Nhện đỏ hại lan là căn bệnh phổ biến đối với người trồng lan. Căn bệnh này mang đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể gây chết cây lan. Nhưng không phải ai cũng biết dấu hiệu để phát hiện cũng như cách trị bệnh nhện đỏ trên lan. Hãy cùng phanthuocvisinh.com tìm hiểu bài viết để nắm bắt về căn bệnh này nhé!
Contents
Tìm hiểu về nhện đỏ hại lan
Nhện đỏ là nguyên nhân chính gây ra bệnh nhện đỏ trên cây lan. Hãy cùng tìm hiểu về nhện đỏ qua phần dưới đây nhé.
Nhện đỏ có đặc điểm gì?
Nhện đỏ là loại sinh vật có kích thước rất nhỏ. Thường chỉ to bằng đầu kim và thậm chí có trường hợp còn nhỏ hơn sợi tóc. Chính vì vậy rất khó phát hiện ra chúng. Bạn chỉ có thể phát hiện khi trên lá lan bị nhện đỏ tấn công những dấu hiệu hư hại nghiêm trọng.
Theo quá trình trưởng thành, màu sắc của nhện đỏ sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Khi mới chớm nớ thường có màu xanh vàng lợt. Theo thời gian dần lớn hơn, chúng dần chuyển qua màu hồng. Đến lúc trưởng thành, nhện đỏ có màu đỏ sậm.
Nhện đỏ hại lan bằng cách tấn công vào bề mặt dưới của lá lan. Bạn sẽ thấy một lớp màng tơ trắng phủ lên bề mặt lá khi nhện đỏ xuất hiện với mật độ dày đặc.
Thời điểm phát sinh nhện đỏ hại lan
Nhện đỏ có tốc độ sinh sôi và phát triển cực kỳ nhanh. Chúng thường sinh sản và sinh trưởng mạnh mẽ vào thời điểm mùa khô. Đó là từ tháng 1 âm lịch đến tháng 5 âm lịch. Trên các giống lan phổ biến như: Lan Kim Điệp, Lan Hồ Điệp, Lan Vũ Nữ, Lan Long Tu…
Những loại thường bị bệnh nhện đỏ trên lan
Nhện đỏ có thể gây hại trên rất nhiều loại lan. Tuy nhiên, các loài lan đơn thân lá mọng thường ít bị tấn công hơn. Chúng chủ yếu tấn công và gây bệnh trên những loại lan như: Phalaenopsis (Lan Hồ Điệp); Oncidium ( Lan Vũ Nữ), Dend. primulinum (Lan Long Tu), Dend. draconis (Lan Nhất Điểm Hồng), Dend. lindleyi (Lan Vảy Cá), Dend. draconis (Lan Nhất Điểm Hồng), Vanda (Lan Vân Lan)….
Dấu hiệu nhận biết nhện đỏ gây hại
Dấu hiệu khi nhện đỏ hại lan rất rõ ràng. Đó là lá cây sẽ dần chuyển sang màu bạc trắng và vàng rồi rụng dần. Nếu bạn quan sát bề mặt dưới của lá sẽ phát hiện các vết lõm thô ráp. Dần dần, lá lan sẽ bị bào mỏng và trở nên mềm hơn. Hiện tượng này xảy ra bởi nhện đỏ đã sử dụng vòi chích để hút nhựa của cây lan từ các mô tế bào.
Theo thời gian nếu không kịp thời chữa trị, mật độ các vết cắn sẽ tăng lên khiến lá trở nặng hơn. Các đốm chấm sẽ liên kết lại với nhau tạo thành từng mảng nâu đen. Lúc này, lá lan sẽ dần chuyển sang màu nâu đen và có dấu hiện dần khô khéo. Cây lan sẽ trở nên còi cọc, ủ rũ và mất sức sống.
Nhện đỏ còn là nguyên nhân giúp nấm bồ hóng xâm nhập. Dựa vào chất thải của nhện đỏ, nấm bồ hóng sẽ sinh sản và phủ kín bề mặt lá. Hậu quả, cây lan của bạn sẽ giảm khả năng quang hợp cũng như mất tính thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, các vết cắn, rách và xước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật và nấm thâm nhập gây hại cây lan. Từ đó có thể gây lên những căn bệnh như: bệnh thối nâu, bệnh thối nhũn, đốm đen và thối đen…
Cách trị bệnh nhện đỏ trên cây lan
Hiện nay, người chơi lan giàu kinh nghiệm đã chia sẻ rất nhiều cách trị nhện đỏ trên lan. Sau khi tìm hiểu, dưới đây là tổng hợp ba cách trị nhện đỏ trên hoa lan được áp dụng phổ biến và hiệu quả.
Cách trị nhện đỏ bằng nước rửa chén
Trị nhện đỏ hại lan bằng nước rửa chén là phương pháp dân gian có thể trị tận gốc căn bệnh này. Những nguyên liệu để pha thuốc trị nhện đỏ trên lan là những thứ quen thuộc mà bất cứ gia đình nào cũng có. Bạn cần chuẩn nước rửa chén, dầu ăn và bình xịt.
Cách thực hiện:
Bạn hãy pha 2ml nước rửa chén với 15ml dầu ăn và 2 lít nước. Tiếp theo, hãy đổ vào bình xịt và lắc thật đều tay. Sau đó, bạn tiến hành phun thật kỹ lên cả hai bề mặt trên và dưới của lá. Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bạn hãy vừa lắc vừa phun.
Sau đó, bạn hãy chờ 15 – 30 phút rồi lấy vòi nước tưới lại cây lan để rửa trôi hết tất cả thuốc đã xịt. Bạn hãy kiên kì thực hiện định kỳ 3 – 5 ngày/ 1 lần. Chắc chắn rằng bệnh nhện đỏ hại lan sẽ được trị dứt điểm. Nếu bạn muốn phòng bệnh nhện đỏ gây hại trên lan cũng có thể sử dụng dung dịch theo định kỳ 10 – 20 ngày/ lần.
Lưu ý:
Bạn cần lưu ý một tí khi lựa chọn nước rửa chén. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước rửa chén. Nhưng bạn nên tránh sử dụng những loại có chứa chất tẩy rửa mạnh như Mỹ Hảo, Lix… Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng sữa tắm để thay thế nhưng tuyệt đối không được sử dụng bột giặt.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay thế dầu ăn bằng dầu nông nghiệp.
Cách trị bệnh nhện đỏ trên lan bằng bột ớt
Loại bỏ nhện đỏ khỏi cây lan bằng bột ớt cũng là phương pháp hiệu quả được nhiều người tin dùng. Cách để pha hỗn hợp này cũng rất đơn giản.
Cách thực hiện:
Bạn hãy pha 1 muỗng bột ớt vào 1 lít nước ấm và một vài giọt nước rửa chén. Bạn cũng có thể thay thế bột ớt bằng tương ớt. Tiếp sau đó, bạn hòa tan hỗn hợp và để qua một đêm. Bạn hãy dùng rây để lọc lấy phần nước. Cuối cùng, bạn xịt hỗn hợp lên bề mặt lá.
Tuy nhiên, hỗn hợp ớt bột này khá mạnh. Vì vậy, bạn cần thử một góc nhỏ để đảm bảo cây lan có thể chịu đựng được. Sau đó mới phun lên khắp cây lan.
Cách trị nhện đỏ bằng phân thuốc sinh học
Bên cạnh các cách trên, để tiện lợi và nhanh chóng, bạn có thể mua thuốc trị nhện đỏ trên cây lan – AT Mebe 500g. Loại thuốc này không những loại bỏ được nhện đỏ mà còn nhiều loài côn trùng khác. Bạn hãy pha 5g thuốc với 2 lít nước rồi xịt thẳng lên mặt trên và mặt dưới của lá lan.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách trị nhện đỏ hại lan. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp ích cho cây lan của bạn. Nếu muốn biết thêm thông tin về thuốc trị nhện đỏ có thể liên hệ với hotline CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SẠCH NÔNG NGHIỆP: 09 622 41 635.