Cây bạch mã hay còn được gọi là bạch mã hoàng tử, là một loại cây trồng trong nhà khá phổ biến. Tuy nhiên, sau một thời gian trồng loại cây này, nhiều bạn có thể nhận thấy cây bạch mã hoàng tử bị vàng lá. Khi thấy lá cây bạch mã vàng thì bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách chữa ngay. Dưới đây Ecom Group sẽ chia sẻ một số nguyên nhân và cách điều trị mà bạn có thể thử nếu thấy cây bạch mã hoàng tử bị vàng lá.
Contents
Cây bạch mã hoàng tử là cây gì?
Bạch mã hoàng tử là cây trang trí nội thất văn phòng rất ưa nhìn, chiều cao từ 0,5-1,5m, thân cây thường mọc thành bụi nhỏ. Thân thẳng và có màu trắng. Lá màu xanh đẹp với các sọc trắng.
Cây bạch mã hoàng tử được coi là cây văn phòng vì có thể sống trong môi trường máy lạnh của văn phòng. Trồng loại cây này trong phòng làm việc còn mang lại may mắn cho người chăm sóc, cây giúp thanh lọc lượng lớn khí độc hại thải ra từ các thiết bị điện tử, rất có lợi cho sức khỏe.
Nguyên nhân và cách khắc phục cây bạch mã hoàng tử bị vàng lá
Có rất nhiều nguyên nhân cây bạch mã hoàng tử bị vàng lá và tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà sẽ có cách khắc phục khác nhau.
Cây bị thiếu nước
– Triệu chứng: Lá cây bị vàng đồn thời kèm theo hiện tượng cây bị héo.
– Cách khắc phục: Chỉ cần tưới nước khoảng hơn nửa ngày thì cây sẽ tươi trở lại.
Cây bị thừa nước
– Triệu chứng: Khi tưới quá nhiều nước cho cây sẽ dẫn đến tình trạng cây bị ẩm ướt, nghiêm trọng hơn lá thối rễ.
– Cách khắc phục: Khi điều này xảy ra, hãy ngừng tưới cây và đặt cây ở nơi thoáng gió để đất khô nhanh hơn. Nếu như cây vẫn không có dấu hiệu cải thiện sau một hoặc hai ngày, hãy kiểm tra xem đất có bị ẩm hay không. Nếu đất còn ẩm, bạn nên thay đất và dùng dung dịch kích thích ra rễ như AT Siêu ra rễ để hỗ trợ cây ra rễ mới.
Cây ngày càng yếu đi
– Triệu chứng: Nếu như chăm sóc cây không đúng cách thì cây có thể không phát triển được, từ đó ngày càng yếu đi. Khi yếu đi thì cây bạch mã bị vàng lá sau đó cây sẽ chết.
– Cách khắc phục: Đưa cây ra ngoài trời, nơi có vị trí thoáng mát, được nắng chiếu đến để cây dần hồi phục.
Do tự nhiên
– Triệu chứng: Lá cây ở gần gốc lâu ngày bị vàng lá sau dần sẽ héo khô. Đây là quy luật tự nhiên. Lá vàng sẽ rụng đi để cây lấy dinh dưỡng nuôi lá non mới.
– Cách khắc phục: Có thể để lá tự rụng hoặc chủ động cắt bỏ phần lá bị vàng ở gốc.
Do phân bón dính lên lá
– Triệu chứng: Nếu như bón phân không đúng cách làm phân bón dính lên lá thì sẽ làm xót lá ở những khu vực bị dính phân bón lên. Những khu vực này chất diệp lục sẽ chết làm lá bị vàng.
– Cách khắc phục: Cắt bỏ lá bị dính phân bón và rút kinh nghiệm không làm lá dinh phân bón cho những lần sau.
Do sâu bệnh
– Triệu chứng: Các loại sâu bệnh sẽ hút chất dinh dưỡng ở lá khiến vùng lá không phát triển được, dẫn đến vàng lá.
– Cách khắc phục: Để diệt trừ sâu bệnh, bạn hãy dùng tay để diệt bọ trên cây, sau đó dùng khăn nhúng nước muối lau sạch vết bệnh trên lá. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể phun thuốc xịt côn trùng (thuốc xịt chống kiến, thuốc xịt muỗi hoặc thuốc xịt gián) lên cây trồng để diệt 99% bệnh hại cây trồng.
Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử
Nếu bạn trồng cây bạch mã hoàng tử bên ngoài hoặc trong văn phòng với điều kiện ánh sáng và nhiệt độ thích hợp, cũng như chăm sóc cây thường xuyên thì lá của cây sẽ phát triển cực nhanh, bóng và có nhiều đường vân và chấm trắng.
Cây bạch mã nếu được nuôi trong môi trường thủy sinh thì rễ sẽ mọc dài ra và có màu trắng, lá lâu tàn hơn so với các loại cây thủy sinh khác.
Ánh sáng
Dù là loài cây nào, dù là cây ưa bóng thì chúng ta cũng phải cho cây Bạch mã tử ra nắng để cây hấp thụ và quang hợp. Nên cho cây ra ngoài trời tối thiểu 1 lần/ tuần.
Nhiệt độ
Cây phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 18 đến 24 độ C.
Lượng nước
Nếu bạn trồng cây bên trong trong môi trường máy lạnh nên tránh tưới nước lên lá để tránh cây bị tê cóng làm héo lá.
Khi trồng cây thủy sinh, bạn cần tính đến lượng nước mất vào cây đã hấp thụ để tránh hình thành rễ khô làm cản trở sự phát triển của cây.
Dinh dưỡng và đất
Bạch mã hoàng tử ưa đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, do đó hãy bổ sung phân hữu cơ cho đất thường xuyên.
Thay đổi môi trường cho cây ba tháng một lần. Với trường hợp thủy canh, bạn chỉ cần thay nước và bổ sung các dung dịch dinh dưỡng cho cây như Bio – Life, HydroUmate …
Phòng trừ sâu bệnh
Để tránh bệnh do nấm gây ra cho cây, hãy sử dụng nước sạch hoặc giá thể sạch, tránh làm trầy xước lá và thân cây khiến cây dễ bị nhiễm bệnh.
Nên tránh những cây bị sâu xanh phá hoại bằng cách ngắt bỏ lá già, ủ lá hoặc bắt sâu.
Hy vọng qua những thông tin trên đây, ta có thể thấy cây bạch mã hoàng tử vàng lá có rất nhiều nguyên nhân. Để mua thuốc trị vàng lá ở cây bạch mã hoàng tử, vui lòng liên hệ 09622 41 635.