Cách phòng trị bệnh lở cổ rễ dưa lưới & Nguyên nhân

Nhận biết bệnh lở cổ rễ dưa lưới & Phòng trừ hiệu quả

Bệnh lở cổ rễ dưa lưới là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở các vườn trồng dưa lưới. Tùy theo điều kiện khí hậu ở mỗi nơi mà bệnh thối lở cổ rễ phát triển nặng hay nhẹ. Nhưng nhìn chung đều ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng trái thành phẩm và năng suất cây ở những vụ sau.

Để hiểu hơn về tình trạng bệnh lở cổ rễ cây dưa lưới, mời bà con theo cùng AT theo dõi bài viết dưới đây

Tìm hiểu về bệnh lở cổ rễ dưa lưới là gì?

Nhận biết bệnh lở cổ rễ dưa lưới & Phòng trừ hiệu quả
Bệnh lở cổ rễ trên cây dưa lưới do nấm đất Rhizoctonia solani gây ra

Bệnh lở cổ rễ dưa lưới thường xảy ra ở nơi trồng có nền đất ẩm kéo dài, cấu trúc đất chặt khiến đất thoát nước kém. Những vườn dưa lưới cho trái bò trên đất có xu hướng nhiễm bệnh nặng hơn những trái leo dây. Biểu hiện bệnh hại tương đối dễ thấy, tuy nhiên với diện tích trồng lớn sẽ gây khó khăn cho công tác phát hiện và xử lý bệnh hại.

Một số tác nhân góp phần gây bệnh thối lở cổ rễ cây dưa lưới: hạt giống nhiễm bệnh, đất chưa xử lý, thời tiết chuyển biến thất thường, v.v.

Nguyên nhân nào gây bệnh lở cổ rễ dưa lưới?

Rhizoctonia solani là tên gọi thân thuộc của nấm đất chuyên gây lở cổ rễ ở các nhóm cây trồng. Trong một số bài nghiên cứu thường gọi chúng là Thanatephorus cucumeris do đặc trưng ký chủ ở các cây họ dưa. Nấm đất bắt đầu lây nhiễm từ phần cổ rễ sát mặt đất, sau đó lan rộng đến các bộ phận khác của cây dưa lưới thông qua khí khổng hoặc các vết thương trên cây.

Nhiệt độ sinh trưởng dao động từ 5 – 36°C (tối ưu là 23 – 27°C). Bệnh lở cổ rễ phát tán nhờ mưa, nước khi tưới bắn lên, dụng cụ làm vườn. Quan trọng hơn, nấm bệnh có khả năng lưu trú trong đất mà không cần tới vật ký chủ. Vì thế công tác khử trùng đất trước khi trồng cần thực hiện đầy đủ tránh mầm bệnh lở cổ rễ dưa lưới tiềm ẩn.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh lở cổ rễ dưa lưới ra sao?

Nhận biết bệnh lở cổ rễ dưa lưới & Phòng trừ hiệu quả
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh thối lở cổ rễ ở cây dưa lưới

✔️ Cây dưa lưới con: đầu rễ có dấu hiệu bị nhiễm trùng khiến cây con ngã ngang, rễ cái bị biến dạng thành sợi, các rễ nhánh chuyển vàng nâu và biến mất.

✔️ Cây trưởng thành: xuất hiện vết bệnh màu nâu đỏ ở khu vực cổ rễ cây. Phần gốc thối đen, có các sợi nấm trắng bao quanh, bộ rễ chuyển màu vàng nâu.

Sau đó, bệnh lở cổ rễ lan dần tới trái dưa lưới, khiến trái bị thối nâu, sũng nước, vết bệnh lõm xuống. Theo đó, các sợi nấm trắng cũng phát triển dày đặc theo cụm trên vết lõm

Lá cây có biểu hiện cong lại, trên lá có các vết bệnh vàng nâu rải rác.

Tác hại của bệnh lở cổ rễ dưa lưới gây ra cho cây trồng

Đầu tiên, bệnh lở cổ rễ dưa lưới làm thối hư phần cổ rễ, cản trở quá trình vận chuyển dinh dưỡng và nước đến để nuôi trái, làm giảm năng suất vườn.

Lá cây hư hại, mất chất diệp lục do các vết bệnh lan rộng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp cây dưa lưới. Nặng hơn, bệnh có thể gây chết cây dưa lưới con.

Nhìn chung, dù bệnh phát triển ở một khu vực hay trên toàn vườn đều tác động tiêu cực đến nguồn thu nhập của bà con do trái thu hoạch không thể bán ra.

Một số cách phòng trị bệnh lở cổ rễ dưa lưới hiệu quả cao

Nhận biết bệnh lở cổ rễ dưa lưới & Phòng trừ hiệu quả
Lưu ý vệ sinh vườn trồng dưa lưới trước – trong – sau vụ trồng, đảm bảo vườn sạch sẽ

Nhiều nhà nông chuộng hình thức cho dưa lưới “bò” trên mặt đất cho trái to mà không cần dùng đến thuốc dinh dưỡng. Tuy nhiên điều này cũng tạo cơ hội cho nấm đất xâm nhiễm và tấn công dễ dàng hơn. Vì thế AT xin chia sẻ một số bí quyết canh tác ngăn ngừa bệnh lở cổ rễ dưa lưới được nhiều bà con áp dụng.

Cách chăm sóc phòng ngừa bệnh lở cổ rễ ở cây dưa lưới

✅ Vệ sinh vườn trồng sạch sẽ trong suốt quá trình canh tác dưa lưới và sau thu hoạch.

✅ Khử trùng đất trồng với các chế phẩm chứa Trichoderma trước khi gieo vụ.

✅ Áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để kiểm soát độ ẩm đất khi thời tiết chuyển biến bất thường.

✅ Trồng luân canh với những cây trồng khác như: ngô ngọt, cỏ cho gia súc, cây hành để giảm thiểu mật độ bệnh hại trong vườn.

✅ Phát hiện cây con bị nhiễm bệnh trong vườn ươm dưa lưới, lập tức loại bỏ và tiêu hủy xa vườn.

⚠️ Lưu ý: Khi trời nắng cần bổ sung nước đều đặn cho vườn dưa lưới, hiện tượng sốc nhiệt cũng góp phần cho bệnh lở cổ rễ cây dưa lưới phát triển mạnh.

Sử dụngthuốc hóa học xử lý bệnh lở cổ rễ ở cây dưa lưới

Để thuốc BVTV hóa học đạt hiệu quả cao và an toàn, AT khuyến khích bà con tham khảo Danh mục thuốc BVTV cho cây trồng được phép sử dụng tại Việt Nam. Phun đúng liều lượng, không lạm dụng thuốc để đảm bảo sức khỏe vườn cây cũng như chính người trồng.

Thuốc đặc trị bệnh lở cổ rễ dưa lưới hết nhanh Roto an toàn

Nhận biết bệnh lở cổ rễ dưa lưới & Phòng trừ hiệu quả
Chế phẩm sinh học Roto tiêu diệt tận gốc quần thể nấm đất gây thối lở cổ rễ trên cây trồng

Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp đã chế tạo thành công sản phẩm sinh học Roto – Thuốc đặc trị bệnh thối cổ rễ dưa lưới, chuyên trị nhóm nấm bệnh gây lở cổ rễ, thối rễ vàng lá trên cây trồng.

Thành phần thuốc đặc trị bệnh lở cổ rễ cây dưa lưới Roto

Tuyển chọn các vi sinh vật phân giải xenlulo hiệu lực cao: 2 x108 CFU/ml.

pHH2O: 6; Tỷ trọng: 1,12.

Bổ sung các chủng vi sinh đối kháng mạnh mẽ: Chaetomium spp, Trichoderma spp, v.v.

Công dụng thuốc đặc trị bệnh lở cổ rễ cây dưa lưới Roto

☑️ Xử lý nhanh gọn – tận gốc quần thể nấm Rhizoctonia solani gây bệnh thối lở cổ rễ trong vườn dưa lưới.

☑️ Ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm ở những vụ sau.

☑️ Cải tạo và phục hồi bộ rễ bị thối hư, kích thích rễ mới ra khỏe mạnh.

☑️ Sản xuất vi sinh làm tăng độ phì nhiêu cho đất trồng dưa lưới, cải thiện tình trạng xói mòn, bạc màu.

Cách sử dụng thuốc đặc trị bệnh lở cổ rễ cây dưa lưới Roto

Đầu tiên, bà con cần kiểm tra tình hình lở cổ rễ trên cây dưa lưới đã lây lan tới rễ nhánh hay chưa. Sau đó điều chỉnh pH đất trồng về mức 5,5 – 6,5.

Phun thuốc đặc trị bệnh lở cổ rễ dưa lưới: 500ml Roto + 400 lít nước, tưới đều ở 2 khu vực: quanh bộ rễ cây. Tưới trị bệnh 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày.

Phun thuốc phòng trừ vườn dưa lưới bị thối cổ rễ: 500ml Roto + 250ml AT.02 + 800 lít nước, tưới ướt đẫm vùng đất quanh tán cây dưa lưới. Tưới định kỳ cho vườn 1 tháng/ 1 – 2 lần.

**Phân bón sinh học AT.02 cung cấp các dưỡng chất thiết yếu kích thích rễ mới ra nhanh, mập khỏe, chống chịu tốt trước thời tiết và các tác nhân gây hại khác.

Trên đây là những thông tin về bệnh lở cổ rễ dưa lưới mà AT muốn chia sẻ đến bà con. Mong rằng bài viết đã bổ sung thêm kiến thức bệnh hại trong vườn dưa lưới cần thiết, giúp bà con trồng dưa lưới phòng bệnh hiệu quả hơn, nâng cao năng suất vụ trồng dưa hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon