Điểm danh các loại sâu bệnh trên cây có múi bà con cần phải nhớ

sâu bệnh trên cây có múi

Nghề làm vườn là nghề đòi hỏi nhiều mồ hôi công sức nhất. Đặc biệt là khi trồng các loại cây ăn quả, cây có múi. Việc thường xuyên bị sâu bệnh trên cây có múi gây hại dẫn đến năng suất mùa màng suy giảm, chi phí chăm sóc nhiều làm không ít người nản lòng. Dưới đây, Phân thuốc vi sinh AT sẽ giúp bà con tìm hiểu các loại sâu bệnh này để xử lý kịp thời trong quá trình canh tác.

Sâu đục trái

Nếu nhắc đến các loại sâu bệnh trên cây có múi thì không thể bỏ qua loại sâu đục trái. Có 2 loại sâu đục trái phổ biến đó là: Prays citri – Loài này chỉ gây hại phần vỏ trái và Citripestis sagittiferella – Gây hại trên cây có múi. Chúng hoạt động mạnh nhất đó là trên cây bưởi.

Sâu đục trái - Loài sâu bệnh trên cây có múi
Sâu đục trái – Loài sâu bệnh trên cây có múi

Sâu đục trái trong quá trình hoạt động sẽ nở đục thẳng vào vỏ trái, sau đó để lại phần phân ở bên ngoài của vỏ. Chúng có thể tấn công tại bất kỳ thời điểm nào khi cây có trái. Càng lớn, loại sâu này càng tấn công sâu vào bên trong quả. Tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh gây hại.

Với loại sâu này, bà con có thể sử dụng sản phẩm Mebe BT của Phân thuốc vi sinh AT để diệt trừ hiệu quả.

Rệp sáp

Chúng ta có thể nhận biết loài rệp sắp dựa vào hình dáng, kích thước của chúng. Loài sâu bệnh này có một lớp vỏ cứng bên ngoài. Lớp này có thể tách ra trong chu kỳ sinh của nó. Ở điều kiện thời tiết khô nắng, rệp sáp nhân rộng và phát triển với mật độ rất nhanh. Chúng chích hút vào phần nhựa lá, trái, cuống, cành. Sau đó với các cành bị bệnh sẽ có hiện tượng bị khô và chết. Trái cây cũng kém phát triển, sau đó rụng đi.

Để phòng trừ rệp sáp bà con nên sử dụng sản phẩm Mebe 500ml, phòng trừ hiệu quả khả năng xâm nhập trên cây có múi của loài sâu này.

Rệp sáp
Rệp sáp

Nhện – Sâu bệnh trên cây có múi phổ biến

Trên cây có múi thường xuất hiện 3 loài nhện phổ biến đó là:

Nhện vàng Phyllocoptruta oleivora

Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus

Nhện đỏ Panonychus citri

Điểm chung của các loại nhện này thường gây hại, chích hút ở bên dưới lá. Khi lá bị nhện tấn công sẽ gây hiện tượng sựơng lá, không thể phát triển. Đối với lá bị bệnh nặng còn làm khô và rụng.

Một số loài nhện còn tấn công và gây hại ở phần cuống và đít trái non, làm vỏ trái bị mất màu. Khi bị nặng, quả sần sùi như da cám. Vỏ dày, quả nhỏ. Những cây bị nặng sẽ có quả rụng sớm. Cách tốt nhất để phòng trừ loài này là bà con dùng sản phẩm Mebe 500ml, tiêu diệt nhện đỏ, bảo vệ cây trồng,…

Nhện đỏ - Sâu bệnh trên cây có múi phổ biến nhất
Nhện đỏ – Sâu bệnh trên cây có múi phổ biến nhất

Ngài chích trái

Có 4 loài ngài chích trái gây hại trên cây có múi. Điển hình là Eudocima salaminia; Othreis fullonia; Rhytia hypermnestra, Ophiusa coronata.

Cách thức gây hại của loài này là tấn công, châm vòi hút trực tiếp vào trái. Biểu hiện ban đầu khi bị ngài chích trá rất khó để phát hiện, chỉ nhận ra khi trái đã ở giai đoạn nặng. Đối tượng gây hại chính của loài này tập trung vào những trái lớn, mỏng vỏ, nhiều nước. Nhưng nếu trái ở giai đoạn quả non, nó vẫn có thể tấn công rất mạnh mẽ.

Ngài chích trái gây hại cây để lại hậu quả nghiêm trọng. Chúng làm quả trên cây xuất hiện tình trạng đốm vàng. Quả thường khô cứng và không có nước. Không chỉ vậy, loài sâu bệnh trên cây có múi còn là nguyên nhân khiến cho các loài nấm bệnh khác xâm nhập gây thối trái.

Đối với loài sâu bệnh hại cây có múi này bà con có thể sử dụng Mebe BT, hoặc AT Mebe Laqua để hạn chế, tiêu diệt sự phát triển của chúng.

Ngài chích trái
Ngài chích trái

Bệnh vàng lá gân xanh

Một trong những loại sâu bệnh trên cây có múi bà con nên nắm rõ đó là bệnh vàng lá gân xanh. Bệnh tấn công gây hại làm ảnh hưởng tới rễ, quả, lá.

Biểu hiện trên lá: Phiến lá hẹp và nhỏ như hình tai thỏ, khoảng cách ở phần lá nhỏ, lá vàng nhưng gân và phiến lại không bị.

Trên quả: Với những cây bị bệnh thường nhiều hoa hơn đọt. Hoa và quả lúc này có thể xuất hiện ở cùng một cành. Nếu cây bị bệnh quả thường nhỏ, méo, hạt bị thui, màu nâu.

Biểu hiện nhận biết trên rễ đó là rễ xuất hiện vết thối. Phần rễ tơ bị mất chỉ còn rễ chính hoạt động. Nếu nặng hơn rẽ chính cũng có thể bị thối đi. Bệnh vàng lá gân xanh hiện nay chưa có thuốc để đặng trị. Nhưng bà con có thể sử dụng sản phẩm Nano Chitosan để tăng đề kháng cho cây, chống lại nấm bệnh.

Bệnh vàng lá gân xanh
Bệnh vàng lá gân xanh

Bệnh đốm đen

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đốm đen trên cây có múi là do nấm Diaporthe citri. Loài sâu bệnh trên cây có múi bắt đầu sinh sôi, nảy nở và phát triển mạnh nhất trong điều kiện thời  tiết nóng ẩm. Bằng mắt thường bà con có thể quan sát được vết bệnh bằng cách dựa vào dấu hiệu của quả và vỏ, lá. Quan sát phần trái và lá xuất hiện các vết chấm tròn có kích thước khoảng 1mm. Vết bệnh lâu dần lau rộng ra, chuyển sang màu vàng nhạt và xám. Đối với những vết nặng có thể lan rộng tạo thành các mảng rất lớn.

Bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen

Khi cây bị bệnh đốm đen bà con hãy sử dụng sản phẩm Vaccino CAN để tiêu diệt triệt để nấm bệnh.

Như vậy, chúng tôi đã giúp bà con tìm hiểu chi tiết về các loại sâu bệnh trên cây có múi. Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ Hotline 0962 241 635 để được hỗ trỡ chi tiết nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon