Các loại sâu bệnh hại cây trồng mà chúng ta được biết chỉ là một phần nhỏ. Mỗi một khu vực địa lý, điều kiện thời tiết khác nhau sẽ xuất hiện những loại sâu bọ, côn trùng khác nhau. Mức độ gây hại của sâu bệnh tăng dần theo thời gian.
Sau đây, AT sẽ kể tên các loại sâu bệnh hại cây trồng thường gặp nhất, giúp bà con nắm rõ thông tin và có phương án phòng trừ phù hợp cho vườn cây của mình.
Contents
Tổng quan về các loại sâu bệnh hại cây trồng
Các loại sâu bệnh hại cây trồng đang là chủ đề được nhiều nhà nông quan tâm bởi tính cấp thiết đối với ngành trồng trọt tại Việt Nam. Đây là một trong những tác nhân gây thất thu mùa vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con nông dân.
Việc đối phó sâu bọ, côn trùng cần thực hiện từ đầu vụ, khi cây còn ở giai đoạn cây con và vườn chưa có dấu hiệu sâu bệnh. Cách này mang lại hiệu quả rất cao, tuy nhiên do điều kiện thời tiết thay đổi thất thường gây khó khăn cho việc quản lý sâu bệnh hại trong vườn.
Về các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng gồm có nhóm sâu đục thân, đục cuống quả; nhóm rầy rệp; nhóm nhện hại cây trồng; nhóm ruồi đục quả, v.v. Tùy theo loại cây trồng và các yếu tố khách quan sẽ có các sâu bọ, côn trùng gây hại tương ứng.
Các loại sâu bệnh hại cây trồng thường gặp nhất
Sau đây là thông tin chi tiết về các loại sâu bệnh hại cây trồng phổ biến tại Việt Nam, gây thất thoát vụ mùa, ảnh hưởng giá trị kinh tế nông sản và đời sống của bà con nông dân.
Sâu đục quả ở cây trồng
Sâu đục quả, sâu đục thân, sâu đục cành là những loài sâu chuyên tấn công từ vỏ thân cây đầu tiên. Với sâu đục thân nên tiêu diệt từ khi trứng chưa phát triển thành ấu trùng. Khi ấu trùng được 6 tuổi, chúng sẽ ăn dần vào bên trong thân cây và trú ẩn bên trong những đường hầm đã tạo. Gây khó khăn cho công tác xử lý và phun thuốc hơn.
Cây dễ bị đổ ngã do các đường đục ngoằn ngoèo bên trong. Sau cùng, sâu đục quả ăn vào bên trong trái, thiệt hại phẩm chất của trái. Một điểm đặc biệt ở loài sâu này là tại các lỗ đục, chúng đẩy mùn cưa và phân của mình đùn ra bên ngoài.
Sâu cuốn lá trên cây trồng
Sâu cuốn lá có tên khoa học Cnaphalocrocis medinalis. Chúng gây hại chính trên cây lúa, sâu tấn công vào giai đoạn sinh sản của cây lúa, gây thiệt hại về năng suất và kinh tế cây trồng. Cơ thể ấu trùng chuyển từ xanh lá mạ sáng vàng, đầu có màu nâu sáng. Nhộng sâu cuốn lá thường trú ẩn ở lá bị cuốn, có màu vàng hoặc nâu đậm.
Lá bị hại có các vệt trắng dọc và trong suốt, lá bị gấp lại. Sâu cuốn lá tấn công toàn bộ lá trên cây, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp khiến cây sinh trưởng kém. Nặng hơn có thể gây mất mùa.
Rầy rệp gây hại ở cây trồng
Rầy rệp thuộc họ Aphidoidea, chúng xuất hiện khá nhiều trong khu vực nhà kính trên các cây trồng như: rau màu, cây cảnh, họ bầu bị, ớt ngọt, hoa cúc, khoai tây. Một số loại rầy rệp phổ biến là rệp đào xanh, rệp bông, rệp khoai tây, v.v.
Rệp cắn phá trên quả, tiết ra dịch ngọt thu hút nấm muội đen (nấm bồ hóng) xâm nhiễm vào vết thương, hình thành lớp bụi than dính trên quả, ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm khi bán ra. Mặt khác, lá bị bọ trĩ tấn công thường biến dạng, cây non chậm phát triển, rụng lá và giảm năng suất. Mật độ bọ trĩ tăng cao có thể gây chết cây trồng.
Bọ trĩ gây hại ở cây trồng
Bọ trĩ trong dân gian gọi là bù lach, chuyên gây hại các cây công nghiệp, cây rau màu và phổ biến nhất là cây lúa. Màu sắc cơ thể của chúng rất đa dạng, từ vàng nâu đến nâu đen. Sống chủ yếu trong đất, lá khô hoặc vỏ cây.
Bọ trĩ thành trùng và sâu non chích hút nhựa lá khiến lá chuyển vàng đỏ, lá non có màu vàng nâu. Hoa, chồi và thân cây bị tấn công hình thành các vết bạc, sau đó chuyển thành màu nâu. Lá rụng sớm ảnh hưởng quá trình quang hợp của cây.
Nhện đỏ hai đốm gây hại ở cây trồng
Loài nhện này có tên khoa học là Tetranychus urticae. Dù kích thước nhỏ bé nhưng nhờ vào tỷ lệ sinh sản cao, chúng có khả năng gây hại vô số cây trồng ngoài trời và trong nhà kính.
Nhện đỏ hai đốm gây hại ở mặt dưới lá, thông qua chích hút nhựa gây ra tình trạng đốm vàng lá do mô tế bào bị tổn thương. Theo thời gian, lá chuyển vàng toàn bộ làm giảm hoạt động quang hợp, cây nhanh thoát hơi nước, trái không thể phát triển.
Khu vực nhện đỏ hai đốm sinh tồn được phủ mạng nhện do chúng tạo thành. Là vector môi giới cho vi khuẩn xâm nhiễm qua các vết thương trên quả.
Bọ xít gây hại ở cây trồng
Bọ xít có tên tiếng Anh là Stink Bug. Chúng được tìm thấy rất nhiều ở các ruộng ngô, có khả năng chống lại thiên địch và thuốc hóa học khá cao. Đặc biệt loài bọ xít có mùi hôi rất khó chịu, trời lạnh chúng thường có xu hướng trốn vào nhà để ẩn nấp.
Là một trong các loài sâu bệnh hại cây trồng được cảnh bảo về mức độ gây hại nặng. Bọ xít dùng chiếc miệng hình kim của mình để chích hút nhựa từ thân, lá và vỏ hạt. Chúng cắn phá, đâm thủng lá tạo thành các lỗ to.
Ở phần thân và gốc cây, có thể thấy lớp nhầy nhựa, một phần bị thối rữa do dịch tiêu hóa của bọ xít tiết ra. Cây sinh trưởng kém, còi cọc và có thể chết cây.
Ruồi dưa gây hại ở cây trồng
Ruồi dưa có tên khoa học là Bactrocera cucurbitae. Chúng phân bố rộng rãi trên toàn cầu: Châu Phi, Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương. Gây hại đến hơn 125 loài thực vật như bầu bí, cà chua, rau màu, đậu đũa, dưa chuột, bí ngô, dưa hấu, v.v
Quả phát triển kém, còi cọc, mô bên trong bị hư thối dần. Giòi sẽ ăn phần cuống quả gây rò rỉ chất nhựa của trái.
Quả bị ruồi dưa tấn công bị biến dạng, vỏ ngoài úng nước và dễ rụng. Tạo cơ hội cho nấm bệnh xâm nhập gây thối quả, thối thân, thối rễ, chết cây con.
Vậy là AT đã giới thiệu xong các loại sâu bệnh hại trên cây trồng. Hy vọng với lượng thông tin và hình ảnh các loại sâu bệnh hại cây trồng này, bà con sẽ dễ dàng nhận diện đối tượng gây hại trong vườn cây của mình hơn.
Kỹ thuật canh tác phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây trồng
✅ Dọn đất vườn, ruộng trồng trước – trong – sau khi thu hoạch nhằm loại bỏ ấu trùng ngủ đông, đồng thời hồi phục sức khỏe đất trồng sau mỗi đợt thu hoạch.
✅ Chọn các giống cấy có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại, thời tiết thất thường.
✅ Mật độ trồng tương ứng với diện tích vườn, kết hợp bón phân và tưới nước hợp lý.
✅ Trồng luân canh, xen canh giữa các cây trồng khác họ để giảm thiểu nguy cơ sâu bệnh xuất hiện trong vườn.
✅ Dùng tay hoặc bẫy sinh học để bắt sâu trưởng thành. Có dùng lưới che để ngăn cản sâu bệnh tấn công vườn cây.
✅ Phát hiện cây bị các loại sâu bệnh hại cây trồng lập tức cắt bỏ và tiêu hủy xa vườn, không chôn vùi vào đất.
Top thuốc đặc trị các loại sâu bệnh hại cây trồng năm 2024
Mỗi một loại sâu bọ, côn trùng sẽ có các sản phẩm đặc trị phù hợp. Tuy nhiên, để giúp bà con tiết kiệm ngân sách mua thuốc trị sâu bệnh, AT sẽ giới thiệu 3 chế phẩm sinh học nổi bật, chuyên trị các loại sâu bệnh hại cây trồng tại Việt Nam.
Trap Fly – Tiêu diệt ruồi đục quả tranh xa khỏi vườn cây ăn trái
Trap Fly là dòng thuốc đặc trị ruồi đục trái cao cấp tại AT. Sản phẩm chứa thành phần là các chủng nấm ký sinh hữu hiệu (Metarhizium sp, Beauveria sp, Bacillus sp, v.v), kết hợp với giấm gỗ, tinh dầu hương quế tăng cường công dụng của thuốc ở mọi điều kiện môi trường.
Công dụng tuyệt vời của thuốc sinh học Trap Fly xử lý ruồi đục trái
☑️ Ức chế và tiêu diệt toàn bộ quần thể ruồi vàng trong vườn.
☑️ Ngăn chặn nguy cơ mầm bệnh ruồi đục quả ở vụ mùa sau.
☑️ Cải thiện và nâng cao sức đề kháng của cây và đất trồng.
☑️ Xua đuổi các loài côn trùng tránh xa vườn cây ăn quả như: cây bơ bị sâu đục thân tấn công, cây bưởi bị ruồi vàng chích hút, cây nho bị rệp sáp,…
Cách sử dụng thuốc sinh học Trap Fly xử lý ruồi đục trái:
Pha 25 – 50ml Trap Fly + 16 – 25 lít nước sạch.
Tiến hành phun khi ruồi vàng vừa mới xuất hiện. Nhắc lại sau 5 – 7 ngày đến khi mật độ ruồi giảm xuống thì kéo giãn thời gian phun hơn.
Mebe Bt – Khắc tinh của sâu đục thân, nhện đỏ, rầy nâu, bọ trĩ
Một trong những cách trị các loại sâu gây hại cho cây trồng hiệu quả là sử dụng chế phẩm sinh học Mebe Bt. Sản phẩm được nhiều bà con tin dùng và sử dụng. Ngoài tiêu trừ sâu bệnh hại, Mebe Bt còn nâng cao giá trị nông sản, hoa quả nhờ các thành phần đặc hiệu.
- Beauveria sp và Metarhizium sp: 1×106 CFU/g.
- Chất hữu cơ: 15 %; Độ ẩm: 30%;
- Kết hợp với vi khuẩn BT (Bacillus Thuringiensis) và một số bào tử từ nấm ký sinh như: Verticillium sp, Iseria sp, Paecilomyces sp, v.v.
Công dụng của thuốc đặc trị sâu đục thân, nhện đỏ, rầy rệp Mebe Bt:
☑️ Tổ hợp nấm 4 màu tiêu diệt tận gốc quần thể sâu bệnh hại trong vườn, ngăn ngừa khả năng sinh trưởng và lây lan của chúng.
☑️ Tốc độ xử lý nhanh chóng, không làm ô nhiễm đất trồng và nguồn nước sinh hoạt.
☑️ Tiêu diệt dứt điểm các loại côn trùng trên cây như: nhện đỏ, sâu xanh ăn lá, rầy, rệp sáp,…
☑️ Đảm bảo cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, cho ra trái hiệu quả.
☑️ An toàn với sức khỏe người trồng vườn.
Cách sử dụng thuốc đặc trị sâu đục thân, nhện đỏ, rầy rệp Mebe Bt:
☑️ Phun thuốc trị bọ trĩ, sâu đục thân, nhện đỏ, rầy rệp: 250g Mebe Bt + 200 lít nước, phun thuốc vào buổi sáng hoặc tầm chiều mát.
☑️ Phun thuốc phòng bọ trĩ, sâu đục thân, nhện đỏ, rầy rệp: 250g Mebe Bt + 600 – 800 lít nước.
Bà con tùy chỉnh lượng thuốc theo diện tích trồng.
Địa chỉ mua thuốc trị các loại sâu bệnh hại cây trồng uy tín, giá tốt
Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp là đơn vị chuyên sản xuất dòng thuốc bảo vệ thực vật dành riêng cho cây trồng. Sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng và phân phối trực tiếp đến vườn cây của bà con. Hiệu quả được chứng thực ở mọi cây trồng, thân thiện với môi trường, không gây hại sức khỏe.
Bà con tìm mua chế phẩm sinh học TRAP FLY và MEBE BT tại hotline: 096 789 1046. Đội ngũ kỹ sư nông nghiệp tại AT hỗ trợ bà con giải đáp thắc mắc liên quan và đặt mua hàng nhanh nhất.
Trên đây là thông tin về các loại sâu bệnh hại cây trồng mà AT đã tổng hợp được. Mong rằng bài viết đã giúp bà con hiểu hơn về tình hình sâu bệnh hại tại Việt Nam. Từ đó chủ động hơn trong công tác phun phòng ngừa và chăm sóc vườn, nâng cao hiệu suất vườn cây. Để cập nhật những tin tức mới nhất về các bệnh trên cây trồng và tình trình nông sản Việt thì bà con hãy theo dõi website phanthuocvisinh nhé, chúng tôi sẽ nhanh chóng mang đến cho bà con những tin tức mới nhất.