Hướng dẫn chăm sóc sầu riêng ra hoa đầy đủ, chi tiết nhất

chăm sóc sầu riêng ra hoa

Quy trình chăm sóc sầu riêng ra hoa là giai đoạn quyết định sự thành bại của các nhà vườn. Nhưng với nhiều người trồng sầu lại không được đào tạo bài bản. Trong quá trình canh tác, rất nhiều người bị thất bại mà không tìm ra nguyên nhân. Hãy theo dõi ngay những kinh nghiệm hữu ích được chia sẻ từ Phân thuốc vi sinh AT để tìm được cách chăm sóc tốt nhất nhé.

Chăm sóc ngay sau khi thu hoạch

Việc chăm sóc sầu riêng ra hoa phải được tiến hành ngay sau khi thu hoạch tại vụ trước. Do đó bà con phải tiến hành phục hồi vườn, cắt tỉa, tạo tán, bón phân để cây có đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Sầu riêng khi ra hoa không giống như các loại cây khác, hoa nở từ phần hoa, mang trái trên thân và cành lớn. Nếu bà con tiến hành cắt tỉa cành phải cắt bỏ cành cách mặt đất khoảng 50 cm. Những cành bị khô, sâu bệnh, ốm yếu, mọc sai vị trí cũng nằm trong nhóm được cắt tỉa.

Khi tỉa cành xong, bà con cần quét sơn, vôi, dùng các thuốc trừ nấm, sau đó lấy băng keo nilon bịt vết cắt để hạn chế tình trạng thoát nước. Sau khi xong phải dọn cành sạch sẽ, tránh để tụ dưới gốc khiến mầm bệnh phát tán. Cách làm này phục vụ cho quá trình chăm sóc sầu riêng ra hoa được thuận lợi hơn.

Chăm sóc ngay sau khi thu hoạch
Chăm sóc ngay sau khi thu hoạch  

Tưới nước cho sầu riêng

Để sầu riêng ra hoa việc siết nước rất quan trọng. Theo đó, tại một số khu vực như Miền Đông – Tây Nguyên, Miền Tây, bà con phải ngưng tưới nước để siết cạn trong suốt quá trình xử lý mầm hoa đến khi cây ra mắt cua.

Khi cây đã hoàn thành quá trình ra mắt cua thì bà con phải tiến hành cấp nước để cây tiếp tục sống, phát triển và nuôi bông. Giai đoạn chăm sóc sầu riêng ra hoa tốt nhất để tưới nước là khi mắt cua ra từ 1-2 cm.

Nhà vườn trồng sầu cũng lưu ý về thời điểm tưới. Khi chúng ta tưới sớm trong giai đoạn ra mắt cua, cây chưa sáng rõ sẽ làm xuất hiện tình trạng nghẽn bông. Vì thế, hãy chú ý tưới đúng thời điểm. Giai đoạn tưới lại chỉ tưới sương nhẹ trên mặt đất. Sau một lần tưới lại tăng thêm một lượng nước khác. Đều đặn duy trì nước cho cây khoảng 4-5 ngày để tránh tình trạng sốc nước.

Tưới nước cho sầu riêng
Tưới nước cho sầu riêng

Chăm sóc sầu riêng ra hoa bằng việc bổ sung dinh dưỡng

Có rất nhiều người nghĩ rằng không cần bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn cây sầu đang ra hoa. Đó là suy nghĩ cần phải thay đổi ngay hôm nay.

Khi chăm sóc sầu riêng ra hoa rất cần được bổ sung các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các yếu tố trung, vi lượng. Tốt nhất, bà con nên sử dụng phân bón lá, phân hữu cơ, để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Không dùng các loại phân bón gốc bởi vì giai đoạn này cây rất dễ ra lá non ở các chùm bông. Nếu bón thêm phân gốc sẽ làm lá phát triển, hoa nhỏ lại ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đậu trái, nuôi trái.

Vì thế, hãy thêm phân bón lá để cây hình thành hạt phấn, cuống hoa chắc chắn.

Chăm sóc sầu riêng ra hoa bằng việc bổ sung dinh dưỡng
Chăm sóc sầu riêng ra hoa bằng việc bổ sung dinh dưỡng

Tỉa hoa và chụm hoa sầu riêng

Nhiều người trồng sầu riêng nghĩ rằng để càng nhiều bông càng tốt. Tuy nhiên, một cây sầu lâu năm tối đa chỉ có thể để khoảng 300 trái. Nếu chúng ta để quá nhiều bông, cây không có đủ dinh dưỡng để nuôi sẽ bị rụng. Bà con cần tỉa bông ngay từ đầu, loại bỏ những bông không cần thiết để cây ra hoa, đậu trái tốt nhất.

+ Thời điểm tỉa bông: Khi sầu ra hoa từ 3-5cm. Cắt vào thời điểm này dinh dưỡng từ lá di chuyển vào nuôi hoa, nuôi quả nên chất lượng của nó cũng được nâng cao hơn.

+ Đối với cành cấp 1, bà con nên để hoa cách vị trí thân từ 0,5-1,8m. Cây càng lớn, cành ở dưới thấp thì hoa đầu tiên phải để cách xa vị trí thân. Nếu để gần đến khi nuôi quả sẽ rất nhỏ, chất lượng kém.

+ Cành sầu riêng cấp 2, giữ hoa tại các cành to, khỏe. Tuyệt đối không giữ lại hoa ở đầu cành vì nếu gặp điều kiện khắc nghiệt sẽ dễ bị rụng. Quá trình thu hoạch cùng rất khó khăn.

Thời điểm tỉa hoa tiếp theo là khi đạt độ dài từ 8-10cm. Thông thường giai đoạn này một chùm có thể lên đến 45 hoa. Nhà vườn hãy giữ lại những nụ hoa ra cùng đợt và những hoa mập, tròn, cuống hoa khỏe, sạch sâu bệnh. Sao cho số lượng hoa trên một chùm không quá 10 bông. Đây là cách chăm sóc sầu riêng ra hoa sai, khỏe mà ít người biết đến.

Sử dụng các chế phẩm sinh học

Khi chăm sóc sầu riêng ra hoa bà con hãy sử dụng các loại chế phẩm sinh học để loại bỏ nấm bệnh hại cây.  Có thể sử dụng một số sản phẩm như AT Vaccino CAN để rửa mắt cua cho sầu riêng. Phun kỹ và ướt đều mặt dưới của cành, ngách thân của cây vì đây là những nơi có rất nhiều mầm bệnh ký sinh.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể sử dụng sản phẩm AT Chibozin – Chống thui hoa, rụng trái, nứt trái, tăng khả năng đậu trái.

Sử dụng các chế phẩm sinh học để chăm sóc sầu riêng ra hoa
Sử dụng các chế phẩm sinh học để chăm sóc sầu riêng ra hoa

Kết hợp với một số sản phẩm sinh học khác để cây sầu riêng được chăm sóc tốt nhất trong giai đoạn ra hoa.

Cuối cùng, một kinh nghiệm để chăm sóc sầu riêng ra hoa hiệu quả đó là bà con cần kiểm tra thăm vườn thường xuyên. Nếu phát hiện cây có dấu hiệu lạ, bị nấm bệnh tấn công thì cần thực hiện các biện pháp xử lý ngay lập tức. Tránh để lâu sẽ khiến mầm bệnh phát triển, lây lan mạnh.

Bài viết trên đây, Phân thuốc vi sinh AT đã chia sẻ đến bà con cách chăm sóc sầu riêng ra hoa chi tiết nhất. Chúng ta hãy cùng tham khảo và thực hiện đúng cách làm này để có một mùa màng đạt năng suất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon