Cách chiết cây tắc đơn giản, hiệu quả? Là câu hỏi được nhiều nhà vườn quan tâm và chú ý đến. Bởi khi chiết cành thành công sẽ giúp nâng cao được tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển cây con. Vậy có những bước nào để thực hiện chiết cành cây tắc đây. Bài viết dưới đây AT hướng dẫn đến bà con chi tiết, cụ thể từng bước trong quá trình chiết cây tắc.
Contents
- 1 Giới thiệu về cách chiết cây tắc
- 2 Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách chiết cây tắc
- 3 Hướng dẫn cách chiết cây tắc đơn giản qua từng bước
- 4 Hướng dẫn kỹ thuật đưa cành tắc chiết ra trồng ngoài đất
- 5 Chăm sóc cây tắc chiết sau khi trồng ra vườn
- 6 Thuốc phòng trừ côn trùng gây hại cây tắc chiết với AT Mebe
Giới thiệu về cách chiết cây tắc
Cách chiết cành cây tắc là một trong những kỹ thuật nhân giống cây tắc hiệu quả được nhiều nhà vườn áp dụng để tiết kiệm chi phí và tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, để thực hiện kỹ thuật bà con cần có những điểm lưu ý nhất định để có thể tăng được tỷ lệ thành công. Trước khi tiến hành đi vào việc chiết cành bà con cùng AT tìm hiểu sơ qua về công dụng cây tắc nhé.
Đặc điểm hình dáng của cây tắc chiết
- Cây tắc có tên khoa học là Citrus japonica, ở nhiều nơi bà con thường gọi là cây quất, đây là một loại trái cây phổ biến tại Việt Nam.
- Cây tắc là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, thích hợp với khí hậu nóng và ẩm. Loại cây này thường được trồng trong chậu để làm cảnh hoặc làm cây bonsai. Nhiều bà con trồng tắt trong vườn để lấy quả.
- Cây có thân gỗ nhỏ, cao từ 1 – 5m, phần cành nhánh nhiều. Quả có hình cầu, nhỏ, đường kính từ 2 – 3cm, có màu vàng cam. Quả có nhiều nước, vị chua ngọt.
Giá trị dinh dưỡng từ quả tắc mang lại
Quả tắc dùng để pha nước uống, làm mứt, chế biến với nhiều món ăn. Trong quả tắc có chứa nhiều vitamin C nên có thể giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, trị cảm cúm, hoa.
Ngoài ra, cây tắc cũng được rất nhiều ưa chuộng vào dịp tết Nguyên Đán mì mang ý nghĩ về sự sung túc, may mắn và tài lộc.
Thời điểm thích hợp để thực hiện cách chiết cành cây tắc
Khi tiến hành chiết cây tắc thì bà con nên thực hiện vào tháng 12 âm lịch để kịp trưng vào dịp Tết và vào thời gian này có thời tiết tương thuận lợi để cây phát triển.
Ngoài ra, bà con có thể thực hiện vào tháng 2 âm lịch trước khi mùa mưa diễn ra.
Chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách chiết cây tắc
Mua ngay thuốc phòng trừ côn trùng gây hại cây tắc chiết
Trước khi tiến hành quá trình chiết cành cây tắc thì bà con cần chuẩn bị trước các vật dụng để cắt cành, cành cây mẹ khỏe mạnh và đất trồng cây. Với việc chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ thì việc chiết cành của bà con sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn.
Lựa chọn dụng cụ chiết cành cây tắc phù hợp
Bà con cần sử dụng những dụng cụ mới hoặc những dụng cụ đã được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành chiết cành. Bởi việc này, sẽ hạn chế được tình trạng lây nhiễm các mầm bệnh, sâu hại từ những lần sử dụng trước.
Cách chọn cây mẹ: Bà con cần chọn những cành có nhiều nhánh nhỏ ở trên, cây khỏe đẹp, tán lá phát triển đều, rộng. Cần đảm bảo cành không bị mắc các bệnh như vàng lá, sâu bệnh hại.
Cách chọn cành chiết: Cần chọn những cành khỏe, không mắc sâu bệnh, cành có đường kính to bằng cây đũa ăn, dài khoảng 30cm. Nên chọn những cành to bằng ngón tay út, cành và lá đều phát triển. Để cây để có thẻ phát triển tốt, rễ bung mạnh sau khi thực hiện chiết cành cây tắc.
Xử lý đất trồng trước khi thực hiện chiết cành cây tắc
Khi cây tắc chiết bung rễ thì bà con cần đưa ra môi trường đất như đất sét hoặc đất cát pha có độ pH khoảng 5 – 6. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm phân chuồng để làm bầu đất cho quá trình chiết cành.
Hướng dẫn cách chiết cây tắc đơn giản qua từng bước
Nhằm hỗ trợ bà con có thêm những thông tin để tiến hành quy trình chiết cành cây tắc được hiệu quả hơn. Dưới đây, AT chia sẻ các bước chiết cây tắc đơn giản, dễ hiểu mà ai cũng thực hiện được.
Bước 1: Tiến hành xử lý cành tắc bằng cách khoanh 2 vòng tròn trên nhánh song song với nhau với khoảng cách từ 4 – 10cm. Sau đó tiến hành làm sạch vỏ tại vị trí cần thực hiện chiết cành cây tắc.
Bước 2: Sử dụng các sản phẩm sinh học để kích thích cây bung rễ mạnh sau khi thực hiện chiết cành cây tắc. Nên sử dụng tại khu vực chiết đã làm sạch vỏ ở bước 1.
Bước 3: Sử dụng phần đất đã chuẩn bị trước và làm ẩm ở mức 70% và tiến hành bọc xung quanh phần đã chiết. Có thể sử dụng thêm bao nilon để bảo vệ bầu đất và dùng dây để buộc 2 đầu cố định lại.
Bước 4: Bà con cần bổ sung thêm nước để tạo được độ ẩm cho cành chiết và đặt cây ở những nơi thoáng mát ở thời gian đầu khi chiết cành cây tắc.
Hướng dẫn kỹ thuật đưa cành tắc chiết ra trồng ngoài đất
Khoảng 2 – 3 tháng sau quá trình chiết cành cây tắc thì bộ rễ cây sẽ bung ra và phát triển mạnh. Bà con tiến hành lấy ra chậu để trồng hoặc trồng xuống đất vườn. Dưới đây là những kỹ thuật để đưa cành chiết ra đất trồng.
Bước 1: Sau quá trình chiết cành cây tắc cần đưa cây tắc đã nảy mầm vào chậu ngay ngắn và cần bổ sung thêm đất vào xung quanh gốc cây. Cần nén chặt đất và không nên để lộ phần rễ lên trên mặt đất.
Bước 2: Cần bổ sung nước sạch cho cây với lượng vừa đủ. Trong giai đoạn đầu cần bổ sung nước khoảng 2 ngày/lần và tiến hành cắt giảm lượng nước sau 15 ngày.
Bước 3: Khi thấy cây đủ khỏe thì cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây bằng các sản phẩm là phân bón hữu cơ, phân hóa sinh học để hỗ trợ cải tạo đất được tơi xốp hơn.
Chăm sóc cây tắc chiết sau khi trồng ra vườn
✅ Sau quá trình chiết cây tắc bà con cần tưới nước đều đặn mỗi ngày, vào sáng sớm, chiều mát và luôn giữ cho đất có độ ẩm. Nếu bà con trồng tắt vào vườn thì cần bố trí hệ thống thoát nước phù hợp. Tránh để cho việc bị đọng nước, đất bị úng, dễ gây thối rễ.
✅ Cần bón phân định kỳ 2 – 3 tháng/lần để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển.
✅ Ở thời gian đầu sau quá trình chiết cây tắc cần thường xuyên thăm nom, kiểm tra cây để kịp thời phát hiện ra sâu bệnh để phòng trị kịp thời.
✅ Cây tắc thường ít bị các loại sâu bệnh tấn công, tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi thì các loại côn trùng sẽ đến và phát triển, chúng hút chích và gây hại nặng nề trên vườn tắt của bà con.
Thuốc phòng trừ côn trùng gây hại cây tắc chiết với AT Mebe
Sau quá trình chiết cành cây tắc thì bắt đầu sẽ xuất hiện các loại côn trùng trên cây. Chế phẩm sinh học AT Mebe là một sản phẩm được nghiên cứu và điều chế trực tiếp tại nhà máy bởi các kỹ sư hàng đầu tại Công ty TNHH Công nghệ Sạch Nông Nghiệp.
Đây là sản phẩm chuyện tiêu diệt, phòng trừ các loại côn trùng gây hại trên vườn trồng của bà con nói chung và vườn tắt nói riêng. Để biết thêm thành phần, công dụng, cách sử dụng mời bà con cùng theo dõi những thông tin dưới đây.
Thành phần thuốc trị côn trùng gây hại ở cây tắc chiết AT Mebe
Bên trong sản phẩm AT Mebe gồm các thành phần như: Metarhizium spp: 1×10^6 CFU/g; Beauveria spp: 1×10^6 CFU/g; Hữu cơ: 15%; Độ ẩm: ≤ 30%
Công dụng của thuốc trị côn trùng gây hại ở cây tắc chiết AT Mebe
✅Các thành phần là chủng nấm bên trong sản phẩm khi phun thì sẽ bám vào trong cơ thể của côn trùng, mọc sợi và gây hại, khiến chúng chết dần chết mòn đi.
✅ Gây ức chế quá trình sinh trưởng của côn trùng, gây tê liệt, khiến chúng không thể sinh sản và gây hại được nữa.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị côn trùng gây hại ở cây tắc chiết AT Mebe
✅ Sử dụng AT Mebe rắc gốc phòng ngừa côn trùn xuất hiện gây hại cây tắc chiết: Dùng 10 – 20g bột thuốc sản phẩm AT Mebe trộn chung với phân hoặc cát, trấu. Tiến hành rải quanh gốc rồi tưới nước đẫm lên toàn vườn.
✅ Sử dụng AT Mebe phun hoặc tưới gốc xử lý côn trùng đang gây hại ở cây tắc chiết: : Sử dụng 500g bột thuốc sản phẩm AT Mebe hòa tan với 200 lít nước. Sau đó phun đều ướt khắp tán lá. Liều lượng sử dụng từ 2 – 4 lít nước/gốc.
Ở bài viết trên, AT đã chia sẻ đến bà con về cách chiết cây tắc và sản phẩm phòng trừ côn trùng tấn công ở cây tắc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình canh tác. Nếu bà con có những thông tin còn thắc mắc hay có nhu cầu muốn mua thuốc thì vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ qua tổng đài 096 789 1046 – 0972 563 448 để được kỹ sư của chúng tôi tư vấn cụ thể, chi tiết hơn nhé.