
Bệnh phấn trắng nho được biết đến là một “khắc tinh” của những người trồng nho. Thời tiết ẩm ướt, thiếu sáng là điều kiện để nấm bệnh phát triển, hình thành các đốm trắng trên cây nho.
Chi tiết về bệnh hại này cũng như cách xử lý dứt điểm bệnh phấn trắng ở cây nho, AT mời bà con theo dõi qua bài viết sau.
Contents
“Khắc tinh” của những vườn nho tại Việt Nam
Bệnh phấn trắng nho là một loại bệnh phổ biến ở cây nho, tương tự như bệnh mốc sương nho. Chúng gây hại cho tất cả các vườn nho trên khắp quốc gia, đối với những nơi trồng nho có khí hậu nhiệt đới lại càng dễ mắc bệnh phấn trắng.
Ngoài tên gọi phấn trắng, người dân trồng nho còn gọi loại bệnh này là bệnh nấm trắng, nấm xám hoặc bột xám
Nấm mốc phát triển ở nhiệt độ từ 25 – 30 độ C trong vụ đông – xuân
Bệnh phấn trắng trong tiếng Anh có tên gọi là Powdery mildew. Loại bệnh này thường lây nhiễm ở các khu vực như bề mặt lá, chồi non, hoa và trên quả. Hiện tượng phấn trắng do các loại nấm mốc gây nên, ví dụ như: Phyllactinia (gây ra bệnh giả sương mai), Podosphaera, Erysiphe (gây bệnh cho các loại bí, bầu, mướp,…), Microsphaera, Sphaerotheca và Uncinula.
Bệnh phấn trắng trên cây nho do nấm mốc Uncinula Necator gây nên. Phấn trắng (bột màu trắng) là các bào tử nấm mốc biểu hiện thành. Các đốm trắng càng lớn chứng tỏ số lượng bào tử trên lá nhiễm bệnh càng nhiều.
Các loại nấm mốc bắt đầu quá trình lây bệnh trong thời tiết ẩm ướt (từ 25 – 30 độ C), nhiều nhất là vào vụ nho đông – xuân. Các sợi nấm trên bề mặt lá sẽ tạo thành vòi hút, từ bề mặt lá, chúng xâm nhập sang vật chủ là quả nho và hút cạn dần chất dinh dưỡng.
Nếu vườn nho của bạn không được cắt tỉa gọn gàng, thoáng mát, hệ thống tiêu nước không đảm bảo vào mùa mưa, khả năng cao vườn nho sẽ dễ mắc bệnh nấm trắng.
Cần lưu ý một điều, thời điểm cây nho bị bệnh phấn trắng là giai đoạn sau nở hoa và đậu quả. Thời gian ủ bệnh từ 5 – 7 ngày và sẽ phát triển nặng cho tới khi thu hoạch vụ nho.
Trên cành và lá nho: có các đốm màu xám trắng, sau đó chuyển thành màu xám tro có các hạt li ti phía trên.
Bề ngoài quả nho: có lớp bột màu trắng ngà xám bao quanh, sau khi chùi sẽ thấy rõ màu xám tro của bệnh nấm xám.
Lá biến dạng: tình trạng bệnh kéo dài sẽ làm cho lá cho bị nhỏ đi, lá cháy khô khi bệnh nặng hơn.
Nấm mốc xuất hiện ở các bộ phận khác của cây: ngoài lá và quả nho, nấm Uncinula Necator còn tấn công những nơi khác như thân cây, cuống hoa và chùm hoa.
Nếu phát hiện và áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời, khả năng ngăn chặn bệnh lây lan khắp vườn nho là có thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh diễn biến nhanh không thể kiểm soát dẫn đến những hậu quả khó lường.
Khả năng quang hợp giảm sút: do lá cây nhiễm bệnh có một lớp phấn trắng bao phủ bên trên, điều này gây cản trở quá trình quang hợp khiến cây không nhận được nguồn oxi cần thiết.
Năng suất cây trồng giảm: bệnh phát triển mạnh ở giai đoạn đậu quả, vì thế các bào tử nấm mốc sẽ làm nứt quả, ảnh hưởng đến chất lượng quả nho và buộc phải tỉa bỏ. Một số quả khác không thể phát triển do sự ức chế của bệnh phấn trắng ở cây nho.
Với những tác hại do bệnh nấm trắng ở cây nho gây nên, AT xin chia sẻ 3 biện pháp đơn giản và hiệu quả, hỗ trợ bà con trong công tác phòng ngừa và xử lý bệnh hại triệt để.
Một số biện pháp canh tác giúp ngăn ngừa nâm mốc xuất hiện
Muốn xử lý tận gốc bệnh phấn trắng do nấm Powdery mildew gây ra trên cây nho, việc ưu tiên cần làm đó là tìm ra loại thuốc trị bệnh phù hợp. Các thuốc sinh học hiện nay đều ứng dụng các chủng vi sinh đối kháng trong sản phẩm, vì thế khả năng trị bệnh và phòng trừ rất cao.
Thuốc bảo vệ thực vật cũng được khuyến khích sử dụng trong trồng cây ăn quả và cây nông nghiệp. Bà con nên tìm mua các sản phẩm được chứng nhận để tránh mua nhầm hàng giả nhé.
Thuốc sinh học đảm bảo an toàn sức khỏe cây trồng và người sử dụng, không chứa chất gây hại
Nắm bắt được nhu cầu hướng đến nền kinh tế xanh tại Việt Nam, Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp cho ra mắt một sản phẩm đạt hiệu quả trong công tác phòng ngừa bệnh nấm trắng: thuốc đặc trị bệnh phấn trắng trên cây nho AT Vaccino (Tím).
Ngoài các chủng vi sinh có tính đối kháng, ức chế nấm bệnh lây lan, thuốc còn bổ sung thêm nguyên tố Zn, đóng góp vai trò quan trọng trong các hoạt động của cây nho như: quang hợp, tổng hợp protein, ngăn ngừa bệnh hại và tăng cường sức khỏe của cây.
Với 2 nhân tố Zn và các chủng vi sinh đối kháng, AT Vaccino (Tím) giúp nhà nông ngăn chặn mầm bệnh từ những bước đầu. Bảo vệ cây nho trước vi nấm phấn trắng.
Ngoài ra, nếu cây nho có các dấu hiệu bệnh như: thán thư, rỉ sắt, mốc sương, thối rễ… đều có thể dùng thuốc để điều trị dứt điểm.
Công thức: Hòa tan 500ml thuốc + 200 lít nước.
Cách phun trị bệnh phấn trắng ở cây nho: Phun thuốc từ 2 – 3 lần, mỗi đợt cách từ 5 – 7 ngày.
Cách phun phòng bệnh phấn trắng ở cây nho: Phun thuốc định kỳ từ 15 – 30 ngày, tùy theo mức độ đáp ứng của cây trồng.
✔️ Có thể dùng thuốc cho các loại cây trồng.
✔️ Kết hợp với phân bón để tăng độ hiệu quả.
Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp chuyên nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm sinh học trị bệnh, sâu hại ở cây trồng. Đảm bảo an toàn sức khỏe cho vườn cây và người sử dụng.
Với đội ngũ kỹ sư nông nghiệp chuyên môn cao, AT đảm bảo độ hiệu quả lâu dài không gây hại của thuốc đặc trị bệnh phấn trắng trên cây nho AT Vaccino (Tím). Khi đặt mua sản phẩm tại website, bà con sẽ nhận được các ưu đãi như:
✅ Giao hàng miễn phí tận nơi
✅ Mức giá đa dạng, tự do lựa chọn sản phẩm phù hợp
✅ Tư vấn, hỗ trợ và giải đáp các thông tin liên quan đến sản phẩm
AT đã chia sẻ đến bà con nguyên nhân gây bệnh phấn trắng nho, hướng xử lý cũng như cách thức phòng trừ. Mong rằng qua bài viết trên, bà con sẽ dễ dàng hơn trong công tác phòng ngừa bệnh hại ở vườn nho của mình.
Giỏ hàng của bạn hiện tại chưa có sản phẩm nào.