Nguyên nhân mai chiếu thủy bị khô cành và cách khắc phục

mai-chieu-thuy-bi-kho-canh

Mai chiếu thủy là một loại cây thân gỗ dùng để trang trí trong nhà, làm cảnh, mang đến không gian xanh cho ngôi nhà. Dù là loại cây dễ chăm sóc, nhưng nếu chăm sóc không cẩn thận thì mai chiếu thủy bị khô cành. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Và làm sao để khắc phục? Hãy cùng phanthuocvisinh.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân mai chiếu thủy bị khô cành và cách khắc phục

mai-chieu-thuy-bi-kho-canh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mai chiếu thủy bị khô cành

Cạnh tranh về dinh dưỡng

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường, các cành trên ngọn phát triển nhanh chóng và cạnh tranh gay gắt về chất dinh dưỡng và ánh sáng, làm cho các cành ở gốc ngày càng kém đi. Các nhánh cây sẽ chết nếu tình trạng này kéo dài. (Đây cũng là cách cắt tỉa tự nhiên của cây.)

Cách khắc phục: Tăng cường chăm sóc, bón phân kỹ lưỡng, cân đối cho cây mai ở từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Thường xuyên cắt tỉa bớt diện tích lá của các cành ngọn để tạo tán. Tỉa tán cây mai theo hình tháp để cung cấp đầy đủ ánh sáng cho các cành bên dưới sẽ giúp cây phát triển cân đối hơn về chất dinh dưỡng.

Do sâu bọ

Cây mai thường xuyên bị nhiều loại sâu gây hại, trong đó có sâu đục thân. Nếu sâu đục thân gây hại nhẹ, mai bị khô cành dần và chết. Khi cành bị thương nặng, chúng có thể gãy hoặc chết rất nhanh. Sâu đục thân xâm nhập vào thân, cành cây để ăn Xenlulo (Gỗ) và khoét rỗng thân cây.

Cách khắc phục: Đối với cây mai bị khô cành do sâu bọ gây nên, theo dõi thường xuyên dịch hại và sử dụng thuốc trừ sâu ngay khi phát hiện chúng. Nếu không theo dõi được sâu thì có thể phun định kỳ vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6, khi sâu đục thân hoạt động mạnh nhất. Các lần xịt cách nhau 1 tháng và xịt đúng liều lượng cho phép. Khi sâu đã bén vào cành thì xâu những sợi thép nhỏ hoặc gai mây vào lỗ để diệt sâu, sau đó bịt đường đi của sâu bằng bông hoặc đất sét trộn với Basudin 10H hoặc các loại thuốc xịt phòng khác.

Do nấm

Mai vàng bị khô cành hay bất cứ loại mai nào bị khô cành đều có thể do nấm gây hại như đốm đồng tiền, bệnh gỉ sắt, bệnh nấm hồng. Nấm hồng là loại gây hại nặng nhất trong số đó. Khi nấm tấn công vào cành sẽ làm cho cành yếu dần và chết. bệnh nặng có thể làm cho cây chết hoàn toàn.

nguyen-nhan-cay-mai-bi-kho-canh
Nấm bệnh cũng là nguyên nhân cây mai bị khô cành

Cách khắc phục: Chăm sóc cây, bón phân kỹ lưỡng và đồng đều, kết hợp với việc cắt tỉa. có thể xịt tẩy định kỳ hàng tháng bằng các loại thuốc như Vicarben, Anvil, Score,…

Ngoài ra để trị mai bị khô cành do nấm, người trồng mai có thể sử dụng thêm combo chế phẩm sinh học Anti Phytop + Nano Đồng. Cách điều trị cây hoa mai chết khô từng cành bằng combo trên khá đơn giản. Tuy nhiên, cần lưu ý trước khi sử dụng thì cần kiểm tra độ pH của đất để đưa đất về độ pH thích hợp. Khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, pha đúng liều lượng thích hợp.

cach-dieu-tri-cay-hoa-mai-chet-kho-tung-canh
Combo trị bệnh khô cành ở cây mai chiếu thủy

Cách chăm sóc cây mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy là một loại cây cảnh, cây bonsai rất dễ chăm sóc, cây có thể chịu được nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, giúp bạn tiết kiệm thời gian chăm sóc cây. Đặc biệt:

– Cây có thể phát triển ở nhiều loại đất khác nhau, ví dụ như đất cát, đất đỏ, đất mùn, đất phù sa, đất cát pha, đất sét pha và các loại đất khác. Đất phải tơi xốp và có độ pH từ 5,5 đến 6,5.

cay-mai-bi-kho-canh
Chăm sóc đúng cách sẽ có được cây mai chiếu thủy khỏe mạnh

– Cây mai chiếu thủy không thể tồn tại trong đất chua, nghèo dinh dưỡng hoặc ô nhiễm.

– Về dưỡng đất, nên ưu tiên bón phân lân và phân kali hơn phân đạm để cây hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

– Cây mai chiếu thủy thích hợp với môi trường nóng ẩm, nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C. Tất nhiên, cây có thể tồn tại trong điều kiện khí hậu lạnh hơn, nhưng tốc độ phát triển của nó sẽ bị giảm.

– Loại cây này vốn là loại cây ưa sáng, không chịu được nắng trực tiếp. Khả năng chịu hạn cũng thấp, do đó bạn phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất.

– Hoa nở suốt mùa khô và thích hợp nhất với những nơi có hai mùa khác nhau như Tây Nguyên hay Nam Bộ.

Cách cắt tỉa cành mai chiếu thủy

Thực hiện mỗi tháng một lần vào mùa mưa và hai tháng một lần trong mùa khô. Việc cắt tỉa thường nên kết hợp với việc tạo dáng, tạo dáng cho cây. đồng thời có thể hạn chế hiện tượng mai chiếu thủy bị khô cành. Đơn giản nhất là một hình tròn hoặc một kim tự tháp; trước khi cắt tỉa phải đánh giá kích thước hình dạng tán.

mai-vang-bi-kho-canh
Mai chiếu thủy ra bông đúng dịp Tết

Cây ra hoa từ 45 – 50 ngày sau khi cắt tỉa cành. Mai chiếu thủy là một loại cây hấp dẫn, nở hoa quanh năm, do đó, nếu bạn muốn ra hoa, chỉ cần làm theo các bước sau:

– Cắt tỉa cành gọn gàng và ngưng tưới 4-6 ngày.

– Khi nhận thấy lá rũ xuống, bạn hãy tưới nhẹ một lần vào buổi sáng.

– Sau 5 ngày tưới nước, phun phân KNO3 vào buổi sáng với liều lượng 12mg / 8 lít nước.

– Mỗi tuần bón phân kali nitrat một lần rồi tưới nước thường xuyên.

– Cây sẽ bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên sau 30 – 35 ngày xử lý.

– Những bông hoa sẽ nở trắng cành trong 10 ngày sau đó.

Hy vọng qua bài viết trên giúp người trồng mai có thể khắc phục được tình trạng mai chiếu thủy bị khô cành của mình. Để mua combo chế phẩm sinh học Anti Phytop + Nano Đồng vui lòng liên hệ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SẠCH NÔNG NGHIỆP qua hotline 09 622 41 635.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon