Cây ớt bị xoăn lá ngọn là vấn đề phổ biến khiến bà con nông dân lo lắng mỗi mùa vụ đến. Nếu không được phát hiện và có chữa trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Để tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và cách trị ớt bị xoăn ngọn phanthuocvisinh.com mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Contents
1. Biểu hiện cây ớt bị xoăn lá ngọn
Bệnh xoăn lá ngọn ở ớt rất dễ nhận biết dựa vào quan sát bằng mắt thường. Bệnh thường tấn công ngay từ giai đoạn cây còn non. Lá ngọn bị nhiễm nấm bệnh sẽ bị co rút lại, hướng vào bên trong. Ở giai đoạn sau, những lá bệnh này sẽ trở nên giòn và dày hơn, màu sắc chuyển dần từ xanh nhạt sang xanh đậm, sau đó ngả màu vàng úa và héo rụng.
2. Nguyên nhân cây ớt bị xoăn lá ngọn
Có rất nhiều tác nhân dẫn đến hiện tượng ớt bị xoăn ngọn. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
2.1. Thừa nước
Thừa nước là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Khi cung cấp cho cây một lượng nước quá mức, đất sẽ không có khả năng lưu thông khí. Nước bị tồn đọng trong đất một khoảng thời gian dài sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho mầm bệnh phát sinh khiến rễ cây thối đen và mục nát. Từ đó, rễ không còn khả năng cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây. Hậu quả là lá sẽ dần trở nên úa vàng và xoăn lại.
2.2. Thiếu nước
Cây ớt bị xoăn lá ngọn một phần cũng bởi thiếu nước. Khi bị thiếu nước, rễ cây sẽ trở nên tong teo khiến lá co rúm lại và xoăn lại. Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, cần đảm bảo cung cấp cho cây một lưu lượng nước vừa đủ, đặc biệt là trong những ngày hè nắng nóng.
2.3. Thiếu ánh sáng mặt trời
Ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp chất diệp lục quan trọng nhất cho cây. Khi không được hấp thụ đủ ánh năng, cây ớt sẽ bị xoăn lá, ngọn chậm phát triển. Chính vì vậy, việc đảm bảo cây được sống trong môi trường đầy đủ ánh sáng, cạnh cửa sổ là điều kiện tiên quyết giúp cây ớt phát triển khoẻ mạnh.
2.4. PLCV virus (Papaya leaf curl virus)
Ngoài những yếu tố từ chế độ tưới tiêu, chăm sóc, ớt bị xoăn ngọn cũng có thể do sự xâm nhập của PLCV virus. Đây là một loại virus phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Chúng phát tán và lan truyền từ cây này sang cây khác nhờ vào các rầy phấn trắng hay các côn trùng chích hút trung gian như rệp, bọ phấn, ong…
3. Cách khắc phục cây ớt bị xoăn lá ngọn
Cây ớt bị xoăn ngọn lá có thể được khắc phục bằng nhiều cách. Nếu nguyên nhân đến từ chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, tưới tiêu,… bạn chỉ cần điều chỉnh lại cách chăm sóc sao cho phù hợp với điều kiện phát triển của cây. Trái lại, nếu cây ớt của bạn bị xoăn lá do tác nhân virus thì việc phòng trừ sẽ trở nên khó khăn hơn. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc trị bệnh xoăn lá ớt đặc trị nhằm tăng độ hiệu quả và rút ngắn thời gian.
3.1. Biện pháp canh tác
Khắc phục tình trạng ớt bị xoăn ngọn bằng việc áp dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng các giống cây đã được lựa chọn kỹ càng và sạch mầm bệnh
- Khi phát hiện một số cây bị nhiễm bệnh, cần nhanh chóng nhổ bỏ những cây này nhằm ngăn chặn sự phát tán của nguồn bệnh.
- Sử dụng bẫy dính để bắt các các loại côn trùng và rầy phấn trắng.
- Nên trồng cây trong lưới mắt nhỏ hoặc vải mùng để hạn chế sự tiếp xúc từ các nhân gây hại trong môi trường đến cây.
- Tránh luân canh các cây trồng có khả năng nhiễm bệnh xoăn lá cao như cà chua, cây thuốc lá và cây thuộc họ bầu bí.
- Thường xuyên phun thuốc diệt bọ trĩ, côn trùng, rệp …
3.2. Thuốc trị bệnh xoăn lá ớt trên ngọn
Bên cạnh những biện pháp nêu trên, việc sử dụng combo Vaccino Cà chua + Nano chitosan là một trong những phương pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Vaccino Cà chua
Thành phần của thuốc Vaccino cà chua
- Chaetomium spp. 1 x 108 CFU/ml
- Trichoderma spp. 1 x 106 CFU/ml
- pH 5-7, tỷ trọng 1.05-1.2
Công dụng thuốc Vaccino cà chua đối với cây ớt
- Tăng sức đề kháng cho cây trồng trước tác hại của Virus.
- Giảm sự tổn hại cho ớt trước các tác nhân gây bệnh thán thư.
- Tăng chất lượng quả khi thu hoạch
Cách dùng và liều lượng sử dụng
- Pha 25-50 ml/bình 20 lít nước (nếu 1 chai 500ml thì dùng cho 1-2 thùng phuy 200 lit). Khi phun, đảm bảo cho thuốc ướt đều toàn tán cây, kể cả những cành phía bên trong tán, toàn bộ vùng gốc dưới tán cây và phun vào chỗ có biểu hiện vết bệnh gây hại. Mỗi ha phun khoảng 400-600 lít).
- Để phòng bệnh thì phun 10-15 ngày/1 lần.
- Khi cây bị bệnh thì phun 3-5 ngày/1 lần. Duy trì phun từ 2-3 lần để đạt kết quả rõ rệt.
Nano Chitosan
Thành phần:
- Chitosan: …………………………1.000 ppm;
- pHH20: 5,2; Tỷ trọng: 1,12
Công dụng:
- Làm tăng khả năng chống lại mầm bệnh
- Tạo chelate với dinh dưỡng và khoáng chất tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây
- Kích thích cơ chế phòng thủ của cây, tăng khả năng chống chịu của cây
- Dễ dàng thâm nhập vào mô tế bào cây, gia tăng khả năng đề kháng giúp cây tiết ra các kháng thể
- Giúp làm lành vết thương và kết dính vi sinh vật khiến chúng nhanh chóng bị tiêu diệt
Cách dùng:
- Liều dùng: Pha 25ml/bình 20 lít (Nếu chai 500ml thì pha với 1-2 phuy 200 lít ) phun tất cả các giai đoạn của tiêu.
- Có thể kết hợp với các loại thuốc trừ bệnh để tăng hiệu quả.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về cây ớt bị xoăn lá ngọn. Việc tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu của xoăn lá trên ớt sẽ giúp bà con có những biện pháp ứng phó kịp thời nằm đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng. Nếu bạn đọc có nhu cầu mua thuốc trị xoăn lá ngọn trên ớt, đừng quên liên hệ với Phân Thuốc Vi Sinh qua hotline 09 622 41 635 để nhận được hỗ trợ tốt nhất.