Trồng lan trên thân cây khô là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, được nhiều người chơi lan, nhà vườn áp dụng.
Phong lan là một loài hoa rất đẹp và có giá trị kinh tế cao, hoa không chỉ góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp cho khu vườn của bà con, mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn thế nữa!
Vậy làm thế nào để trồng lan ở thân cây khô đạt hiệu quả và nhanh ra hoa nhất. Hôm nay AT sẽ mách cho bà con một số mẹo trồng lan trên thân gỗ đơn giản nhất, hãy cùng AT tìm hiểu nhé!
Contents
Giới thiệu về cách trồng lan trên thân cây khô
Trồng lan trên thân cây khô chỉ với một số bước đơn giản, thành công ngay từ bước đầu tiên. Với hoa lan là một loại cây sống phụ bám (bì sinh), thường được bà con treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác hoặc các thanh sắc.
Chú thích: Bì sinh là ám chỉ các loại cây không sống trên mặt đất mà sống bám trên thân, cành to nhưng không gây hại hay ảnh hưởng đến sự phát triển của loài cây đó.
Đặc điểm hình dáng của cây phong lan
Phong lan có lá to và rộng, khi ra hoa tạo thành những chùm hoa sặc sỡ, kích thước hoa lan nhỏ, khi nhìn vào khá tinh tế.
Mùi hương của loài hoa phong lan khá dễ chịu, nhẹ nhàng, mang lại cảm giác thoải mái cho mọi người. Loài hoa này thường được sử dụng trang trí trong không gian.
Các loại thân gỗ này sẽ dài, ngắn mập hoặc mảnh, đưa cơ thể bò đi xa hoặc chụm lại thành từng chùm (bụi dày).
Bộ phận rễ đảm nhận nhiệm vụ thất thu các dưỡng chất để nuôi cây, rễ thường được bao bọc bởi các lớp mô hút dày đặc, bên ngoài rễ sẽ ánh lên màu ánh lên xám bạc. Ngoài ra, rễ lan còn có khả năng hấp thụ nước mưa chảy dọc trên thân cây và hơi nước trong không khí.
Hầu hết các loài phong lan này thường là loại cây tự dưỡng, có khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt, kèm với đó là hệ thống lá hoàn chỉnh.
Vào mỗi giai đoạn lá lan sẽ có hình dạng khác nhau từ ngọn cây đến cả phiến lá, lá lan sẽ kéo dài hoặc gấp nếp theo dạng hình cung hoặc chữ V. Hoa lan sẽ đẹp hơn khi được trồng lan bằng thân cây khô.
Chuẩn bị dụng cụ trồng lan trên thân cây khô
Trước khi thực hiện kỹ thuật trồng lan ở thân cây khô, bà con phải chuẩn bị một số dụng cụ như sau:
- Dao để cắt ghép cây.
- Kéo cắt tỉa lá, cành
- Túi bóng hoặc băng keo cố định mắc ghép.
Thời điểm tốt nhất để trồng lan trên thân cây khô
Trồng lan trên thân cây khô tốt nhất sau khi mùa hoa nở, thường được kéo dài 2-3 tháng. Chính vì thế, bà con nên trồng từ tháng 2 đến đầu tháng 3 âm lịch. Sẽ đảm bảo cho cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Hướng dẫn các bước trồng lan trên thân khô đạt hiệu quả cao
Để có thể trồng lan trên thân cây khô dễ dàng, nhanh sống và phát triển khỏe mạnh, nên khi trồng lan bà con nên thực hiện theo những bước bên dưới đây:
Xử lý giá thể trồng lan trước khi ghép
Để trồng lan bằng thân cây khô, thường mỗi người sẽ có cách xử lý khác nhau, có người sẽ ghép trực tiếp lên thân cây, nhưng AT khuyến khích mọi người nên tiến hành xử lý mắt ghép trước khi ghép vào cây. Dưới cây là một số cách xử lý trước khi tiến hành trồng cây lan:
Đối với cây khô: Bà con nên ngâm cây khô trong nước vôi trong 24 giờ, sau đó phơi thật khô ráo. Trước khi ghép vào cây thì ngâm với nước lã 2 ngày, sau đó đã có thể tiến hành ghép vào thân gỗ.
Đối với chậu cây: Bà con hãy dán miếng dớn có kích thước khỏng 3*4cm, để ở dưới cùng chậu, trải lên một lớp than hoa lên trên, sau đó phủ thêm 1 lớp xơ dừa hoặc dớn, phía trên sẽ phủ thêm 1 lớp rông rêu mỏng.
Đối với trường hợp trồng lan ở thân cây khô: Khi mới mua về hãy treo cây khô ở nơi thoáng mát trong vòng 3 ngày, với trời nắng và hanh khô thì chỉ nên treo 2 ngày, mục đích chính treo khô gỗ vì đề làm lành các vết thương. Sau đó tiến hành cắt tỉa các rễ héo hoặc khô đã bị hư hỏng, và bôi vôi lên các vết đốm và vết cắt.
Hướng dẫn các bước thực hiện trồng lan trên thân cây khô
Để tiến hành trồng lan bằng thân cây khô, bà con làm theo 5 bước thực hiện đơn giản sau, sẽ thu về một chậu hoa thật hơn mong đợi:
Bước 1: Bà con tiến hành cắt một đoạn ống nhựa nhỏ lồng bên ngoài đinh sắt để tránh gây ra tình trạng rỉ sét.
Bước 2: Sau đó đóng đinh vào thân cây khô.
Bước 3: Dùng sợi dây kéo hoặc đoạn inox buộc vào thân cây gỗ, sao cho phần rễ chỉ chạm đến đúng vị trí.
Bước 4: Dùng khoan và khoan một lỗ trên thanh gỗ sau khi đã đặt đúng vị trí.
Bước 5: Cuối cùng dùng dây rút hoặc thép để cố định cây vào đũa tre.
Các lưu ý khi trồng lan trên thân cây khô
Sau khi đã tiến hành trồng lan bằng thân cây khô, lúc này bà con nên tưới nước để giữ ẩm cho cây. Khi ghép nên chọn những cây không có dấu hiệu bị sâu bệnh, có đủ cả lá và rễ và có ít nhất từ 5-6 lá trên 1 nhánh.
Trồng cây quá dày đặc
Khi ghép lan vào thân gỗ hoặc chậu, vì sợ cây sẽ bị ngã nên bà con thường nén rất chặt để cây không bị ngã xuống. Điều này sẽ khiến cho cây lan bị chết úng, rễ sẽ không có không gian để phát triển được.
Không tiến hành xử lý giá thể
Một trong những sai lầm khiến cho cây không sống được, là do người trồng lan quá bi quan với việc không xử lý trước khi trồng cây. Như dụng cụ không được vệ sinh và khử trùng sạch sẽ trước khi sử dụng, giá thể của cây không được ngâm trước 2-3 ngày mà tiến hành ghép cây ngay khi mua về.
Hay dớn không được ngâm hoặc luộc qua trước khi dùng, thì sau đó dớn này sẽ mọc lên rất nhiều cỏ dại, nấm bệnh, các loại côn trùng như: ốc sên,… ký sinh trong giá thể, sẽ dễ dàng xâm nhập vào bộ rễ và làm cho cây lan bị nhiễm bệnh.
Như vậy với bài viết trên AT đã chia sẻ với bà con về cách trồng lan trên thân cây khô đơn giản và dễ sống nhất. Hy vọng với bài viết trên bà con có thể tự tay trồng cho mình một cây lan và cho hoa thất đẹp nhé!