Lúa bị lốp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Khi gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ gây hiện tượng đổ ngã, làm giảm năng suất chất lượng của mùa vụ. Vậy làm thế nào để khắc phục hiện tượng này? Hãy theo dõi những chia sẻ của Phân thuốc vi sinh AT trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
Nhận biết lúa bị lốp
Không hề khó để bà con nhận biết ruộng lúa nhà mình có đang bị lốp hay không?. Chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây:
Cây lúa có lá dài thượt và rối lá
Lá lúa mọc đan xen nhau, không theo quy luật
Cây lúa mọc dày trong ruộng, không thông thoáng
Thân cây lúa có hiện tượng mềm yếu.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu trên là ruộng lúa đang có nguy cơ bị lốp. Bà con cần chủ động theo dõi để phát hiện kịp thời.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến lúa bị lốp. Cụ thể như:
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân từ giống lúa
Nếu ban đầu bà con chọn giống lúa kém, không khỏe mạnh. Trong quá trình trồng cây lúa sẽ rất dễ bị suy yếu. Lúa không có khả năng hấp thụ phân, dễ bị đổ ngã. Đây là nguyên nhân rất phổ biến mà nhiều người dễ mắc phải.
Bón phân không hợp lý
Với những chân ruộng không bổ sung đủ kali, phân, can-xi, đất mùn nhiều, nếu chúng ta bón không cân đối liều lượng sẽ dẫn đến hiện tượng lúa bị đổ, tốt lốp.
Bên cạnh đó, đạm là một trong những nguyên tố giúp cây trồng phát triển về chiều cao thân lá nhưng chúng lại dễ hình thành nên các tế bào non yếu. Khi chưa kịp hấp thụ lại khiến cây lúa bị đổ ngã. Do vậy, cần cân đối lượng đạm, tránh sử dụng quá nhiều để lúa khỏe mạnh, cứng cây.
Lúa bị nhiễm bệnh
Khi ruộng lúa gặp điều kiện thời tiết ẩm ướt, ngập nước rất dễ tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công. Lúa có thể gặp các tình trạng như vàng lá, chín sớm, khô vắn, đạo ôn. Khi đó, lúa đang bị lốp sẽ càng tốt hơn, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất.
Nguyên nhân khách quan
Do thế đất
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, cũng có nguyên nhân khách quan khiến ruộng lúa bị lốp. Đầu tiên là do thế đất. Nếu bà con gieo trồng trên các chân ruộng ngập nước trong thời gian dài. Đất trũng, thấp, lúa có khả năng bị đổ ngã nhiều hơn do thân mềm yếu. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho các loài sâu bệnh tấn công hại cây.
Ảnh hưởng thời tiết
Những vụ Hè thu hoặc Thu Đông khi điều kiện thời tiết thay đổi thất thường, thiếu ánh sáng, nhiều độ ẩm làm lúa tăng trưởng rất nhanh. Nhưng đến khi gặp thời tiết mưa to, gió lớn, lốc xoáy khiến cây rất dễ bị đổ ngã.
Biện pháp khắc phục
Khi đã tìm được nguyên nhân gây nên hiện tượng này, chúng ta sẽ tìm ra các biện pháp để khắc phục nó. Cụ thể, bà con nên áp dụng cách làm sau:
Chủ động đào hố thoát nước để chủ động ứng phó với thời tiết mưa bão.
Thực hiện tưới tiêu đều đặn. Mùa mưa thóa nước, mùa cạn duy trì mực nước trong ruộng từ 3 – 5 cm, thời gian để khoảng 4 – 5 ngày. Sau đó, tiếp lục lặp lại tình trạng trên để lúa ôm đồng và trỗ chín tốt, hạn chế tình trạng lúa bị lốp.
Khuyến cáo bà con không tự ý cắt xén lá lúa. Có rất nhiều bà con thực hiện hành đọng này khiến lúa bị vi khuẩn, sâu bệnh hại nặng nề. Đặc biệt trong điều kiện thời tiết mưa to gió lớn, khi chúng ta không phun được thuốc sẽ làm sâu bệnh hoành hành trên diện rộng.
Nên bón phân, đạm, kali với liều lượng cân đối, phù hợp.
Trong giai đoạn lúa trổ thoát, bà con cần phun phòng sâu bệnh cho cây.
Cuối cùng, chủ động kiểm tra, thăm vườn để phát hiện xử lý hiện tượng lúa lốp kịp thời.
Tại Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp (AT) chúng tôi chuyên nghiên cứu và sản xuất ra ra các sản phẩm trị dứt điểm các bệnh trên đồng ruộng như: lúa bị muỗi hành tấn công, nấm gây bệnh đạo ôn, thối thân, cây lúa bị hạt lem lép, lúa lộn, lúa ma, lúa lẫn,… Để lựa chọn những sản phẩm đúng với tình trạng ruộng của mình bà con hãy liên hệ với kỹ sư của chúng tôi qua tổng đài: 096 789 1046 – 09622 41 635 – 0972 563 448 nhé.
Trên đây, Phân thuốc vi sinh AT đã chia sẻ đến bà con về hiện tượng lúa bị lốp. Hy vọng với kiến thức này mọi người có thể áp dụng chăm sóc đồng ruộng đạt năng suất cao. Bà con có thể vào mục bài viết đọc các bài viết trên web: phanthuocvisinh để luôn đọc được những thông tin mới nhất về thị trường nông nghiệp của Việt Nam nhé.