Tác dụng của bôi vôi vào mít là gì? Có gây hại sức khỏe

Bôi vôi vào mít có tác dụng gì?

Bôi vôi vào mít là một trong những thủ thuật điển hình mà thương lái dùng để kiểm tra mít trước khi thua mua. Để hiểu rõ hơn về lý do tại sao quả mít lại cắt đầu bôi vôi và cách thức thực hiện thì mời bà con cùng AT tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về việc bôi vôi vào mít là gì?

Bôi vôi vào mít có tác dụng gì?
Do đặc thù dễ trồng, dễ nuôi và tồn tại được ở nhiều nơi cho nên chúng rất được nhiều bà con nông dân ưa chuộng trồng

Mít là loại cây ăn quả được trồng khá lâu đời tại các nước Đông Nam Á và Việt Nam cũng là một trong số đó. Chúng từng được coi là loại cây cứu đói ở một vài quốc gia vì nhiều công dụng của nó.

Mít có khá nhiều công dụng: Quả dùng để ăn, lá dùng để làm thuốc và thậm chí gỗ của cây mít cũng có giá trị rất lớn giúp cải thiện kinh tế của nhiều hộ nông dân. Do đặc thù dễ trồng, dễ nuôi và tồn tại được ở nhiều nơi cho nên chúng rất được nhiều bà con nông dân ưa chuộng trồng.

Ly do bôi vôi vào mít là gì?

Bôi vôi vào mít có tác dụng gì?
Bôi vôi vào mít là một trong những thủ thuật của thương lái giúp để đánh giá tình trạng mít

Mít là loại quả không thể nhìn vào bề ngoài mà có thể đánh giá được chất lượng bên trong trái. Ngay cả những chuyên gia thu mua mít cũng chỉ dám ước lượng 80% chất lượng trái chứ không dám khẳng định hoàn toàn. Do đó việc bôi vôi vào quả mít nhằm giúp các thương lái có thêm cơ sở để khẳng định chất lượng trái.

Vì thế khi bà con đi mua mít thường sẽ thấy trên đầu có một vết cắt và khá tò mò, e rè trước khi mua rằng không biết loại mít này có bị vấn đề hay bệnh gì hay không, liệu ăn vào có bị ảnh hưởng gì không. Tuy nhiên bà con không cần lo, đây chỉ là thủ thuật của thương lái để kiểm tra chất lượng của quả.

Lợi ích của hành động bôi vôi vào mít

Bôi vôi vào mít có tác dụng gì? Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc vì dạo gần đây rộ ra tin đồn: “Làm mít chín bằng cách bôi hóa chất lên vết cắt”. Nhưng thật ra, nếu muốn ép mít chín thì sẽ dùng xi lanh tiêm trực tiếp vào trái chứ không làm như thế và lớp trắng trên mít thật chất là vôi.

Việc bôi vôi vào quả mít không chỉ mang lại những lợi ích cho thương lái thu mua mà còn giúp cho bà con nông dân như sau:

Bôi vôi vào quả mít khi kiểm tra xơ đen

Mít có đặc điểm là hay bị bệnh xơ đen, việc ít xơ hay nhiều xơ đen phù thuộc vào cách thức và kỹ thuật chăm sóc của bà con nông dân. Do đó, để tránh mua phải mít bị bệnh xơ đen thì thương lái sẽ dùng dao gọt một phần đầu của quả để kiểm tra.

Sau đó để tránh bị nhiễm khuẩn thì thương lái sẽ dùng vôi để bôi vào mít, việc này giúp tránh không bị hỏng. Bà con không cần lo lắng vì vết cắt này sẽ không ảnh hưởng đến các múi mít bên trong. Khi ăn bà con chỉ cần gọt bỏ phần bị bôi vôi và tách mít như bình thường.

Bôi vôi vào quả mít để dễ dàng phân loại

Do nhu cầu thu mua của thương lái ngày càng khó khăn và đưa ra nhiều tiêu chuẩn cho nhà vườn. Cho nên việc phân loại mít rất quan trọng để thu mua đúng giá tránh khi đem ra vựa bán bị lỗ.

Việc bôi vôi vào quả mít nhằm giúp thương lái phân loại mít. Mít loại một, mít loại hai, mít loại ba, mít lớn, mít kem nhỏ hay mít loại chợ. Dựa vào độ phân loại mít thì giá thu mua của cũng thương lái sẽ khác nhau.

Ví dụ: Những trái mít có múi không lên màu, trái nhỏ, mùi kém thơm thì sẽ bị đẩy xuống loại mít kem nhỏ thậm chỉ mít loại chợ lúc này giả thu mua cũng sẽ hơn rất nhiều. Ngược lại những trái thơm mùi, lớn, múi có màu thì sẽ được thu mua giá cao hơn vì được xếp ở loại một, loại hai.

Tránh bị nhiễm khuẩn bằng cách bôi vôi vào quả mít

Sau khi gọt đầu quả mít để xếp loại và kiểm tra có bị bệnh xơ hay không thì lúc này ở vết cắt rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào. Do đó, việc bôi vôi vào quả mít giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào gây hỏng trái.

Lý do chọn bôi vôi vào mít

Việc lựa chọn vôi để bôi vào mít, vì vôi không chỉ có giá thành rất rẻ mà còn rất an toàn, không làm ảnh hưởng đến các múi bên trong.  Loại vôi thường được dùng là CaO, khi kết hợp với nước thì sẽ tạo thành Ca(OH)2.

Tiếp đó, chất này khi phản ứng với CO2 trong không khí sẽ tạo ra CaCO3. Đây là chất tạo ra lớp màng màu trắng trên quả mít.

Hướng dẫn cách bôi vôi vào mít bảo quản lâu dài

Bôi vôi vào mít có tác dụng gì?
Không nên gọt quá sâu vào bên trong vì sẽ ảnh hưởng đến phần thịt ở trong quả

Bà con dùng dao gọt một bớt một phần gần cuống quả mít, không nên gọt vào sâu quá vì sẽ làm lộ ra các múi mít bên trong làm ảnh hưởng chất lượng quả. Sau đó, bà con chỉ cần bôi vôi lên vết gọt đấy là được.

Mẹo chọn quả mít ngon, ngọt thịt, múi nhiều

Bôi vôi vào mít có tác dụng gì?
Mít chín tự nhiên sẽ có mùi rất thơm và khá đặc trưng dù ở xa vẫn có thể ngửi thấy

Khi mua mít để tránh chọn phải những trái không đạt chất lượng tốt, kém ngon thì bà con cần chú ý những điều sau đây để lựa chọn được quả mít ngon cho gia đình.

Quan sát kiểu dáng của quả mít

Trước khi mua mít, bà con cần cầm lên và quan sát kỹ. Nên chọn những quả chọn đều, không bị lõm vào trong. Những trái có phần vỏ hơi lõm vào thường nhiều xơ, ít múi, bị sâu và cứng.

Vỗ vào trái mít

Bà con có thể dùng tay để vỗ vào quả mít, nếu nghe thấy có tiếng bịch bịch thì chứng tỏ mít đã chín. Những quả mít chín tự nhiên thì vỏ sẽ khá mềm, gai không nhọn như lúc còn trên cây, mắt mít nở to. Không nên chọn những quả có gai nhọn, cứng, quả mít xanh vì đây là những quả bị ép chín.

Dựa vào mùi mít

Mít chín tự nhiên sẽ có mùi rất thơm và khá đặc trưng dù ở xa vẫn có thể ngửi thấy. Trong khi ấy, những quả mít bị ép chín sẽ mùi không thơm phải đứng sát gần mới có thể ngửi thấy.

Dựa vào nhựa mít

Mít chín cây tự nhiên khi bổ ra sẽ có rất ít nhựa, ngược lại những trái mít bị ép chín thì nhựa sẽ chảy ra rất nhiều. Ngoài ra trái mít chín tự nhiên có màu vàng óng, cùi dày khi ăn vào có vị ngọt, còn mít bị ép chín sẽ bị sượng.

Hy vọng, bài viết trên đã giúp bà con hiểu rõ thủ thuật bôi vôi vào mít của thương lái và người nông dân làm vườn. Cũng như lý do và cách thức thực hiện. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại mà hãy gọi đến số điện thoại: 0932 690 312 – 028 8889 7322

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon