Đất bạc màu và các biện pháp để cải tạo hiệu quả, chi phí thấp

dat-bac-mau-la-gi

Ai cũng biết nông nghiệp là thành phần kinh tế chủ chốt của Việt Nam, việc các cây trồng, sản phẩm nông nghiệp được làm ra có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào đất. Hiện nay tài nguyên đất của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề do nhiều nguyên nhân, làm cho đất bạc màu chiếm số phần trăm không nhỏ trên tổng số diện tích đất trồng trọt ở nước ta gây ảnh hưởng lớn đến thành quả nông nghiệp. Hãy cùng Phân thuốc vi sinh AT tìm ra biện pháp cải tạo đất trồng bạc màu hiệu quả nhất nhé!

Đất bạc màu là gì?

Đất bị bạc màu là đất đang bị mất đi những tính chất vốn có của đất. Với thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu đất kém hay thậm chí không có kết cấu dẫn đến tình trạng bị chặt bí, nghèo chất dinh dưỡng. Trong đó mùn là nhân tố không thể thiếu để điều hoà nhiệt độ, tránh sự thay đổi đột ngột gây ảnh hưởng đến cây.

bien-phap-cai-tao-dat-bac-mau

Nguyên nhân khiến cho đất bị bạc màu

– Trồng độc canh: Hiện nay người dân có xu hướng chỉ trồng duy nhất một loại cây đem lại giá trị kinh tế cao dẫn đến việc hệ sinh thái bị mất cân bằng. Sau một khoảng thời gian đất sẽ bị thoái hoá, bạc màu.

– Lạm dụng các chất hoá học (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật): Để rút ngắn thời gian sinh trưởng và phát triển của cây, nâng cao năng suất cây trồng, người nông dân thường bón rất nhiều phân hóa học. Điều đó làm cho đất không kịp hấp thu hết, để lại chất dư sau đó sẽ bị acid hoá, gây ngộ độc đất.

– Phá rừng làm rẫy: Người dân ở vùng núi, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, trong quá trình canh tác đã chặt phá rừng bừa bãi để mở rộng diện tích đất trồng. Thêm vào đó thường xuyên không cải tạo, phục hồi đất. Dẫn đến đất ngày càng bị thoái hoá, bạc màu.

– Rác thải của con người làm cho đất nhiễm kim loại nặng: Nước thải từ sinh hoạt con người, hoạt động công nghiệp,… chưa được xử lý đã đổ thẳng xuống đất. Làm môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề và đất bị nhiễm kim loại vượt mức cho phép.

– Sử dụng phân bón không đúng cách khiến đất nhiễm mặn: Ngày nay nhiều người dân vẫn sử dụng trực tiếp phân cá để chăm sóc rau làm cho đất nhanh bị thoái hoá, thay đổi tính chất vật lý, phá huỷ cấu trúc đất, khiến nó trở nên khô cằn, chai cứng, khó thoát nước.

– Đất bị thoái hóa do ô nhiễm tuyến trùng, vi sinh vật: Việc con người lạm dụng các chất hoá học, thói quen độc canh làm cho các vi sinh vật có lợi ngày càng mất đi, tạo điều kiện cho sinh vật có hại sinh sôi nay nở. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động trồng trọt, sản xuất nông nghiệp.

Một số tác hại của đất bạc màu

dat-bac-mau-la-gi

Tác hại lớn nhất do đất trồng bạc màu gây nên đó là làm cho cây cối, hoa màu không thể sinh trưởng và phát triển. Gây ảnh hưởng đến mùa vụ, sản phẩm nông nghiệp của người dân Việt Nam.

Đất bị mất đi tầng canh tác, thiếu đi chất dinh dưỡng, khô cằn, sỏi đá hoặc là bị ngập úng gây ra tình trạng mặn hoá, chua hoá,… điều đó làm cho hiệu quả sản xuất giảm sút rõ rệt.

Bên cạnh đó, việc đất bị bạc màu khiến cho người dân khó sinh sống, gây ô nhiễm tài nguyên đất, kéo lùi đời sống của nhân dân. Nguy hiểm nhất còn có thể dẫn đến tình trạng xói mòn, sạt lở các miền núi.

Biện pháp cải tạo đất bạc màu

Trong tình trạng hiện nay, đất trồng ngày càng bị bạc màu nhiều làm cho cây cối không thể phát triển, diện tích đất bỏ hoang ngày càng tăng lên. Do vậy đòi hỏi phải tìm ra cách cải tạo đất bạc màu để có thể tái sử dụng đất.

cai-tao-dat-bac-mau

Thuỷ lợi

Biện pháp thuỷ lợi là biện pháp vô cùng quan trọng trong việc cải tạo những diện tích đất bị bạc màu. Thông qua việc tưới tiêu, chăm sóc bằng hệ thống nước hoàn chỉnh (kênh, mương) làm tăng độ ẩm trong đất, giúp đất tơi xốp hơn, độ phì cũng được cải thiện điều đó làm cho cây trồng có thể phát triển bình thường.

Làm đất & Bổ sung vi sinh vật có lợi

Tình trạng đất bị bạc màu thường rất khô và cứng vì vậy bà con cần hạn chế việc đào xới đất để ngăn nước bốc hơi nhanh, nhất là vào mùa khô hạn. 

Bổ sung vi sinh vật có lợi như Chaetomium, Actinomycetes, Rhodopseudomonas,… Đất trồng bị bạc do việc canh tác chưa đúng của người nông dân. Đặc biệt là việc các vi sinh vật bị tiêu diệt bởi hóa chất (thuốc diệt, thuốc bảo vệ thực vật và một số chất độc hại khác). Do đó để có thể cải thiện tình trạng đất bà con cần ngưng dùng các hóa chất độc hại trên.

Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng thuốc AT Bio Soil để phục hồi vi sinh vật hữu hiệu trong đất, cải tạo đất, chống thoái hoá đất. Với cách dùng vô cùng đơn giản chỉ cần hoà 1 lít thuốc với 400 – 800 lít nước sau đó phun đẫm lên vùng đất trồng bị bạc màu là có thể giải quyết tình trạng trên.

phuong-phap-cai-tao-dat-bac-mau

Mua Ngay

Hãy liên hệ ngay tới hotline 09622 41 635 để được CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SẠCH NÔNG NGHIỆP hỗ trợ và hướng dẫn cách mua và sử dụng thuốc AT Bio Soil chính hãng, đúng cách nhé.

Che phủ đất

Che phủ đất là biện pháp giúp hạn chế quá trình thoát hơi nước để đất có thể giữ được độ ẩm nhất định, tránh tình trạng ngập úng làm cho đất được tơi xốp hơn.

Có 2 cách che phủ đất là che phủ đất bằng thảm thực vật xanh (trồng các loại cây bụi thấp như đậu xanh, đậu đen,… hay các loại cỏ dại như lạc dại, xuyến chi để che phủ toàn bộ vườn, đặc biệt là các vườn trồng cây ăn trái, cây lâu năm) hoặc che phủ bằng các vật liệu hữu cơ (rơm rạ, thân ngô đậu hoặc cỏ khô, thân chuối, bèo lục bình,…).

Biện pháp hữu cơ

Để hạn chế tình trạng bạc màu đất, người nông dân nên thay đổi cơ cấu cây trồng, bón lót phân hữu cơ (như phân bò, trâu, phân ủ từ rác,…) cho cây. Làm cho đất tơi xốp, phì nhiêu, giữ ẩm tốt cải thiện tình trạng khô cứng, bạc màu.

Bón vôi

Bón vôi lên các vùng đất bị chua, phèn sẽ giúp cho đất tăng độ mùn và triệt phá các mầm bệnh cho cây trồng. Từ đó cây cối có thể tự do sinh trưởng và phát triển để mang lại hiệu quả cao nhất cho người nông dân

Ở bài viết trên Phân thuốc vi sinh AT đã giới thiệu cho bà con 5  phương pháp cải tạo đất trồng bạc màu. Hy vọng rằng với các biện pháp đó bà con có thể áp dụng thành công, tái sử dụng đất bạc màu, mở rộng diện tích đất trồng nâng cao lợi ích kinh tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon