Tại sao dưa leo bị đắng và những biện pháp cải thiện tình trạng này là gì? Hướng dẫn cách xử lý dưa leo bị đắng cùng Phân Thuốc Vi Sinh AT trong bài viết sau đây!
Contents
Tìm hiểu về tình trạng tại sao dưa leo bị đắng
Tại sao dưa leo bị đắng là thắc mắc của nhiều người trong đó có thể do những nguyên nhân từ khí hậu, thổ nhưỡng, phân bón, nước tưới,… Cần sớm có những biện pháp để phòng tránh dưa chuột bị đắng để đảm bảo chất lượng của chúng.
Trong các loại dưa chuột có chứa cucurbitacin B và cucurbitacin C, những hợp chất này sẽ khiến cho lá của cây có vị đắng. Đây là cơ chế tự vệ của cây tránh các loài động vật phá hoại. Hợp chất được giới hạn trong lá, thân, rễ cây và chỉ khi chúng di chuyển vào trong trái thì chúng ta mới cảm nhận được vị đắng.
Công dụng tuyệt vời của quả dưa leo đối với sức khỏe con người
Dưa leo là loại quả quen thuộc đối với người dân Việt ta. Loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe cụ thể như:
Cung cấp dưỡng chất: Dưa leo là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, vitamin C, kali và magiê. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.
Giảm cân: Dưa leo có chứa nước và chất xơ cao, giúp tạo cảm giác no và hạn chế cảm giác thèm ăn. Đồng thời, chúng cũng có ít calo, giúp bạn duy trì cân nặng và hỗ trợ quá trình giảm cân.
Làm mát cơ thể: Dưa leo có khả năng giải nhiệt và làm mát cơ thể, đặc biệt trong những ngày nóng. Việc tiêu thụ dưa leo có thể giúp giảm cảm giác oi bức và làm dịu hệ thống thần kinh.
Tăng cường hệ miễn dịch: Dưa leo chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại vi khuẩn và vi rút gây bệnh.
Chăm sóc da: Dưa leo có khả năng làm dịu và làm mềm da. Chúng chứa nước nhiều và các chất chống vi khuẩn tự nhiên, giúp làm sạch da, làm mờ các vết thâm và giảm sưng tấy.
Hỗ trợ tiêu hóa: Dưa leo chứa chất xơ tự nhiên, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Tại sao dưa leo bị đắng, nguyên nhân nào gây ra?
Vị đắng trong dưa leo thường tập trung ở đầu cuống và vùng dưới vỏ. Nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trái dưa leo bị đắng trong đó chủ yếu là các điều kiện tự nhiên và quy trình chăm sóc chưa hiệu quả cụ thể như sau:
Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng khiến quả dưa leo bị đắng
Cây dưa chuột là loại cây thường thích nghi trong điều kiện thời tiết mát mẻ và hơi ẩm ướt. Khi trồng ở nhiệt độ quá cao, trời nắng nóng hoặc đất bị khô cằn thì sẽ gây ra tình trạng teo trái, thiếu dinh dưỡng để nuôi trái.
Khi thời tiết ít nắng và nhiệt độ thấp sẽ dễ khiến cho bộ rễ dưa chuột bị tổn thương vì vậy ảnh hưởng khả năng hấp thụ nước cũng như chất dinh dưỡng. Kết quả là sự phát triển của trái dưa bị kém hơn, dưa bị còi cọc và tích tụ chất đắng ngay đầu quả dưa.
Bón phân bổ sung dinh dưỡng chưa đúng khiến trái dưa leo bị đắng
Quá trình bón phân gây ảnh hưởng đến chất lượng của trái dưa chuột. Đối với việc bón dư thừa phân đạm hoặc kali dễ khiến cây mọc quá cao, quả tập trung ở phần nhánh hoặc thân cây yếu thì dễ có vị đắng.
Nước tưới dưa và thiếu dẫn đến tình trạng trái dưa leo bị đắng
Lượng nước tưới sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cũng như chất lượng của quả dưa chuột. Loại quả này cần được cung cấp nhiều nước và độ ẩm nhưng chúng không chịu được nước tưới quá nhiều dẫn đến bị úng.
Vì vậy cần đảm bảo chế độ nước phù hợp, nếu thiếu nước, và đất khô hạn cũng dễ khiến cho trái dưa bị đắng.
Quả dưa leo bị đăng do gen lặn
Bên cạnh các nguyên nhân do môi trường xung quanh thì một số giống cây dưa chuột cũng chưa gen lặn và dẫn đến hiện tượng quả bị đắng.
Một số cách khắc phục tình trạng dưa leo bị đắng hiệu quả
Để tránh nguyên nhân khiến quả dưa leo bị đắng thì chúng ta có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc cho cây như sau:
Chọn vị trí thích hợp để khắc phục tình trạng dưa leo bị đắng
Nên trồng cây dưa chuột ở những nơi đủ ánh nắng mặt trời cho cây phát triển tốt. Bên cạnh việc bón phân, tưới nước thì vị trí trồng cây cũng cần được chú ý để cung cấp đầy đủ những điều kiện giúp cây đạt chất lượng cao.
Tưới đủ nước vừa đủ để cây dưa leo không bị đắng khi ra trái
Thời tiết nắng nóng và khô hạn kéo dài dễ khiến cho dưa chuột bị đắng. Vì vậy đảm bảo lượng nước tưới cho cây sẽ giúp cho quả dưa giảm mức độ đắng do thời tiết gây ra. Tiến hành phủ lớp phủ quanh rễ vào thời điểm trồng cây.
Bổ sung dinh dưỡng cần thiết khắc phục tình trạng dưa leo bị đắng
Bởi vì dưa chuột là một trong số những loại quả đòi hỏi lượng dinh dưỡng dồi dào. Đất nhiều chất hữu cơ sẽ giúp cho dưa chuột ngon hơn, ít bị căng thẳng. Cách từ 4 – 6 tuần nên bổ sung phân bón cho cây. Lưu ý tránh bón quá nhiều đạm nhất là thời kỳ trái dưa đang phát triển.
Kinh nghiệm xử lý tình trạng cây dưa leo bị đắng hiệu quả
Dưa leo có thể bị đắng ở phần đầu và các mẹo giúp bà con xử lý hiện tượng này như sau:
Cách 1: Thực hiện cắt một ít ở phần đầu của quả dưa chuột, dùng phần nhỏ vừa cắt để xát mạnh vào ngay chỗ vừa cắt. Khi dưa leo nổi lên một ít bọt trắng vừa bị ép ra, dùng nước rửa sạch phần đầu quả sẽ làm giảm hết vị đắng.
Cách 2: Gọt vỏ dưa leo, sau đó cắt bỏ một phần nhỏ ở hai đầu quả. Sau đó ngâm dưa leo với nước muối trong vòng 5 đến 10 phút. Nước muối sẽ giúp trung hòa và giảm bớt vị đắng của quả dưa leo.
Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin về vấn đề tại sao dưa leo bị đắng. Đọc thêm những bài viết khác từ Phân Thuốc Vi Sinh AT thường xuyên để cập nhật nhiều kỹ thuật canh tác cũng như phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nhé!