Hướng dẫn cách chiết cây vú sữa đơn giản, thành công 100%

Hướng dẫn cách chiết cây vú sữa đơn giản, thành công 100%

Cách chiết cây vú sữa là một trong những phương pháp nhân giống vô tính cây trồng hiệu quả khi canh tác. Các nội dung chia sẻ trong bài viết hôm nay sẽ cho bà con cách thực hiện chiết cành cây vú sữa chi tiết. Hãy cùng AT  tìm hiểu kỹ thuật chiết cành vú sữa qua từng bước dưới đây nhé!

Giới thiệu về cách chiết cây vú sữa

Hướng dẫn cách chiết cây vú sữa đơn giản, thành công 100%
Nhân giống cây vú sữa bằng kỹ thuật chiết cành mang lại hiệu qua cao trong việc cải thiện năng suất mùa vụ, tối ưu chi phí

Cách chiết cây vú sữa đúng kỹ thuật là khi bà con biết rõ các đặc tính của loài cây ăn quả này. Vú sữa hay còn được gọi với tên khoa học là Chrysophyllum cainito. Cây được trồng phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới.

Cây vú sữa là một giống cây thân gỗ và có chiều cao khoảng 4 – 10m và có thể cao hơn nếu điều kiện môi trường thuận lợi. Phần lá của cây vú sữa có hình bầu dục và có kích thước từ 5 – 10cm.

Quả của cây vú sữa có mùi hương dễ chịu và cò đường kính từ 5 – 8cm. Màu sắc là màu xanh nhưng lại chuyển sang màu tím khi chúng chín quả.

Thời điểm thích hợp để thực hiện cách chiết cây vú sữa

Trường hợp bà con chiết cành cây vú sữa, chúng sẽ quyết định việc bà con nên chiết vào thời gian nào để đạt hiệu quả. Nếu đúng thời điểm, môi trường tự nhiên sẽ giúp cây vú sữa khi chiết sẽ nhanh ra rễ hơn. Thêm nữa, cây mẹ vẫn có thể phục hồi sau khi bà con thực hiện chiết cành thành công.

Mùa xuân là giai đoạn tốt nhất để bà con tiến hành nhân giống cây trồng bằng phương pháp chiết. Trong thời gian này, cây vú sữa vừa mới ra quả nên bà con có thể thực hiện chiết cành ngay sau khi kết thúc mùa quả. Điều kiện thời tiết trong mùa xuân tương đối ấm áp cho cây phát triển.

Kinh nghiệm chọn cây vú sữa giống để chiết

Hướng dẫn cách chiết cây vú sữa đơn giản, thành công 100%
Không chọn những cây vú sữa bị bệnh, sâu và côn trùng tấn công làm cây giống chiết, điều này sẽ không mang lại hiệu quả cao

Tại Việt Nam, các giống vú sữa được trồng phổ biến do chúng thích nghi rất tốt với điều kiện khí hậu tại đây. Có thể kể đến các giống vú sữa như: Bắc Thảo, Lò Rèn, Đồng Tháp, Hoàng Kim,… Tất các các giống ở đây đều có thể thực hiện nhân giống hoặc chiết cành.

Tiếp theo, hãy đảm bảo cây mẹ dùng để chiết là cây khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh trong thời gian chiết cành. Vì vậy hãy chăm sóc cây vú sữa thật tốt trước khi thực hiện phương pháp nhân giống cây trồng.

Cuối cùng, bà con nông dân sẽ chọn các nhóm cây vú sữa có độ tuổi từ 5 năm trở lên để thực hiện chiết cành. Bên cạnh đó, bà con cần đảm bảo thu hoạch được một mùa quả để hiểu rõ đặc tính của giống mà bà con muốn nhân giống.

Hướng dẫn cách chiết cây vú sữa đơn giản qua từng bước

Để thực hiện chiết cành cây vú sữa, bà con có thể tham khảo 4 bước hướng dẫn của chúng tôi dưới đây. Phân Thuốc Vi Sinh AT sẽ hướng dẫn bà con theo cách mà được người dân tại các vùng thực hiện phổ biến.

Bước 1: Lựa chọn cành vú sữa để chiết

Sử dụng các cành bánh tẻ để làm cành chiết, lưu ý không chọn cành quá già hoặc quá non. Kích cỡ của cành chiết có đường kính khoảng 2cm và có vài cành con. Nếu muốn đạt hiệu quả cao hơn, bà con dùng các cách có chiều dài khoảng 50 – 60cm. Mỗi cây gốc có khả năng chiết từ 5 – 6 cành và bà con không nên chiết quá nhiều ảnh hưởng đến cây mẹ.

Bước 2: Tiến hành xử lý cành chiết

Khoanh vòng tròn xung quanh cành chiết cách nhau khoảng 2 – 3cm. Dùng dao cạo sạch lớp vỏ tại khu vực khoanh. Bà con lưu ý vệ sinh sạch sẽ và diệt khuẩn trên dụng cụ dùng để khoanh vỏ. Việc này sẽ giúp cho cây hạn chế được các tác nhân nấm bệnh tấn công lên cây vú sữa.

Bước 3: Lắp bầu đất

Chọn các loại đất thịt để làm bầu đất bó cho cành chiết và cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để nuôi cây ra rễ. Hòa trộn đất với các giá thể như mùn, rơm, phân hữu cơ và một ít nước để bầu có được độ ẩm cần thiết. Sau khi đã chuẩn bị xong, bà con tiền thành nặn thành bầu đất với đường kính khoảng 25 – 35cm theo dạng hình cầu.

Bước 4: Bó bầu và cố định cành chiết

Ở bước cuối cùng, bà con sử dụng bầu đất đã chuẩn bị bó xung quanh vị trí đã lột vỏ. Kích thước của bầu bó không nên quá nặng sẽ khiến cành gốc bị gãy. Tiếp theo, bà con cố định lại bầu đất bằng bọc nilon để bảo vệ bầu đất.

Phần phía trên, bà con nên bọc kín để hạn chế nước thấm vào bầu đất, phía dưới nên tạo các lỗ để thoát nước và tạo độ thoáng cho bầu.

Chăm sóc cây vú sữa sau khi chiết sinh trưởng tốt, ra trái chuẩn

Sau khi thực hiện chiết cành cây vú sữa, bà con đợi cây ra rễ và có thể mang đem ra vườn trồng bình thường. Trong thời gian đầu, bà con cần chăm sóc cây vú sữa với những yếu tố cơ bản sau:

Cắt tỉa cành vú sữa sau khi chiết

Khi cây phát triển đứng cây, xanh lá, bà con cần thao tác cắt tỉa cành thường xuyên. Việc này giúp cho cây phân bón tán đều theo các hướng và tiện cho bà con chăm sóc.Loại bỏ các cành có chiều cao vượt quá 4 – 4,5m để tạo độ thoáng cho vườn.

Trường hợp cây bị nhiễm bệnh hoặc sâu tấn công, cắt tỉa cành định kỳ sẽ giúp cho cây hạn chế được khả năng lây lan.

Bón phân cho cây vú sữa chiết trong giai đoạn đầu

Sử dụng các loại phân bón hữu cơ và vi sinh để bón cho cây trong từng giai đoạn cây phát triển. Việc này sẽ đảm bảo cho cây đu dinh dưỡng để nuôi cây ra rễ, bung đọt, nuôi hoa, đậu quả. Tuy nhiên, bà con hãy tham khảo các nhóm phân phù hợp ở mỗi giai đoạn.

Lượng nước tưới thích hợp cho cây vú sữa chiết

Chăm sóc cây trồng luôn cần đến việc phun tưới nước cho cây định kỳ để cây phát triển. Nhưng khi chăm sóc, bà con chú ý đến lượng nước tưới cho cây mỗi ngày, chỉ nên tưới vừa đủ để cây không bị úng. Bà con có thể cắt giảm lượng nước tưới cho cây vú sữa vào mùa mưa và cải thiện lại hệ thống thoát nước.

Qua bài viết hướng dẫn về cách chiết cây vú sữa ở bài viết trên, AT hy vọng đã mang lại những thông tin hay và bổ ích cho bà con, mang lại hiệu quả cao về doanh thu, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí mua cây giống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon