Cách trồng dưa leo trong chậu đang được nhiều hộ gia đình áp dụng trồng tại nhà, có thể thu hoạch và sử dụng trực tiếp mà không lo về chất lượng nông sản. Nhiều người nghĩ rằng phải có một không gian rộng mới có thể tiến hành trồng được cây dưa leo.
Vậy điều đó có đúng hay không? Hãy cùng AT tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây dưa leo qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Giới thiệu về cách trồng dưa leo trong chậu
Để quá trình trồng và chăm sóc cây dưa leo thuận lợi hơn, trước khi tiến hành kỹ thuật trồng cây dưa leo bằng chậu, bà con cần phải chọn được giống dưa leo tốt nhất cũng như lựa chọn được thời điểm tốt nhất để trồng cây dưa leo.
Đặc điểm hình dáng của cây dưa leo
- Dưa leo là một cây thân thảo hằng niên và có bộ rễ phát triển nhất trong các cây thuộc họ bầu bí.
- Rễ của cây phân bố ở tầng đất mặt khoảng từ 30-40cm.
- Thân cây có độ dài trung bình khoảng từ 1-3m và có nhiều tua cuốn để bám vào giàn.
- Thân chính của cây thường phân nhánh, thân tròn và có nhiều lông tơ trắng bao ở ngoài. Thân trên của lá mầm và lóng thân có thể thành lập ra nhiều rễ bất định tùy thuộc vào độ ẩm cao.
- Lá của cây dưa leo thường là lá đơn, mọc cách ở trên thân và có dạng hơi tam giác, rìa lá có răng cưa
- Là hoa đơn tính đồng chu hoặc biệt chu, hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hoặc có thể mọc riêng biệt.
- Riêng hoa đực mọc thành cụm từ 5-7 hoa. Hoa dưa leo có màu vàng và thường thụ phấn nhờ vào côn trùng.
Giá trị dinh dưỡng cây dưa leo đối với sức khỏe
Trong cây dưa leo có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt, có lợi đối với cơ thể con người, một số công dụng tuyệt vời mà dưa leo mang lại:
- Giải nhiệt cơ thể, bổ sung nước và vitamin có lợi.
- Có lợi cho tiêu hóa, giúp tăng tiết dịch tiêu hóa trong dạ dày, quét sạch tạp chất tồn dư trong ruột.
- Bổ sung một số vi chất tốt cho làn da, mượt tóc và giúp móng tay, chân sáng bóng hơn.
- Giúp giảm lượng cholesterol, hỗ trợ giảm cân và thải độc cho cơ thể.
- Hỗ trợ hệ thống tim mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư và giúp ổn định huyết áp.
- Ngăn ngừa táo bón và có lợi cho người bị bệnh tiểu đường.
Thời điểm thích hợp để thực hiện cách trồng dưa leo trong chậu
Miền Nam: Có thể trồng cây dưa leo quanh năm vì nơi này có khí hậu nhiệt đới, phù hợp cho dưa leo phát triển. Tuy nhiên, để có được mùa vụ tốt nhất, đạt năng suất cao, bà con nên tiến hành trồng cây từ tháng 5 – tháng 8 hoặc từ tháng 11 – tháng 2 năm sau.
Miền Bắc: Nên tránh trồng cây vào mùa hè thì cây sẽ phát triển chậm và dễ chết vì nắng nóng kéo dài. Do đó, bà con cần phải canh tác vào vụ xuân thì tháng 2 – tháng 4 hoặc vụ thu đông tháng 9 – tháng 1 năm sau.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng dưa leo trong chậu
Trước khi bắt tay vào thực hiện trồng dưa leo trong chậu, bà con cần chuẩn bị một số vật dụng như cuốc, xẻng, bình tưới…
Lựa chọn chậu trồng cây dưa leo
Dưa leo là một loài thực vật khá ưa ẩm và sẽ sinh trưởng tốt nếu được trồng trong chậu bằng nhựa hoặc gốm vì độ thoát nước cao nhưng cũng giữ ẩm tốt. Chậu cây cần đảm bảo có lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu giúp rễ cây không bị ngập úng.
Ngoài ra, việc chọn kích thước chậu phù hợp cũng giúp cây sinh trưởng hiệu quả hơn. Bà con nên lựa chậu có kích thước khoảng 50x50x30cm. Chậu càng to thì việc giữ độ ẩm càng hiệu quả.
Đất trồng cây dưa leo trong chậu
Dưa leo có thể được trồng và phát triển quanh năm, tuy nhiên, chúng thích khí hậu nóng ẩm vào mỗi mùa mưa. Do đó, bà con cần lựa chọn loại đất có khả năng thoát nước tốt nhưng vẫn có thể giữ ẩm cho cây. Có thể lựa chọn hỗn hợp đất gồm đất thịt pha cát, phân trùn quế, mùn, xơ dừa… để đất tơi xốp, tăng độ pH cho đất, không để đất bị chua.
Chọn hạt giống cây dưa leo
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống dưa leo khác nhau như dưa leo thái, dưa leo xanh, dưa leo gai… và mỗi cây có một đặc điểm riêng. Tùy vào sở thích cá nhân, bà con có thể tự lựa chọn giống dưa leo phù hợp và chọn mua giống uy tín, chất lượng, đảm bảo không bị sâu bệnh.
Hướng dẫn cách trồng dưa leo trong chậu đúng kỹ thuật
Bước 1. Kích thích hạt dưa leo nảy mầm
Sau khi mua hạt giống dưa leo, bà con tiến hành ủ từ 2-3 tiếng với nước ấm có nhiệt độ khoảng 45-50 độ C.
Sau khi ngâm xong, bà con rửa sạch với nước rồi tiếp tục bỏ vào trong khăn hoặc khăn giấy ẩm để ủ trong vòng 3-5 ngày.
Bước 2. Trồng hạt dưa leo đã nảy mầm vào chậu
Khi nhận thấy hạt nứt nanh và bắt đầu nảy mầm thì bà con có thể đem hạt đi trồng. Cho đất vào trong chậu rồi dùng ngón tay tạo các hốc đất khoảng 1 cm và gieo từ 2-3 hạt dưa leo vào trong. Sau đó, phủ đất lại và tưới ẩm đất. Cho chậu cây ở nơi có nắng ấm, kích thích hạt nảy mầm.
Sau khoảng từ 7-10 ngày, cây dưa leo sẽ mọc được khoảng 4 lá. Bà con lựa chọn để lại những cây khỏe mạnh và loại bỏ các cây bị hư hỏng hoặc còi cọc. Mỗi chậu chỉ nên trồng từ 1-3 cây.
Chăm sóc cây dưa leo trong chậu sau khi trồng ra sai quả
Cây dưa leo có thể được mọc bò lan trên mặt đất hoặc có thể mọc leo quanh một thân cây mọc thẳng đứng. Bà con nên tạo trụ leo hoặc giàn leo cho cây, giúp quả phát triển ở vị trí cao hơn mặt đất, giảm khả năng dưa chuột bị hư hại hoặc thối nát. Nếu bà con để cây bò dưới mặt đất, cần phải phủ rơm khô hoặc trải bìa/bạt bên dưới giúp quả dưa sạch sẽ.
Tưới nước và giữ ẩm cho cây dưa leo
Trong khoảng 2 tuần đầu, cây sẽ lớn và bắt đầu vươn bám xung quanh. Tiến hành ủ thêm rơm, cỏ khô để giữ ẩm cho cây và hạn chế sự phát triển của cỏ.
Bà con tùy thuộc vào thời tiết có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho cây dưa leo, tốt nhất là tưới 1 lần/ngày.
Khi cây đang trong thời kỳ trổ bông, cần tưới nước cho cây, tránh để cây bị khô hạn hoặc thiếu nước.
Bón phân gì cho cây dưa leo nhanh ra trái
Sau khi trồng được 1 tháng, bà con bón thêm phân lân, đạm và kali để bổ sung dinh dưỡng cho cây dưa leo phát triển, trái giòn, ngọt. Khi cây dưa leo bắt đầu vào giai đoạn ra hoa, kết trái, cần bón cho cây lượng phân bón gấp đôi so với tháng đầu để cây có cho năng suất tối đa, tránh để cây bị rơi vào trạng thái thiếu hụt dinh dưỡng.
Thu hoạch quả dưa leo trồng trong chậu
Sau khoảng 3 tháng kể từ ngày gieo trồng, bà con có thể thu hoạch được những trái dưa leo. Nên thu hoạch vào lúc sáng sớm hoặc khi thời tiết mát mẻ, dễ chịu, giúp việc thu hoạch dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Cây có kích thước vừa phải, đầu quả còn có cánh hoa chưa rụng và vỏ xanh mượt, còn lớp phấn trắng, trái có chiều dài khoảng 15cm thì có thể thu hoạch. Khi thu hoạch xong, bà con bón phân kali cho cây mỗi tuần 2 lần trong vòng 1 tháng để cây phục hồi cho vụ mùa tiếp theo.
Cách trồng dưa leo trong chậu vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Bà con nên tạo giàn leo cho cây bằng các cây gỗ, sắt có sẵn tại nhà và cố định các cọc ở nơi mà bà con muốn, giữ vững cho giàn không bị đổ, ngã. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bà con các thông tin về quy trình kỹ thuật trồng cây dưa leo bằng chậu.