Bệnh cháy lá trên cây mai vàng báo động cây mai đang trong tình trạng suy yếu do bộ lá hư hại theo thời gian. Điều này gây ảnh hưởng lớn sự sinh trưởng và ra hoa của cây mai, cần có biện pháp xử lý cụ thể nhằm ngăn chặn bệnh cháy lá lây lan toàn vườn. Cùng AT tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng bệnh hại qua bài viết dưới đây.
Contents
Tìm hiểu về bệnh cháy lá trên cây mai vàng là gì?
Nhìn chung bệnh cháy lá trên cây mai vàng xảy ra rất phổ biến ở các vườn mai. Từ những người trồng mai lâu năm đến những người mới tham gia đều mắc phải tình trạng cháy lá. Tuy nhiên, hình thức cháy lá có sự khác nhau nhất định. Có lá mai cháy từ bìa lá, lá khác bị cháy theo đốm bệnh, v.v.
Điều này là do có nhiều nguyên nhân cháy lá mai gây ra.
Nguyên nhân gây ra bệnh cháy lá trên cây mai vàng
Để trả lời cho câu hỏi “cây mai bị cháy lá là bệnh gì?”, AT sẽ trình bày chi tiết 4 nguyên nhân gây ra vấn đề trên để bà con hiểu rõ hơn về tình hình bệnh hại trong vườn mai nhà mình.
Bệnh cháy bìa lá trên cây mai do nấm Pestalotia funerea
Phần lớn, bệnh cháy lá trên cây mai thường do nấm Pestalotia funerea gây ra. Bà con để ý nếu thời tiết thay đổi thất thường từ nắng sang mưa, nhiệt độ dao động từ 25 – 30°C là thời điểm lý tưởng để nấm bệnh khởi phát và tấn công vườn mai.
Lá mai già có những biểu hiện bệnh đầu tiên như: vết bệnh nâu xám có phần rìa nâu nhạt; xuất phát từ chóp lá mai, sau đó lan dần xuống dưới, từ xanh – vàng – vàng nâu. Tình trạng cháy lá nặng sẽ có các chấm đen nhỏ rải rác trên mặt lá.
Cây mai bị bệnh cháy lá do phạm phân, phạm thuốc
Bệnh cháy lá trên cây mai vàng do bón phân sai cách, phun thuốc quá liều thường xuất hiện ở những lá non. Dù chăm sóc kỹ càng những cứ mỗi đợt ra lộc mới lá đều bị cháy và rụng sớm. Lúc này, cây mai của bà con đang bị quá tải, không thể hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng, gây cản trở bộ rễ hút nước nuôi cây khiến lá mai héo vàng.
Đất bị nhiễm phèn gây ra bệnh cháy lá ở cây mai vàng
Độ pH thích hợp để trồng mai vàng là 6,5 – 7. Tương tự như tình trạng cháy lá mai do phạm phân, mức pH thấp hơn 6,5 sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của mai vàng, cụ thể là hấp thu dưỡng chất và nước. Lá mai có triệu chứng vàng lá chuyển dần sang cháy lá, cây còi cọc, phát triển kém, hiệu suất ra hoa thấp.
Bệnh thán thư trên cây mai vàng
Nấm Colletotrichum gloeosporioides cũng là một trong những tác nhân bệnh cháy lá trên cây mai vàng vào mùa mưa. Thời gian lá mai ẩm ướt kéo dài, mật độ cây trồng dày đặc tạo điều kiện cho nấm khuẩn sinh sôi và phát triển.
Bà con để ý trên lá mai có các đốm bệnh màu nâu sẫm xuất hiện, theo thời gian lá khô và cong lại. Vết bệnh gây hoại tử mặt lá, ảnh hưởng xấu đến hoạt động quang hợp trên cây mai.
Ngoài ra một số loại sâu bệnh hại như nhện đỏ, bọ trĩ chích hút trên lá mai là vector truyền nhiễm tạo điều kiện cho nấm bệnh, vi khuẩn tấn công gây bệnh cháy bìa lá mai vàng.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất của bệnh cháy lá mai. Dù trồng vườn hay trồng kiểng đều có thể bắt gặp tình trạng cháy vàng lá, việc của bà con đó là xác định đúng bệnh để có hướng xử lý phù hợp, giảm bớt nguy cơ lây lan mầm bệnh trên toàn vườn.
Tác hại do bệnh cháy lá trên cây mai vàng gây ra
Tác hại chung nhất khi cây mai bị bệnh cháy lá là rụng lá. Số lượng lá rụng nhiều ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và trao đổi chất trên cây. Lá mai già rụng sớm, lá non không kịp ra khiến cây sinh trưởng kém, thân còi cọc.
Với mật độ bệnh hại diễn ra trên toàn vườn không được kiểm soát kịp thời, khả năng cao sẽ gây chết cây mai, thất thu vụ trồng, ảnh hưởng xấu đến nguồn thu nhập của bà con.
Phương pháp canh tác phòng trừ bệnh cháy lá trên cây mai vàng
Đa phần các nguyên nhân của bệnh cháy lá trên cây mai vàng bắt nguồn từ hoạt động chăm sóc của người trồng. Vì thế, bà con cần lưu tâm hơn trong công tác trồng và chăm sóc mai để hạn chế tối đa thiệt hại không đáng có, nhất là bệnh cháy lá cây mai vàng.
AT sẽ giới thiệu một số biện pháp hữu hiệu kết hợp phun thuốc BVTV nâng cao hiệu quả phòng bệnh cháy lá mai.
✅ Trời nắng gắt nên dùng lưới lan che lại để giảm bớt sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
✅ Không tưới nước, phun thuốc, phun phân (qua lá, bón gốc) vào buổi trưa. Cây mai vàng dễ bị sốc nhiệt và cháy lá.
✅ Sử dụng chậu ứng với kích thước cây mai vàng, không dùng chậu quá lớn, bón nhiều phân cho cây mai con.
✅ Kiểm tra độ sạch của nguồn nước trước khi tưới, không dùng nước nhiễm mặn, nhiễm phèn, nước dơ.
✅ Cân đối dưỡng chất trong phân bón cho cây mai theo từng giai đoạn. Tránh bón quá nhiều đạm, rải đều phân quanh gốc, không nên bón một chỗ duy nhất.
✅ Thực hiện phun phòng sâu bọ, côn trùng định kỳ tránh chúng phát triển và gây hại cây mai trong vườn.
Thuốc đặc trị bệnh cháy lá trên cây mai vàng AT Vaccino
Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp cung cấp giải pháp sinh học đặc trị tình trạng cháy lá: Thuốc trị bệnh cháy lá mai vàng AT Vaccino (Tím).
Thành phần thuốc trị bệnh cháy lá cây mai AT Vaccino (Tím)
Vi lượng Zn: 15.000 mg/l.
Các chủng vi sinh đối kháng mạnh mẽ (Chaetomium, Trichoderma, Bacillus, v.v): 106 CFU/ml.
Công dụng thuốc trị bệnh cháy lá mai vàng AT Vaccino (Tím)
☑️ Xử lý quần thể nấm Pestalotia funerea gây bệnh cháy lá trên cây mai vàng, ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm.
☑️ Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cây mai trước các thời tiết, nấm khuẩn, sâu bệnh hại.
☑️ Kẽm (Zn) góp phần đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của cây mai.
☑️ Kích thích bộ rễ phát triển, hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả.
☑️ Tăng tỷ lệ đậu hoa đồng đều trên cây mai.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh cháy lá mai vàng AT Vaccino (Tím)
- Công thức: 500ml AT Vaccino (Tím) + 200 lít nước.
- Kỹ thuật phun: phun đều thuốc trên tán lá cây mai vàng, tưới đẫm vùng dưới tán hoặc tưới gốc mai.
Phun thuốc trị bệnh cháy lá trên cây mai vàng: phun từ 2 – 3 lần, nhắc lại sau 5 – 7 ngày.
Phun thuốc phòng bệnh cháy lá mai vàng: 15 – 30 ngày phun định kỳ 1 lần.
Lưu ý: Bà con cân nhắc thời gian và số lần phun thuốc AT Vaccino (Tím) cho cây mai dựa theo tình hình thời tiết và sức khỏe cây trồng.
Với những thông tin mà AT đã cung cấp về bệnh cháy lá trên cây mai vàng, hy vọng đã giúp bà con hiểu hơn tình trạng bệnh hại. Từ đó chủ động phun thuốc phòng ngừa, chăm sóc kỹ lưỡng giúp vườn mai đạt năng suất cao trong mỗi vụ trồng.