Hướng dẫn cách chiết cành vải nhân giống cây, tăng năng suất

Hướng dẫn cách chiết cành vải đơn giản, hiệu quả

Cách chiết cành vải  là phương pháp nhân giống được nhiều bà con áp dụng do quy trình dễ thực hiện. Thực hiện đúng kỹ thuật chiết cành vải thiều giúp bà con tăng năng suất cây trồng, đạt hiệu quả cao trong hoạt động chăm sóc và thu được sản lượng vải mong muốn.

Cùng AT xem qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về cách chiết cành vải phố biến hiện nay.

Giới thiệu về cách chiết cành vải

Hướng dẫn cách chiết cành vải đơn giản, hiệu quả
Tiết kiệm gieo trồng và chăm sóc cây vải với phương pháp chiết cành

Cách chiết cành vải là một trong hai phương pháp nhân giống vô tính được nhiều bà con áp dụng. Chiết cành là cách tạo cây con sau khi cắt một khoanh vỏ trên thân cây giống, dùng đất ẩm để kích rễ. Sau đó đem trồng độc lập ngoài vườn. Có thể nhân giống cây vải thông qua giâm cành.

Vì sao nên chiết cành vải? Vải là một loại quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động sống của con người. Ứng nhiều về nhiều mặt trong cuộc sống như: thực phẩm, nước uống, dược liệu, trẻ em và mẹ bầu cũng có thể sử dụng.

Việc nhân giống vô tính sẽ giúp cây con giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, tiết kiệm chi phí trồng và chăm sóc lại từ đầu. Hiệu quả cao đã được chứng nhận qua nhiều năm thâm canh vải.

Ưu điểm của cách chiết cành cây vải

☑️ Cây con duy trì các điểm mạnh của cây giống ban đầu.

☑️ Cây giống nhanh ra (từ 2 – 4 tháng).

☑️ Thời gian ra hoa sớm hơn so với cách trồng thông thường.

☑️ Tán cây gọn, thuận lợi cho việc cắt tỉa, chăm sóc và thu hoạch.

☑️ Cách chiết cành vải này đòi hỏi một chút khéo léo, không quá khó để làm.

Nhược điểm cách chiết cành cây vải

❌ Số lượng nhân giống không cao (kỹ thuật chiết cành vải thiều thực hiện trực tiếp trên cây, không đủ dinh dưỡng để nuôi cây con và cây giống).

❌ Cây con không có rễ cọc nên khả năng trụ vững kém hơn so với giâm cành.

❌ Mang theo mầm sâu bệnh từ cây mẹ (nên lựa chọn các cây giống khỏe mạnh, được phun phòng thuốc BVTV sinh học).

Nên thực hiện chiết cành vải vào tháng mấy?

Thời điểm chiết cành vải phù hợp rơi vào khoảng tháng 3 – 4; tháng 7 – 8. Lúc này lượng mưa trong năm không nhiều, hạn chế tình trạng ứ đọng nước mưa khiến khu vực chiết cành vải bị nhiễm bệnh.

Hướng dẫn cách chiết cành vải thành công 100%

Dựa vào các ưu điểm và đặc điểm của cách chiết cành vải, AT có những điều muốn lưu ý đến bà con để việc chiết cành thực hiện dễ dàng hơn. Làm theo từng bước sẽ hạn chế các tình huống sâu bệnh, nấm mốc, cây chết xảy ra.

Những điều cần biết khi thực hiện cách chiết cành vải

Hướng dẫn cách chiết cành vải đơn giản, hiệu quả
Chọn cây vải có tuổi từ 7 – 10 năm, cành khỏe có đường kính 1,5 – 2cm

✅ Kỹ thuật đầu tiên là dùng dao bén. Tìm mua những cây dao chuyên dụng cho chiết cành, khử trùng cẩn thận do dao tiếp xúc trực tiếp với bên trong của cây.

Kỹ thuật thứ hai là kỹ thuật chọn cây giống. Cây được chọn phải là những cây khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, ra trái ổn định qua nhiều năm. Tuổi cây từ 7 – 10 năm là thời điểm chiết cành vải phù hợp với cây vải giống.

Kỹ thuật thứ ba là cách chọn cành để chiết. Hãy tìm những cành vải ở lưng chừng tán cây, có hướng sáng tốt. Một số yêu cầu như: cành có đường kính từ 1,5 – 2cm; có từ 2 – 3 nhánh lá; không lấy cành vượt hay cành dưới tán do tiếp xúc ánh sáng kém.

Quy trình thực hiện cách chiết cành vải thành công

Hướng dẫn cách chiết cành vải đơn giản, hiệu quả
Việc thoa thuốc kích rễ không bắt buộc, tùy theo nhu cầu mà bà con lựa chọn phương án phù hợp

Bước 1: Chọn vị trí khoanh vỏ

Vị trí chiết cành vải lý tưởng là cách chạc cành từ 10 – 15cm. Chiều dài khoanh vỏ gấp 1,5 – 2 lần đường kính của cành. Rạch 1 đường và bóc sạch lớp vỏ ngoài.

Bước 2: Thoa thuốc kích rễ lên phần bóc vỏ

Sau khi bóc vỏ, bà con lưu ý làm sạch phần nhớt trên cành vải chiết, tránh tình trạng liền da.

Tiếp theo, bà con tiến hành chấm thuốc kích rễ để kích cành mọc rễ nhanh hơn. Không dùng thuốc cho toàn bộ cành, chỉ thoa ở vết cắt từ phần vỏ phía trên khoảng 2 cm, sau đó để ráo từ 7 – 12 ngày.

Bước 3: Trộn đất để làm bầu ươm

Khác với giâm cành là sử dụng túi bầu ươm bằng nilon, chiết cành vải sẽ ươm bầu trực tiếp và bao nilon kín xung quanh.

Cây vải không kén đất, nhưng nên chọn đất thoát nước tốt, dinh dưỡng đầy đủ. Tiến hành trộn với các chất độn khác như: rơm, phân chuồng hoai mục,… theo tỷ lệ 2 đất : 1 chất độn. Sau đó tiến hành tưới nước tạo độ ẩm vừa đủ, không quá khô và không quá bở.

Bước 4: Bó bầu

Chuẩn bị vỏ bầu là lớp nilon trắng có hình chữ nhật. Nếu đường kính cành chiết là 1,5cm – vỏ bầu sẽ là rộng 20 cm, dài 30cm.

Mỗi vỏ bầu đều dùng 3 dây để buộc, không yêu cầu về chất liệu dây buộc bầu. Phần đất trộn tạo thành từng nắm nhỏ, độ dày đủ để tạo đường kính từ 6 – 8cm khi bó bầu.

Kỹ thuật chiết cành vải thiều: Bẻ đôi nắm đất, để đất trùm kín hai đầu khoanh trên và dưới. Vuốt đều đất trộn bao quanh cành chiết. Dùng lớp nilon đã chuẩn bị đặt bên dưới bầu đất. Gấp vỏ bầu lại từ 1 – 2 lần để chống thất thoát độ ẩm đất. Sau đó dùng hai dây buộc thật chặt hai đầu của vỏ bầu, dây còn lại sẽ buộc vào giữa.

Cách trồng cây vải từ chiết cành lớn nhanh, ra trái chuẩn

Hướng dẫn cách chiết cành vải đơn giản, hiệu quả
Nên cắt bỏ khoảng 2-3 số lá hiện tại tránh việc thoát hơi nước của cành chiết

Thời gian để cành chiết mọc rễ khoảng 2 – 3 tháng. Bà con chú ý những dấu hiệu sau để biết thời điểm thích hợp hạ cây:

  • Rễ mọc trong túi có màu vàng
  • Phân nhánh 3 – 4 lần
  • Rễ bao trùm ⅓ – ½ bề mặt bầu

Khi cành vải chiết đạt đủ các tiêu chuẩn trên, bà con tiến hành thảo hạ cây. Từ đầu cành, cách khoảng 0,5 – 1cm và cắt rời cành chiết khỏi cây mẹ. Tránh để lâu cây con sẽ hút cạn chất dinh dưỡng của cây giống.

Cắt bỏ khoảng 2 – 3 số lá hiện có, cắt bớt độ dài của các nhánh nhỏ trên cành chiết tránh tranh giành dinh dưỡng.

Buộc lại thành từng bó từ 5 – 10 cành, sau khi cắt ngâm vào nước (5 – 10 phút) để bổ sung độ ẩm cho cành chiết rồi để ráo.

Giâm cành vải đã chiết vào đất

Hướng dẫn cách chiết cành vải đơn giản, hiệu quả
Sau khi giâm cành chiết, tiến hành tưới nước từ 3 – 5 lần để duy trì độ ẩm cho cành chiết

Do sức đề kháng cây vải con còn yếu, bà con nên chuẩn bị thêm lưới giảm nhiệt tránh cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Chuẩn bị đất để giâm hom tại vườn: Cây vải không kén đất, nhưng cần độ tơi xốp và xử lý mầm bệnh kỹ lưỡng.

Tháo bỏ lớp nilon của bầu chiết, sau đó bà nhúng bầu vào hỗn hợp pha giữa bùn ao và phân bón vi sinh. Đảm bảo lớp bùn phủ đều bầu chiết.

Xếp lần lượt các bầu chiết theo luống, tưới nước từ 3 – 5 lần/ngày để kích rễ. Sau khi thấy lượng rễ tái sinh, bà con tiến hành ươm bầu chiết vào túi ươm theo phương pháp giâm cành. Lưu ý cố định bầu ươm tránh đứt rễ của cây vải con.

Chăm sóc cây vải chiết cành

Hướng dẫn cách chiết cành vải đơn giản, hiệu quả
Bà con lưu ý các mốc thời gian bên dưới để quá trình chiết cành vải diễn ra thành công, suôn sẻ

Từ ngày giâm cành bầu chiết:

Ngày thứ 15: Bỏ bớt lưới che để bầu ươm quen dần với ánh sáng và nhiệt độ.

Ngày thứ 30: Tưới phân dinh dưỡng để thúc cây sinh trưởng tốt hơn.

Ngày thứ 45 – 60: Xem xét tình trạng cây và mang ra vườn trồng bình thường.

Đảm bảo độ ẩm là điều cần thiết cho vườn vải, thiếu hoặc thừa độ ẩm sẽ khiến nấm mốc tấn công. Bà con lưu ý phun phòng bệnh cho vườn giâm tránh côn trùng đến phá.

Mặc dù với kỹ thuật chiết cành vải thiều này, cây con khi sinh trưởng có bộ tán cây cân đối, bà con cũng cần cắt tỉa cơ bản để khung cây vào nếp hơn.

Trên đây là thông tin cách chiết cành vải mà AT đã tổng hợp và cung cấp đến bà con. Mong rằng qua bài viết này, bà con sẽ rõ hơn về kỹ thuật chiết cành vải, biết chiết cành vải vào tháng mấy là phù hợp cũng như cách trồng cây vải chiết cành tỷ lệ sống cao nhất. Chúc bà con thành công với vườn vải của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon