Các bệnh trên cây bầu thường gặp và cách phòng trị hiệu quả

Bệnh trên cây bầu có các bệnh nào & Cách xử lý hiệu quả

Bệnh trên cây bầu được nhiều nhà vườn quan tâm do sự tác động đến năng suất và chất lượng nông sản. Nhằm giúp bà con hiểu hơn về các loại bệnh hại trên cây họ bầu bí, AT đã tổng hợp một số bệnh thường gặp ở loại cây này. Mời bà con theo dõi qua bài viết dưới đây.

Contents

Tìm hiểu về các bệnh trên cây bầu thường gặp

Bệnh trên cây bầu có các bệnh nào & Cách xử lý hiệu quả
Có 8 bệnh hại phổ biến ở họ bầu bí: thối lở cổ rễ, sương mai, héo xanh, phấn trắng, giả sương mai, khảm lá, nứt thân chảy nhựa và thán thư

Trước khi tìm hiểu bệnh trên cây bầu, cùng điểm qua những nét đặc trưng sau của cây bầu:

    1. Tên khoa học: Lagenaria siceraria thuộc họ Cucurbitaceae. Nhóm họ bầu bí gồm có dưa hấu, dưa leo, bí đao, bầu, mướp, bí ngô, khổ qua, la hán quả.
    2. Là cây rau ăn quả, thuộc loại dây leo thân thảo phủ lớp lông trắng mềm.
    3. Hình dáng quả bầu đa dạng: hình trụ, thân dài, vỏ có đốm; hình trụ thân dài; co thắt như bầu rượu; quả đặc ruột.
    4. Thịt trắng, vị ngọt, quả mọng.

Không chỉ có thể chế biến bầu, bí thành nhiều món ăn mới lạ, mùi vị thơm ngon mà loại quả này còn cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe. Vì thế, công tác kiểm soát bệnh trên bầu bí cần được thực hiện nghiêm chỉnh.

Tổng hợp những bệnh trên cây bầu thường gặp nhất

Tương tự những cây trồng khác, cây họ bầu bí cũng dễ mắc bệnh khi tình hình thời tiết phức tạp. Bệnh nhẹ khiến trái bầu giảm giá trị thương phẩm, nặng hơn sẽ gây thất thoát vụ mùa.

Sau đây AT sẽ giới thiệu một số căn bệnh trên bầu bí thường xuất hiện, hỗ trợ bà con chuẩn bị sẵn phương án phòng ngừa và xử lý khi dịch bệnh xảy ra.

Bệnh thối lở cổ rễ ở cây bầu

Bệnh thối lở cổ rễ cây bầu bí còn được gọi với nhiều cái tên khác như: lở cổ rễ, héo cây con, thối gốc, héo khô. Nấm bệnh thường cư trú trong cỏ dại, lục bình, rơm rạ. Theo đó, các hạch nấm tồn tại  trong đất, gây bệnh trên cây bầu vụ sau.

Nguyên nhân gây ra bệnh thối lở cổ rễ bầu

Nấm Rhizoctonia solani là tác nhân khiến cây bầu bị thối lở cổ rễ. Vi nấm tấn công mạnh vào các loại rau ăn quả, cây họ cải, cây họ đậu, tiêu biểu là cây họ bầu bí.

Nhiệt độ sinh trưởng: 28 – 32°C, hạch nấm phát tán mạnh từ 30 – 32°C.

Điều kiện thời tiết: Nhiệt độ nóng ẩm, đất úng nước, độ bão hòa kém trong đất kém.

Đối tượng gây hại: Giai đoạn cây con có từ 2 – 3 lá thật.

Triệu chứng bệnh thối lở cổ rễ cây bầu

Cổ rễ cây xuất hiện các vết bệnh màu nâu đen, teo tóp và thối dần. Chỗ gốc thối có các tơ nấm màu trắng. Lá non héo dần nhưng vẫn giữ màu xanh, cây con ngã gục trên mặt đất. Nấm gây thối đít quả bầu bí, thiệt hại nặng đến phẩm chất của cây.

Bệnh sương mai trên cây bầu

Bệnh sương mai được xem là một trong các bệnh thường gặp trên cây bầu và những cây trồng khác. Mức độ gây hại được cảnh báo do tốc độ lây bệnh nhanh, chuyển biến vào ban đêm nên gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.

Bệnh trên cây bầu có các bệnh nào & Cách xử lý hiệu quả
Nấm Peronospora parasitica gây bệnh sương mai bầu bí lây lan nhanh ở nhiệt độ 24 – 30°C

Nguyên nhân gây ra bệnh sương mai ở bầu

Nấm Peronospora parasitica phát tán bào tử trong môi trường đạt độ ẩm trên 80%, nhiệt độ thấp. Mật độ trồng dày đặc kết hợp tưới phun tạo điều kiện sinh sản cho nấm sương mai.

Nhiệt độ sinh trưởng: 24 – 30°C (tối thiểu 10 – 13°C).

Điều kiện thời tiết: Trời mưa nhiều, thời tiết âm u thiếu nắng. Khu vực có sương mù càng dễ phát sinh bệnh.

Đối tượng gây hại: Lá, thân, quả. Nặng nhất là khu vực lá bầu bí.

Triệu chứng bệnh sương mai cây bầu bí

Vết bệnh trên lá ngả vàng có hình đa giác, nằm rải rác hoặc dọc gân. Sau đó chuyển sang màu nâu nhạt/xám bạc, gây hại cả hai mặt lá. Các vết bệnh liên kết thành từng mảng lớn khiến lá bị cháy khô và rụng. Mặt dưới lá phủ lớp mốc xám.

Bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây bầu

Gây hại ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây bầu bí, tấn công mạnh nhất vào giai đoạn ra hoa. Bệnh diễn biến nhanh hơn so với các bệnh khác trên cây bầu, gây thất thoát gần như toàn diện nếu không được xử lý kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh héo xanh vi khuẩn ở cây bầu

Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum lan truyền qua cây giống, đường gió, nước, môi giới truyền bệnh như côn trùng, dụng cụ làm vườn hay các vết thương do người gây ra.

Nhiệt độ sinh trưởng: 25 – 30°C.

Điều kiện thời tiết: Thời tiết nóng ẩm, đất thấp thoát thủy kém, mưa nhiều dai dẳng.

Đối tượng gây hại: Cây bầu bí trưởng thành.

Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn ở cây bầu

Cây họ bầu bí héo rũ nhưng lá vẫn xanh. Ban đêm cây hồi phục trạng thái, kéo dài khoảng 2 – 3 ngày rồi chết do bệnh trên cây bầu. Ở gốc cây nhiễm khuẩn có dịch trắng đục bên trong, cần phải cắt và ấn mạnh mới thấy được.

Bệnh phấn trắng trên cây bầu

Bệnh khởi phát từ giai đoạn cây con, nấm tồn tại trong hạt giống, tàn dư của cây bệnh, lan truyền theo đường gió.

Bệnh trên cây bầu có các bệnh nào & Cách xử lý hiệu quả
Nấm Erysiphe cichoracearum gây hoại tử biểu bì trên lá, sinh trưởng ở nhiệt độ 20 – 24°C

Nguyên nhân gây ra bệnh phấn trắng ở cây bầu

Nấm Erysiphe cichoracearum là loại nấm ngoại ký sinh. Gây hoại tử các mô tế bào trên lá, bám chặt và hút cạn chất dinh dưỡng làm giảm khả năng quang hợp.

Nhiệt độ sinh trưởng: 20 – 24°C.

Điều kiện thời tiết: độ ẩm môi trường cao. Hạch nấm phát tán rộng trong thời tiết hanh khô.

Đối tượng gây hại: Lá (nặng nhất là mặt trên), thân cây, hoa bí,

Triệu chứng bệnh phấn trắng ở cây bầu

Mặt trên lá bầu bí có các đốm nhỏ màu vàng, lan rộng và phủ lớp phấn trắng đặc kín. Lá chuyển vàng toàn bộ, khô và rụng đi. Thân, cành, hoa xuất hiện lớp phấn trắng bao quanh, khô héo dần và gây bệnh trên cây bầu.  Cây sinh trưởng kém, năng suất giảm thấy rõ.

Bệnh giả sương mai trên cây bầu

Bệnh giả sương mai trên cây bầu còn gọi là bệnh phấn vàng. Thường xuất hiện vào vụ xuân hè và vụ thu đông.

Nguyên nhân gây ra bệnh giả sương mai ở bầu

Nấm Pseudoperonospora cubensis trú ẩn trong cỏ dại, tàn dư cây bệnh. Sau đó phát tán bào tử phân sinh qua đường gió, mưa và không khí.

Nhiệt độ sinh trưởng: dưới 20°C.

Điều kiện thời tiết: mưa phùn, nhiệt độ môi trường thấp.

Đối tượng gây hại: Toàn bộ khu vực trên cây, nặng nhất là lá bầu bí từ gốc khi cây có 3 lá thật.

Triệu chứng bệnh giả sương mai ở bầu

Xuất hiện các chấm nhỏ (không màu, xanh nhạt) trên mặt dưới và gân lá, sau đó chuyển thành màu xanh vàng – nâu nhạt. Vết bệnh có hình đa giác hoặc không có hình thù cố định. Trong điều kiện thuận lợi, xuất hiện thêm lớp nấm trắng xám mọc thưa thớt. Chúng làm rách mô tế bào, khiến lá biến dạng, khô héo và chết.

Bệnh khảm lá, chùn ngọn trên bầu bí

Virus khảm là nguyên nhân của hàng loạt bệnh khảm ở đa dạng cây trồng. Chúng xuất hiện trên khắp thế giới và được lây truyền qua môi giới truyền bệnh như rệp, bọ trĩ, bọ phấn trắng.

Bệnh trên cây bầu có các bệnh nào & Cách xử lý hiệu quả
Squash mosaic virus là virus khảm lá bí gây hại cho họ bầu bí, dưa chuột trên mọi quốc gia

Nguyên nhân gây ra bệnh khảm lá, chùm ngọn ở bầu bí

Squash mosaic virus (SqMV) là tên khoa học của virus khảm lá bí được phát hiện vào năm 1934.

Điều kiện thời tiết: Trời nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, đất khô hạn.

Đối tượng gây hại: Lá và thân cây.

Triệu chứng bệnh khảm lá, chùm ngọn ở bầu bí

Cây bầu bí phát triển kém, cây lùn, chùn ngọn, dây ngừng vươn dài. Tỷ lệ đậu trái giảm sút, chất lượng kém, khi ăn bị sượng do “chín ép”. Một vài cây bầu bí không thể ra quả.

Màu sắc lá không đồng đều: vàng, xanh đậm, nhạt do virus khảm. Bệnh khảm trở nặng khiến cây cằn cỗi, chết từ phần ngọn xuống.

Bệnh nứt thân chảy nhựa trên bầu bí

Bệnh gây tắc nghẽn bó mạch khiến cây chết héo do thiếu nước dù độ ẩm môi trường có thể đạt tới 85%.

Nguyên nhân gây ra bệnh nứt thân chảy nhựa ở cây bầu

Nấm Mycosphaerella melonis là nguyên nhân gây bệnh trên cây bầu. Các bào tử nấm dễ dàng xâm nhập thông qua vết cắn của sâu bọ, côn trùng.

Nhiệt độ sinh trưởng: 25 – 30°C.

Điều kiện thời tiết: Nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, đất úng thủy.

Đối tượng gây hại: Lá, thân, quả.

Triệu chứng bệnh nứt thân chảy nhựa ở cây bầu

Trên lá: Có các chấm nhỏ màu nâu tập trung thành cụm. Từ rìa lá lan dần vào trong thành các mảng đen, lá khô và rụng.

Trên thân: Vết bệnh màu xám trắng, hình bầu dục, lõm xuống khiến nhựa cây chảy ra. Các dây và nhánh cây cũng héo theo.

Trên quả: Đốm bệnh có màu nâu, bị úng nước, sau đó khô lại và gây nứt trái. Nấm ức chế khả năng ra hoa của cuống hoặc khiến chúng rụng sớm.

Bệnh thán thư trên cây bầu

Bệnh thán thư trên cây bầu bí tác động trực tiếp đến phẩm chất và chất lượng trái. Gây bệnh ở giai đoạn thu hoạch.

Bệnh trên cây bầu có các bệnh nào & Cách xử lý hiệu quả
Nấm Colletotrichum lagenarium tạo thành vết lõm trên vỏ trái, bị úng nước và thối dần

Nguyên nhân gây ra bệnh thán thư ở bầu

Nấm Colletotrichum lagenarium cư trú trong hạt giống, tàn dư cây bệnh và phát tán mạnh khi gặp môi trường lý tưởng. Màu sắc trái khi nhiễm bệnh sẽ khác nhau tùy theo mật độ nấm mốc.

Điều kiện thời tiết: Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, đất thoát nước kém.

Đối tượng gây hại: Giai đoạn hình thành trái bầu bí.

Triệu chứng bệnh thán thư ở cây bầu

Trên lá: Lá già bị nhiễm bệnh đầu tiên. Vết bệnh hình tròn có màu xanh xám, về sau chuyển thành màu nâu, tạo thành các vòng tròn đồng tâm.

Trên thân: Vết bệnh hơi lõm xuống, màu nâu xám. Thân cháy khô và teo tóp.

Trên quả: Vết bệnh hình tròn, có màu nâu đen hoặc đen, lõm vào vỏ và gây úng nước. Các đốm bệnh về sau tập trung thành mảng lớn gây thối trái.

>>>>Xem thêm: Mời bà con xem thêm các loại bệnh hại ở cây ớt, cây vải, cây cà tím, cà chua,… ở mục bài viết của chúng tôi. Hy vọng những thông tin trong đó sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình canh tác và chăm sóc vườn trồng nhé.

Thuốc đặc trị bệnh trên cây bầu vàng lá, thối rễ, héo ngọn AT Vaccino

Bệnh trên cây bầu có các bệnh nào & Cách xử lý hiệu quả
Dùng AT Vaccino (Tím) từ 2 – 3 lần khi cây bầu bí bị bệnh sương mai, phấn trắng, thối gốc, v.v.

Lá cây là “nạn nhân” của nấm mốc gây bệnh ở họ bầu bí, sử dụng AT Vaccino (Tím) hỗ trợ cứng lá, bảo vệ cây trước mầm bệnh trong mọi điều kiện thời tiết. Thuốc phù hợp với các bệnh trạng: phấn trắng, rụng hoa, thán thư, sương mai, thối gốc.

Thành phần: Zn (15.000mg/l); chủng nấm vi sinh đối kháng (106 CFU/ml).

Cách phun thuốc: Pha 500ml AT Vaccino + 200 lít nước; phun kỹ trên tán lá, vùng dưới tán, gốc cây bầu từ 2 – 3 lần.

Thuốc trị nứt thân, chảy nhựa cây bầu AT Anti Phytop

 

Bệnh trên cây bầu có các bệnh nào & Cách xử lý hiệu quả
Kết hợp AT Anti Phytop và Nano Đồng xử lý dứt điểm vết xì mủ trên thân cây bầu bí

Với thành phần nấm đối kháng ChaetomiumTrichoderma, AT Anti Phytop xử lý triệt để tình trạng rỉ nhựa trên thân cây bầu, đồng thời kết hợp với Nano Đồng AT đẩy nhanh thời gian lành vết thương. Thuốc phù hợp bệnh trạng: nứt thân chảy nhựa.

Thành phần: Chaetomium cupreum (1 x 108 CFU/ml), Trichoderma spp (1 x 108 CFU/ml), pHH2O: 6.

Cách phun thuốc: Pha 100ml AT Anti Phytop + 100ml nước tưới + 100ml Nano Đồng AT; quét hỗn hợp trực tiếp lên vết nứt từ 2 – 3 lần.

Bảng giá thuốc đặc trị bệnh trên cây bầu mới nhất 2024

SẢN PHẨM AT Vaccino (Tím) AT Anti Phytop
GIÁ TIỀN 250.000VNĐ 330.000VNĐ

Trên đây là bảng giá 2 sản phẩm thuốc đặc trị bệnh trên cây bầu mới nhất năm 2024. Với đơn hàng số lượng lớn, bà con sẽ được chiết khấu từ 10 – 15% trên tổng hóa đơn. Mọi thắc mắc về chính sách ưu đãi vui lòng liên hệ tại hotline bên dưới.

Mua thuốc đặc trị bệnh trên cây bầu ở đâu uy tín, giá tốt?

Thuốc đặc trị bệnh hại trên cây họ bầu bí AT Vaccino (Tím) và AT Anti Phytop do Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp nghiên cứu, sản xuất và phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng. Sản phẩm đã qua quá trình kiểm nghiệm về hiệu quả, độ an toàn cho cây và người trồng. Vì thế bà con yên tâm sử dụng thuốc trị bệnh cho vườn bầu bí nhà mình.

Để nhận ngay những thông tin mới nhất về các loại bệnh hại trên các loại cây ăn quả như: bệnh thường gặp trên cây vải, cây nhãn, câu mãng cầu na, cây sầu riêng, cây cam,… và nhiều loại cây trồng khác thì bà con hãy thường xuyên truy cập vào trang web của AT nhé. Bởi chúng tôi có đội ngũ kỹ sư luôn theo sát các nhà vườn, sẽ nhanh chóng tìm hiểu ra các nguyên nhân cũng như cách phòng trị các loại bệnh trên cây trồng nhanh và hiệu quả nhất.

Trên đây là những thông tin về bệnh trên cây bầu có nguy cơ xuất hiện, nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết. Mong rằng bài viết sẽ hỗ trợ bà con thực hiện canh tác bầu bí thuận lợi hơn, đảm bảo sức khỏe vườn trồng, thu hoạch nguồn nông sản chất lượng. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, mời bà con liên lạc qua hotline: 096 789 1046 – 09622 41 635 – 0972 563 448 để AT có thể hỗ trợ giải đáp tận tình nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon