinh tế cao. Giá một cây mai tùy vào số năm tuổi và tính thẩm mỹ của cây, giá một cây có thể có giá hàng chục, hàng trăm cũng có thể là tỷ, rẻ thì có thể mấy trăm.

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách uốn cây mai

Hướng dẫn cách uốn cây mai đơn giản, siêu đẹp
Chuẩn bị đầy đủ để thực hiện phương pháp uốn mai

Để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật từ cây mai thì những bước đầu chuẩn bị là rất quan trọng. Những việc cần chuẩn bị để uốn mai như sau:

Chọn thời điểm thích hợp để uốn mai

Qua kinh nghiệm từ việc trồng mai của nhà vườn, thời điểm thích hợp để tạo dáng mai phù hợp nhất là cuối tháng 7. Vì thời gian này cây mai ra chồi non nhiều, cây mai đang phát triển, nên rất dễ uốn nắn, tạo hình.

Tuy nhiên, bà con nên chú ý những cây có nguy cơ chảy nhựa cao, rụng lá nhiều thì không nên uốn tạo hình vào thời điểm đầu hay giữa xuân.

Chuẩn bị dây uốn phù hợp với cành mai

Thường nghệ nhân cây cảnh họ sẽ sử dụng loại dây để uốn bằng kẽm, chì, đồng, hay dây vải quấn quanh.

Đối với việc dùng các loại dây bằng đồng hoặc dây chì để tạo hình thì giá thành sẽ rẻ hơn, có thể tái sử dụng. Nhưng nên để cây cảnh sau uốn phải chỗ râm mát vì uốn bằng những loại dây này dễ làm cho cây bị bỏng.

Lựa chọn sử dụng dây vải quấn quanh cũng hợp lý, tránh được ánh nắng gây bỏng cây, nhưng nhược điểm là lâu ngày dễ bị nấm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.

Không nên dùng dây sắt quấn cây, vì sắt rất dể bị gỉ sét, in vết hằn trên cây làm cây mất tính thẩm mỹ, hạ giá trị. Một số loại cây như cây ki nhựa cây phản ứng với sắt gây chết cây.

Chọn cây mai khỏe mạnh để uốn

Để chọn cây mai phù hợp để uốn tạo hình cũng rất quan trọng, thường có hai hướng uốn:

Uốn lúc còn nhỏ: sẽ chọn những cây mai vừa tầm, thân cây dễ uốn để tạo hình.

Uốn khi cây đã trưởng thành: thường người chơi cây cảnh họ sẽ chọn những cây mai có gốc đẹp (gốc to, xù xì,hình dáng lạ mắt,…), có nhiều cành lớn bé chẻ nhiều hướng để dễ dàng tạo hình và cắt tỉa phù hợp.

Dù cây nhỏ hay trưởng thành thì đều cần chọn cây có sức đề kháng tốt, không bệnh, bộ rễ khỏe.

Chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ thực hiện kỹ thuật uốn cây mai

Dụng cụ chuẩn bị để uốn mai bao gồm: kéo cắt cành, cưa, dây tạo hình, bấm đinh và một số công cụ để hỗ trợ cho việc tạo hình.

Hướng dẫn cách uốn mai tạo dáng đẹp qua từng bước

Hướng dẫn cách uốn cây mai đơn giản, siêu đẹp
Một số cách tạo hình cho cây mai

Sau các bước chuẩn bị thì sau đây AT sẽ trình bày cho bà con biết về một số kỹ thuật uốn mai đảm bảo đúng chuyên môn, uốn đơn giản, cây khỏe mạnh sau uốn, sinh trưởng bình thường.

Tạo dáng gốc mai

Người chơi cây cảnh lâu năm, cái đầu tiên họ đánh giá một cây mai đẹp hay xấu, khỏe hay không là vào gốc của cây mai. Nên gốc mai cực kỳ quan trọng trong việc quyết định dáng mai như thế nào.

Muốn có gốc mai đẹp, thường nghệ nhân họ sẽ uốn nắn ngay từ nhỏ mà tạo ra các dáng theo ý muốn như nằm, đứng, nghiêng,…

Thường gốc cây có hình thù lạ mắt thì nghệ nhân sẽ can thiệp bằng cách đục, cứt, gọt, đẽo để xuất hiện những vết lồi, lõm theo ý đồ tạo hình hoặc sử dụng cách lão hóa gốc để tăng giá trị cho cây.

Tạo dáng thân và cành mai

Thứ tự uốn bắt đầu từ thân tới các cành lớn và tiếp đến là các cành nhỏ.

Trong việc uốn nắn bộ phận trên cây mai thì uốn thân là khá khó, vì nó khó uốn nên phải sử dụng khung sắt đã được uốn sẵn, khung sắt ôm sát vào thân cây.

Đấy là khi thân cây đã lớn và to, còn đối với những thân cây nhỏ thì dùng dây kẽm hoặc đồng để uốn, vặn theo chiều xoắn ốc. Sau đó dùng dây cố định lại tạo hình.

Cách uốn cây mai bằng dây và cắt tỉa là phương pháp cũng khó làm và cần nhiều thời gian. Khi uốn bằng cắt tỉa theo hướng mà mình mong muốn thì cắt đọt đó về hướng mà mình đã xác định. Lâu ngày đọt đó sẽ phát triển và ra dáng đã tạo hình ban đầu.

Uốn cành bằng các loại dây như kẽm, đồng, quấn theo chiều mà muốn uốn, cuốn theo chiều kim đồng hồ, thực hiện động tác dứt khoát, đồng nhất.

Tỉa tạo dáng trong cách uốn cây mai

Việc tỉa lá giúp cây thông thoáng hơn và cây mai trở lên đẹp mắt hơn. Tỉa tạo dáng mai gồm những công đoạn như: tỉa lá, cắt bỏ lá vàng, lá dư, bấm bớt ngọn đọt dư thừa.

Làm lão hóa cây mai

Cách làm lão hóa cây bằng việc dùng dụng cụ để đục khoét và dùng chất hóa học. Làm như vậy để tăng giá trị thẩm mỹ cho cây.

Muốn cây có giá trị cao hơn thì có thể đập cho thân dập, bầm hoặc lấy kim chích xung quanh. Cách làm này cần chừa một đường rãnh nhỏ trên vỏ cây để truyền nhựa nuôi cây.

Kỹ thuật xử lý cây, cành dễ gãy

Không phải cây mai nào cũng dễ uốn, có cành dễ uốn có cành rất khó thực hiện. Do vậy bà con cần uốn cây từ từ, nhẹ nhàng, cho nghỉ vài hôm rồi mới uốn tiếp.

Thường những cành đã lớn hoặc các cành non sẽ rất dễ gãy nên bà con cần xử lý cẩn thận hơn.

Những lưu ý khi thực hiện cách uốn cây mai ra dáng đẹp

Hướng dẫn cách uốn cây mai đơn giản, siêu đẹp
Lưu ý nhỏ sau khi tạo hình cho cây

Ngoài những chia sẻ về cách uốn cây mai bà con cần để tâm tới những lưu ý khi đã tạo dáng xong:

✅ Một trong hai lá có cùng chiều dài thì chỉ nên giữ một cành.

✅ Tỉa bớt những cành quá cứng không thể tạo hình và những cành mọc thẳng đứng.

✅ Những cành mọc che phía trước thân thì nên cắt bỏ.

✅ Ở phần ngọn mai cần tỉa bỏ những cành dày, không cân xứng.

✅ Nên để cây đã tạo hình xong ở nơi có bóng râm, khuất gió.

✅ Bón phân đúng liều lượng để cây dễ phục hồi.

✅ Cần cắt tỉa những cành dư thừa để định hình dáng cây ban đầu mà mình muốn tạo.

✅ Chăm sóc, quan sát và tưới tiêu hợp lý.

Cách uốn cây mai không phải dễ dàng thực hiện và nhanh chóng ra thành phẩm. Bà con cần kiên nhẫn và chờ đợi cũng như làm đúng kỹ thuật như AT đã chia sẻ ở bài viết này. Xin chúc quý bà uốn cây mai thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon