Cách trồng dừa sáp và chăm sóc cho ra cơm sệt dẻo, đặc ruột

Cách trồng dừa sáp cho đúng kỹ thuật

Cách trồng dừa sáp là một trong nhiều câu hỏi được bà con nông dân tìm kiếm mỗi khi vào mùa dừa sáp. Để hiểu rõ hơn về đặc tính của loại cây này và cách trồng cây dừa sáp cũng thì mời bà con cùng AT tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về cách trồng dừa sáp

Cách trồng dừa sáp cho đúng kỹ thuật
Do đặc điểm của loại dừa này khá độc đáo cho nên đòi hỏi kỹ thuật trồng và khả năng chăm sóc cũng rất cao

Dừa sáp còn có tên gọi khác là dừa đặc ruột hay dừa kem. Phần cơm dừa bên trong dày, dẻo, thơm ngon và có vị béo ngậy làm cho nó trở nên đặc biệt hơn những loại dừa thông thường khác.

Do đặc điểm của loại dừa này khá độc đáo cho nên đòi hỏi kỹ thuật trồng và khả năng chăm sóc cũng rất cao. Điều này làm cho giá trị của dừa sáp cũng rất lớn.

Giá trị dinh dưỡng từ quả dừa sáp mang lại

Cách trồng dừa sáp cho đúng kỹ thuật
Việc biết cách trồng dừa sáp giúp bà con đạt được nhiều lợi ích

Dừa sáp mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao nên được nhiều người ưa chuộng mua về để bổ sung chất dinh dưỡng cho gia đình. Ngoài ra, hương vị thơm ngon độc đáo của phần cơm dừa bên trong có thể dùng để chế biến ra các loại nước giải khát hoặc kem, mứt,…

1 trái dừa sáp khi bán có giá dao động từ 150.000 – 300.000 VNĐ còn trong khi đó dừa thường chỉ 10.000 – 25.000 VNĐ, điều này chứng tỏ dừa sáp có giá trị lớn hơn rất nhiều so với dừa thường. Do đó, những bà con nông dân trồng loại dừa này khả năng lợi nhuận thu về sẽ rất lớn.

Hướng dẫn cách trồng dừa sáp cho ra trái đặc ruột, cơm sệt dẻo

Cách trồng dừa sáp cho đúng kỹ thuật
Bón phân là một trong những cách trồng dừa sáp căn bản

Hiểu được nhu cầu cần trồng dừa sáp của người nông dân và giá trị kinh tế to lớn mà nó mang lại. Công Ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp AT đã tổng hợp kỹ thuật trồng dừa sáp và chọn lựa phương pháp phổ biến nhất hiện nay để giúp ích cho bà con nông dân.

Chọn giống dừa sáp khỏe mạnh

Việc đầu tiên trước khi trồng bất cứ các loại cây nào đó chính là chọn giống và dừa sáp cũng không ngoại lệ. Do phương pháp nhân giống chủ yếu dừa sáp là từ trái dừa. Cho nên, khi chọn thì bà con cần phải ưu tiên những trái to, vỏ màu đẹp, không nhiễm bệnh và trên buồng thì có nhiều trái.

Đặc biệt, những quả dừa từ những cây có tuổi đời trên 10 năm khi nhân giống sẽ cho hiệu quả tốt hơn những trái dừa có tuổi đời ngắn.

Kỹ thuật trồng dừa sáp

Khi trồng dừa sáp bà con nên sử dụng loại đất pha cát, vì ở trong điều kiện này dừa sẽ phát triển và sinh trưởng tốt nhất. Người nông dân có thể trồng loại dừa này xung quanh kênh, bờ ao hoặc trồng tập trung trên một diện tích lớn.

Khi dừa sáp bắt đầu mọc rễ bà con nên tiến hành đào hồ với kích thước 80 x 80cm. Tiếp đó, trộn phân hữu cơ, phân chuồng, tro trấu rồi lấp cho đến khi đất thành một lớp mỏng. Sau đấy, cho cây dừa giống vào rồi lắp chật đất cho đến ngang bầu.

Điều chỉnh lượng nước tưới cho cây dừa sáp

Khi trồng dừa sáp thì việc cần quan tâm bật nhất đó chính là tưới nước. Bà con cần chú ý tưới nước thường xuyên với mật độ 1 lần/ ngày. Áp dụng tần suất tưới nước thường xuyên như thế song cũng cần cân đối so với điều kiện thời tiết thực tế. Điều này giúp cho dừa phát triển và sinh trưởng một cách tốt nhất.

Đặc biệt, khi vào thời điểm trời nắng nóng bà con cần nên chú ý đến việc tưới nước thường xuyên hơn. Lúc đó, cây dừa sáp sẽ phát triển nhanh chóng mà không làm gián đoạn tới quá trình ra hoa, cho trái hoặc những tác động tiêu cực tới chất lượng của quả.

Bổ sung dinh dưỡng, phân bón cho cây dừa sáp

Khi dừa sáp bắt đầu trổ bông thì bà con bắt đầu tiến hành bón phân cho cây. Bón 10kg phân hữu cơ cùng với 1kg phân NPK. Khi bón bà con nên đào 1 rãnh xung quanh gốc dừa cách gốc khoảng 1,5m rồi bỏ phân xuống lấp đất lại.

Dọn dẹp cỏ trong vườn trồng dừa sáp

Đối với bất cứ loại cây nào khi trồng thì việc dọn cỏ là một điều bất buộc. Khi trồng dừa sáp, việc dọn cỏ thường xuyên giúp cho cây trồng có đủ không gian để phát triển, giảm nguy cơ bị sâu bệnh hại tấn công, không bị tranh chất dinh dưỡng trong đất.

Việc làm sạch cỏ cùng kết hợp với việc xới đất định kỳ sẽ giúp dừa sáp phát triển một cách tốt nhất. Qua đó khả năng cho trái sẽ được đảm bảo theo yêu cầu của bà con.

Phòng trừ sâu bệnh gây hại ở cây dừa sáp

Dừa sáp chủ yếu chịu tác động từ việc bị loài chuột cắn phá. Để khắc phục điều này thì bà con cần nên rửa tán, chú ý việc cắt bẹ khô 2 lần/ năm. Việc này sẽ giúp khắc phục được việc chuột cắn phá tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến cây.

Dù thường xuyên không bị sâu hại tấn công nhưng cây có thể bị bọ dừa phá hoại. Để xử lý việc này thì bà con nuôi thả ong kí sinh nhằm giúp tiêu diệt xử lý bọ dừa trở nên đơn giản hơn.

Đồng thời, việc theo dõi vườn trồng thường xuyên cũng sẽ giúp phát hiện các loài sâu bọ hại tấn công kịp thời và đưa ra các hướng xử lý phù hợp.

Cách chăm sóc cây dừa sáp cho nhiều sáp đặc, thơm dẻo

Cách trồng dừa sáp cho đúng kỹ thuật
Cách trồng dừa sáp sau cho nhiều sáp thì thụ phấn là điều bắt buộc

Nếu muốn dừa sáp đạt tỷ lệ sáp cao (cơm dày) thì khi cây bắt đầu trổ bông thì bà con cần nên tiến hành thụ phấn nhân tạo. Để thụ phấn cho cây thì bà con cần nên chú ý một số điều như sau:

Cần lấy phấn đực trên cây dừa sáp bung mo trước khoảng 2 – 3 ngày khi bắt đầu thụ phấn. Vì đây là thời điểm mà phấn đực đã trở nên già và đủ độ mạnh cần thiết điều này sẽ giúp bông cái dễ dàng thụ phấn hơn.

Khi thụ phấn bà con tuyệt đối không được lấy phấn lạ về. Lấy phấn nghiền vỡ sau đó cho vào thùng kín và tiếp tục phơi ngoài trời dưới bóng râm ở nhiệt độ thời tiết khoảng 37 – 40 độ C.

Phơi khoảng 2 ngày cho đến khi xuất hiện mủ màu nâu. Sau đó, tiếp tục nghiền tới khi lớp phấn bung hết lớp màu vàng hột gà rồi dùng rây để lấy lớp bột ở dạng mịn.

Tiếp đấy, bà con mang bột đi kiểm tra tỉ lệ nảy mầm. Nếu nhận thấy tỷ lệ quá thấp thì nên bỏ tất cả còn nếu cao thì mang trộn chung với bộ phấn theo tỉ lệ tiêu chuẩn. Cho vào dụng cụ phun và rải kêu khắp cây.

Bà con tiến hành phun duy trì khoảng 6 – 8 ngày rồi kết thúc. Phù thuộc vào bông trái ở trên buồng mà bà con tiến hành căn nhắc phun sao cho phù hợp. Bông cái sau khi thụ phấn xong sẽ chuyển sang màu nâu khá đặc trưng, dễ dàng nhận biết.

Thu hoạch và bảo quản quả dừa sáp

Khi bắt đầu trồng thì câu hỏi mà nhiều bà con quan tâm nhất đó chính là “Dừa sáp trồng bao lâu có trái?”. Câu hỏi này nhằm giúp bà con có thể ước tính khả năng để thu hồi vốn cho mình.

Thông thường nếu chăm sóc tốt thì ở năm thứ 3 bà con có thể bắt đầu thu hoạch được (thu hoạch tốt vào năm thứ 5). Một cây dừa sáp trung bình cho 100 trái/ năm với tỷ lệ trái sáp đạt 30%.

Hy vọng, bài viết trên đã giúp bà con trả lời cho câu hỏi “cách trồng dừa sáp” cũng như nhiều câu hỏi, thắc mắc liên quan đến các vấn đề trước khi bắt đầu trồng dừa. Nếu như bà con có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp thì đừng chần chừ mà hãy gọi ngay đến số: 0972 563 448 để được tư vấn nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon