Bệnh trên cây cà tím thường gặp & Cách phòng trị dứt điểm

Một số bệnh trên cây cà tím thường gặp & Cách phòng trừ

Bệnh trên cây cà tím gây thiệt hại nghiêm trọng đến đầu ra sản lượng và phẩm chất của trái. Rất khó để bán ra và hầu như không thể thu hoạch do chúng ăn sâu vào bên trong trái cà tím. Các vườn trồng ngoài trời hay kính đều có nguy cơ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi và công tác chăm vườn cà tím không hiệu quả.

Để tìm ra nguyên nhân và khắc phục các bệnh thường gặp trên cà tím, mời bà con cùng AT theo dõi qua bài viết sau.

Tìm hiểu về bệnh trên cây cà tím

Một số bệnh trên cây cà tím thường gặp & Cách phòng trừ
Bệnh hại cây cà tím tác động xấu đến chất lượng và sản lượng cà tím thu hoạch

Bệnh trên cây cà tím khá phổ biến ở các khu vực chuyên canh như Đông Bắc Ấn Độ, vùng Tây Nam Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Mỗi một quốc gia sẽ có điều kiện thổ nhưỡng và tình hình thời tiết khác nhau, vì thế sự phát triển bệnh hại ở cây trồng này cũng có sự đa dạng nhất định.

Theo AT tìm hiểu có khoảng 10 nguyên nhân gây hại đến cây cà tím, gồm có: nấm không khí (Aerial fungi), nấm đất (Telluric fungi), vi khuẩn, virus khảm, côn trùng, nhện độc, v.v. Trong đó, nhóm tác nhân vi sinh vật chiếm hơn ½ tổng số, cho thấy mức độ quan trọng của công tác phòng bệnh do nấm, virus, vi khuẩn cực kỳ cần thiết.

Đặc điểm hình dáng của cây cà tím

Trong dân gian, cà tím còn được gọi là cà dái dê thuộc họ cà (Solanaceace). Tên tiếng anh: Egg plant (Mỹ), Aubergine (Anh).

  • Cây sống 1 năm hoặc sống

    đa niên, phần gốc hóa gỗ. Chiều cao từ 0,5 – 1m.

  • Thân non có màu lục hoặc lục tím, thân già nâu xám có nốt sần, nhiều lông.
  • Nhánh cây phân thành hình ngôi sao.
  • Lá cà tím là lá đơn, mọc so le, hai mặt phủ lông mịn, mặt trên lá màu lục sẫm hơn.
  • Cuống lá dài từ 2 – 4 cm, có lông mịn.
  • Hoa có màu lục tím, riêng cuống màu lục tím.
  • Quả mọng, mọc đơn lẻ, dáng thuôn, phần đầu nhỏ hơn đáy quả. Chiều dài trung bình 17 – 19 cm.
  • Vỏ cà tím láng bóng, có màu tím sậm khi chín, cuống trái dài 4 – 5 cm.
  • Bên trong quả nhiều hạt, màu nâu, có đường viền vàng nhạt.

Tại sao nên phòng ngừa các bệnh trên cà tím?

Cây cà tím được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, nhất là trong chế biến thực phẩm và dược liệu. Chủ yếu là quả và lá cà tím. Nhờ đặc tính dinh dưỡng nên cà dái dê được xem như một loại thần dược giá rẻ, có khả năng điều trị tim mạch, bổ sung máu, trị táo bón, sưng tấy; riêng lá cà có thể chữa viêm phế quản, bí tiểu, trị bỏng, hen suyễn và chống lây lan ung thư.

Tương tự những loại cây trồng khác, cà tím cũng dễ bị tấn công bởi nhóm vi sinh có hại như nấm bệnh, vi khuẩn, virus. Ảnh hưởng xấu đến chất lượng quả và năng suất cây trồng. Vì thế cần có phương án chăm sóc phù hợp nhằm ngăn chặn bệnh trên cây cà tím xảy ra.

Một số bệnh trên cây cà tím thường gặp, nguyên nhân, dấu hiệu

Để trả lời câu hỏi: Cây cà tím thường bị bệnh gì?, sau đây AT sẽ giới thiệu đến bà con 6 bệnh hại cây cà tím phổ biến nhất ở nước ta. Giúp bà con nhận biết dễ dàng và có hướng xử lý hiệu quả, an toàn, đảm bảo chất lượng nông sản nhà mình.

Bệnh khảm vàng lá cà tím

Bệnh khảm vàng ở cây cà tím xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa. Tần suất mưa nhiều kết hợp độ ẩm không khí tăng cao tạo môi trường cho virus khảm tấn công cây cà tím. Đất thoát nước kém là điều kiện giúp bệnh nhanh phát triển.

Một số bệnh trên cây cà tím thường gặp & Cách phòng trừ
Bệnh khảm lá vàng cà tím thường xuất hiện vào mùa mưa, gây hại lá – thân – quả

✔️ Cơ quan bị tấn công: lá, thân, quả.

✔️ Nguyên nhân: nhóm virus khảm gồm Cucumber mosaic virus (CMV) và Eggplant mottle and stunt virus (EMDV).

Sự tấn công của EMDV và CMV được cảnh báo về mức độ thiệt hại nghiêm trọng đến các vườn cà tím trong nhà kính và ngoài trời, nhất là virus EMDV. Chúng còn tấn công dưa leo, cây cà chua, khoai tây, hồ tiêu, thuốc lá, cây chuối, v.v.

Virus EMDV tồn tại nhờ chuyển đổi giữa các cây ký chủ hay cỏ dại. Chúng có khả năng tự phân tán hoặc nhờ vector truyền nhiễm là rầy nâu Agallia Vorobjevi.

Virus CMV có môi trường sinh tồn như virus EMDV. Chúng được lan truyền nhờ nhóm rệp hại hơn 60 loại.

✔️ Triệu chứng bệnh khảm vàng lá cây cà tím:

Do virus EMDV: biểu bì trên lá non chuyển vàng rải rác xen kẽ; lá mỏng, nhàu nát, có xu hướng cuộn lại và giảm kích thước; tỷ lệ đậu quả kém, quả biến dạng, xuất hiện vết bệnh màu nâu nhạt dọc thân trái; cây cà tím sinh trưởng chậm hoặc không thể lớn.

Do virus CMV: vết bệnh màu cẩm thạch rải rác trên lá; quả cà tím nhỏ, có vệt úa vàng dạng đồng tâm, kích thước trái giảm; cây còi cọc.

Bệnh đốm nâu tròn cây cà tím

Khi nhiệt độ môi trường dao động từ 27 – 35°C kết hợp trời mưa là điều kiện khởi phát lý tưởng của bệnh đốm nâu tròn cây cà tím. Sau thu hoạch, vết bệnh phát triển khi gặp nhiệt độ 30°C và độ ẩm không khí 50%. Nhìn chung, nấm bệnh ưa thích khí hậu nóng ẩm.

✔️ Cơ quan bị tấn công: lá, thân, quả.

✔️ Nguyên nhân: Nấm Phomopsis vexans sinh trưởng tốt ở 28°C. Chúng tồn tại trên – trong mặt đất hoặc tàn dư thực vật của cây cà. Theo đó, nấm bệnh lây lan qua hạt giống, gió, nước bắn, dụng cụ và quần áo làm vườn. Theo nghiên cứu, nấm Phomopsis vexans chủ yếu gây bệnh trên cây cà tím, thiệt hại đến 50% toàn vườn.

✔️ Triệu chứng bệnh đốm nâu tròn cây cà tím:

Trên lá xuất hiện đốm bệnh màu xanh đậm, về sau chuyển sang nâu và hoại tử dần. Đốm bệnh có hình tròn viền đen, thường nằm ở rìa hoặc gốc lá. Do hoại tử nên lá rụng sớm.

Trên thân và cành, vết bệnh lan rộng dần, từ nâu đến hơi đen, khiến cây bị khô héo và chết.

Trên quả có đốm bệnh màu xám, quầng sáng màu nâu lan rộng dần.Trái thối dần từ đầu đến đáy trái (thường xuất hiện sau khi thu hoạch).

Bệnh thối nhũn ở cây cà tím

Bệnh thối nhũn cây cà tím – hay còn gọi là bệnh héo Fusarium. Căn bệnh được báo cáo lần đầu tại châu Âu, sau đó là các quốc gia tại châu Á bao gồm Việt Nam. Bệnh ảnh hưởng nặng đến mạch dẫn của cây cà tím, khiến cây chết héo giảm năng suất tối đa. Bệnh héo Fusarium trên cây cà còn diễn biến đột ngột gây khó khăn cho bà con nhà nông.

Một số bệnh trên cây cà tím thường gặp & Cách phòng trừ
Bệnh thối nhũn cà tím có thể diễn biến bất ngờ, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh hại

✔️ Cơ quan bị tấn công: mạch dẫn, thân, lá

✔️ Nguyên nhân: Nấm Fusarium oxysporum cư trú trong đất gây ra tình trạng thối nhũn ở cây cà tím. Thời gian tồn tại trong đất của chúng rất lâu. Có thể thông qua tàn dư thực vật đã phân hủy và chất hữu cơ để sinh tồn.

Bệnh phát triển mạnh ở 18°C. Đất nghèo dinh dưỡng (nito, phốt pho), đất nhiễm phèn, đất cát là môi trường gây hại lý tưởng của nấm Fusarium oxysporum. Chúng phát tán mầm bệnh nhờ gió, nước tưới, dụng cụ làm vườn, đất ô nhiễm từ nguồn khác. Theo một thông tin AT tìm được, các giống cà tím ghép rất hiếm bị bệnh héo Fusarium.

✔️ Triệu chứng bệnh thối nhũn cây cà tím:

Ở lá gốc, phần gân lá bị mỏng đi, phiến lá vàng úa. Về sau lá khô và rụng dần.

Một bên thân cây có vết bệnh màu nâu rải rác, sau đó phát triển thành vết hoại tử dài. Mạch dẫn – nhánh cây cà tím từ xanh chuyển thành nâu đậm.

Cây cà tím bị thối nhũn thường héo một bên, bệnh trở nặng gây chết toàn bộ cây.

Bệnh thối lở cổ rễ cây cà tím

Thông thường, bệnh thối lở cổ rễ ở cây trồng do nhóm nấm đất Phytopthora spp, Pythium spp gây ra. Bệnh thối rễ cây cà tím thường xảy ra khi mật độ trồng cây con cao, đất thoát nước kém, đất miễn mặn, thừa nitơ là một điển hình.

✔️ Cơ quan bị tấn công: rễ, thân, mạch, lá, quả.

✔️ Nguyên nhân: Nấm Phytophthora sppPythium spp gây bệnh trên cây cà tím. Chúng nhờ các chất hữu cơ trong đất, nhất là đất vườn ươm, giá thể, tàn dư thực vật, bụi đất, v.v. Chúng xâm nhập cây cà tím thông qua các sợi nấm, sau đó hình thành bào tử bên trong và tấn công cây trồng. Nấm đất có mối liên hệ đặc biệt với tuyến trùng gây sưng rễ, chuyên tạo ra các nốt u sần trên nhánh rễ.

✔️ Triệu chứng bệnh thối lở cổ rễ cây cà tím:

Rễ cái và rễ bên chuyển sang màu nâu, thối rữa dần trong đất. Phần vỏ rễ cái cũng bị thối một phần, mạch rễ chuyển nâu tương tự.

Phần cổ rễ xuất hiện vết bệnh xanh đẫm hơi ẩm bao quanh cổ, về sau chuyển thành nâu và gây lở cổ rễ.

Lá chuyển vàng, héo dần và thối ướt, quả cà có tình trạng tương tự. Thân cây cà tím có vết bệnh màu nâu khá ẩm ướt.

Bệnh bướu rễ cây cà tím

Bệnh trên cây cà tím cuối cùng là bệnh bướu rễ do tuyến trùng gây ra. Đây là đối tượng gây hại có mức độ phổ biến rộng rãi ở các quốc gia khác nhau, thường tấn công nhóm rau quả. Con số tổng kết là hơn 5500 cây trồng bị tuyến trùng gây sưng rễ. Độ thiệt hại tăng cao nhờ kết hợp với vi khuẩn Rhizobium radiobacter.

Một số bệnh trên cây cà tím thường gặp & Cách phòng trừ
Rễ cây cà tím bị sưng ủ, sâu bệnh và cây thiếu dinh dưỡng gián tiếp gây hại cho cây cà tím

Tại Việt Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nhiều tuyến trùng sưng rễ xuất hiện nhất.

✔️ Cơ quan bị tấn công: rễ cây cà tím.

✔️ Nguyên nhân: Meloidogyne spp là tác nhân của căn bệnh bướu rễ cà tím. Chúng ưa thích môi trường đất nóng ẩm, từ 5 – 38°C là nhiệt độ sinh trưởng của loài tuyến trùng này. Sự tấn công của sâu bệnh hay cây thiếu dinh dưỡng là nhân tố gián tiếp của căn bệnh này.

Trứng và ấu trùng của Meloidogyne spp được di chuyển nhờ hệ thống nước hoặc nước tưới. Ấu trùng chuyển động ngắn trong đất ẩm. Qua đó lây lan nhờ bụi đất, cây ô nhiễm, dụng cụ làm vườn và máy móc nông nghiệp.

✔️ Triệu chứng bệnh bướu rễ cây cà tím:

Chúng kí sinh ở rễ cây cà tím, sau đó dùng kim hút để rút chất dinh dưỡng của cây vào cơ thể. Xuất hiện các vết sưng u dọc theo rễ, kích thước đa dạng.

Lá trên cây chuyển vàng và héo khô khi nhiệt độ tăng cao. Trái cà tím phát triển kém, kích thước cũng giảm đi đáng để.

Bệnh héo xanh cây cà tím

Bệnh héo xanh cây cà tím luôn thường trực trong ruộng vườn dù đã áp dụng các kỹ thuật canh tác hữu hiệu. Tuy nhiên tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho người dân trồng cà tím. Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh héo xanh cà tím còn xuất hiện trên các cây rau như: bắp cải, cần tây, cà chua hay hoa cúc, thuốc lá, cây họ đậu.

✔️ Cơ quan bị tấn công: lá, thân, rễ.

✔️ Nguyên nhân: Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây hại phổ biến ở các loại cây trồng và cỏ dại. Chúng thích nghi ở khung nhiệt độ từ 5 – 35°C, phát triển mạnh tại 20°C.

Đặc biệt ưa thích môi trường ẩm ướt, khu vực nước đọng. Vì thế trồng cà dái dê trong nhà kính là địa điểm lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh ở cà tím.

Chúng sinh tồn dễ dàng trong hạt giống, đất, tàn dư thực vật, bộ rễ cây trồng và các loài cỏ dại. Khi cây cà tím xuất hiện những vết thương do tác động của môi trường hoặc con người, vi khuẩn Pseudomonas solanacearum sẽ thông qua đó và tiến hành xâm nhiễm bó mạch của cây. Gây ra hiện tượng chết héo rũ do thiếu nước và dinh dưỡng.

✔️ Triệu chứng bệnh héo xanh cây cà tím:

Cây cà tím con khi nhiễm bệnh, trên lá có các đốm bệnh nhỏ sẫm màu, chuyển từ nâu sang đen, quầng màu vàng nhạt. Độ ẩm tăng cao khiến lá héo rũ toàn bộ và chết cây trong tình trạng lá còn xanh.

Lá ngọn trên cây trưởng thành có xu hướng héo rũ khi đang xanh, tiếp theo là các lá gốc. Ban đầu vi khuẩn chỉ tấn công một phía của cây cà tím. Khi bệnh trở nặng thì toàn cây héo rũ và chết.

Cuống lá do tác động của vi khuẩn héo cũng chuyển nâu rồi hoại tử. Lớp vỏ sát gốc có màu nâu, xuất hiện nốt u nhỏ. Rễ và thân cây cà tím bị sũng nước. Khi cắt vào sẽ thấy dịch khuẩn màu trắng sữa chảy ra.

Cách phòng ngừa bệnh trên cây cà tím an toàn, hiệu quả

Phòng ngừa từ đầu giảm thiểu tối đa nguy cơ cây cà tím bị bệnh. Thực hiện đầy đủ các biện pháp canh tác hỗ trợ bà con rất nhiều trong công tác xử lý bệnh hại trên cây cà tím.

Một số bệnh trên cây cà tím thường gặp & Cách phòng trừ
Một số kỹ thuật canh tác phòng ngừa bệnh trên cây cà tím

☑️ Sử dụng giống cà tím chống chịu sâu bệnh, virus tốt.

☑️ Giữ ẩm vừa đủ cho đất trồng, không để quá khô hoặc dư thừa nước.

☑️ Sử dụng phân bón lá có thành phần vi sinh đối kháng, tránh bón dư thừa đạm.

☑️ Dọn sạch tàn dư của vụ trồng trước, những cây họ cà, họ đậu là nơi ký chủ lý tưởng của nấm gây bệnh cho cây cà tím. Cỏ dại cũng cần xử lý triệt để.

☑️ Bà con có thể kích hoa ra tập trung để trái lớn cùng lớn, tránh lây lan mầm bệnh nếu có.

☑️ Sử dụng bẫy sinh học hoặc dầu khoáng ngăn chặn côn trùng chích hút cây cà tím, hạn chế tình trạng truyền nhiễm bệnh trên cây cà tím.

☑️ Thăm vườn thường xuyên sau khi trồng cây, cây lúc này đang phát triển nên dễ bị xâm nhiễm.

☑️ Nhổ bỏ và tiêu hủy sạch cây cà tím có dấu hiệu bệnh hại.

AT không khuyến khích bà con sử dụng chất hóa học để xử lý nấm bệnh, virus, vi khuẩn trên cây cà tím. Nguyên nhân là những thuốc này không có tác động mạnh đến tình trạng bệnh hại, mặt khác sẽ khiến cây trồng suy yếu hơn, ức chế khả năng sinh trưởng của cây cà tím. Sử dụng các chế phẩm sinh học chuyên dụng được phổ biến rộng rãi, không khó để tìm mua các sản phẩm đặc trị bệnh hại cây cà tím.

Meta Elic – Thuốc trị bệnh do virus, vi khuẩn trên cây cà tím

Một số bệnh trên cây cà tím thường gặp & Cách phòng trừ
Meta Elic tiêu diệt virus héo xanh, vi khuẩn khảm lá nhờ các chủng vi sinh đối kháng mạnh mẽ

Thuốc trị bệnh trên cây cà tím Meta Elic kiểm soát các tác nhân gây ra bệnh khảm vàng lá, héo xanh trên cây cà tím thông qua cơ chế vắc xin thực vật. Giúp cây trồng ức chế sự phát triển của các sợi nấm, ngăn chặn sự lây lan bằng cách cô lập vết bệnh. Tiến hành chữa trị và phục hồi sức khỏe cho cây.

Kích thích bộ rễ sinh trưởng, thúc đẩy hoạt động quang hợp giúp tăng chiều dài và tăng sinh khối rễ. Nhờ vậy cây cà tím đạt năng suất cao hơn, trái ra khỏe mạnh, vỏ bóng láng, không bệnh hại.

Sản phẩm còn có các hoạt chất sinh học như enzym ngoại bào được chiết xuất từ các chủng nấm đối kháng mạnh mẽ Chaetomium spp và các chủng vi khuẩn hữu hiệu Rhodopseudomonas spp.

✅ Tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh ở cây cà tím: 250ml Meta Elic + 200 – 300 lít nước, phun kỹ tán lá và vùng dưới gốc, nhắc lại sau 5 – 7 ngày.

✅ Phòng ngừa virus, vi khuẩn gây bệnh hại trên cây cà tím: 250ml Meta Elic + 400 – 500 lít nước, phun kỹ tán lá, nhắc lại sau 1 – 3 tháng tùy tình hình thời tiết và mật độ sâu bệnh trong vườn.

Ketomium – Thuốc đặc trị thối rễ, thối nhũn, đốm lá ở cây cà tím

Một số bệnh trên cây cà tím thường gặp & Cách phòng trừ
Ketomium phân hủy nấm bệnh thành các chất hữu cơ dinh dưỡng cho vườn bơ, tăng độ màu mỡ cho đất

Ketomium là sản phẩm sinh học được nhiều bà con tin dùng về hiệu quả điều trị cây cà tím bị bệnh: héo rũ, thối thân, thối rễ, đốm lá, thán thư. Nấm đối kháng Chaetomium trong thuốc sẽ phân hủy nấm bệnh thành các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng cho cây cà tím. Góp phần nâng cao chất lượng đất, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ và chất mùn.

Tăng cường khả năng chống chịu cho cây trồng do nấm hoạt động tốt trong điều kiện pH khắc nghiệt. Theo đó kích hoạt cơ chế phòng vệ cho cây, ngăn ngừa các bệnh thường gặp trên cà tím xảy ra.

Ketomium có hàm lượng nấm đối kháng Chaetomium cupreum: 1,5 x 106 CFU/ml.

✅ Trị bệnh thối rễ, thối thân, đốm lá trên cây cà tím: 50ml Ketomium + 20 lít nước, tưới đều vùng rễ quanh tán và phun ướt thân với lá cà tím. Nhắc lại sau 7 ngày, thực hiện từ 3 – 4 lần.

✅ Phòng bệnh thối rễ, thối thân, đốm lá ở cây cà tím:  50ml Ketomium + 20 lít nước, xử lý tương tự như trị bệnh. Phun nhắc lại sau 30 – 45 ngày tùy tình hình bệnh hại.

Padave WP – Thuốc tiêu diệt tuyến trùng sưng rễ trên cây cà tím

Một số bệnh trên cây cà tím thường gặp & Cách phòng trừ
Padave WP được sử dụng để phòng ngừa và xử lý tuyền trùng sưng rễ cây cà tím

Chế phẩm sinh học chuyên dụng với các loại tuyến trùng gây sưng rễ cây cà tím: Thuốc trị bệnh trên cây cà tím Padave WP.

Nhờ cơ chế sinh học thông qua các vi sinh hữu hiệu như Trichoderma spp, Paecilomyces spp, Verticillium, Bacillus spp tác động đến Meloidogyne spp. Tiến hành ức chế bằng cách bám vào cơ thể tuyến trùng, lây nhiễm và gây chết. Thuốc sử dụng ở mọi giai đoạn từ trứng, ấu trùng và tuyến trùng Meloidogyne.

Bên cạnh đó, Padave WP còn phục hồi sức khỏe bộ rễ cây cà tím nhanh chóng. Cải tạo cấu trúc đất, đất bị chai hóa, bạc màu nhằm kích thích cây cà tím sinh trưởng khỏe mạnh.

✅ Trị tuyến trùng gây bệnh hại trên cây cà tím: 15 – 25g Padave Wp + 20 lít nước, tưới đẫm vùng gốc từ 2 – 3 lần, mỗi đợt cách từ  7 – 10 ngày.

✅ Phòng tuyến trùng gây bệnh trên cây cà tím: 15 – 25g Padave Wp + 20 lít nước, tưới đẫm vùng gốc 3 – 4 lần/năm (đầu – giữa – cuối mùa mưa và sau thu hoạch).

Báo giá thuốc trị bệnh trên cây cà tím mới nhất năm 2024

Bảng giá các thuốc đặc trị bệnh thường gặp trên cà tím mà AT cung cấp sau đây là giá chính hãng. Bà con tham khảo tránh mua nhầm hàng kém chất lượng, sai giá.

SẢN PHẨM KHỐI LƯỢNG GIÁ
Meta Elic 250ml 350.000VNĐ
Ketomium 500ml 250.000VNĐ
Padave Wp 500g 290.000VNĐ

Mua thuốc đặc trị bệnh bệnh trên cây cà tím uy tín, giá tốt?

Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp là đơn vị hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật cây trồng. Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm đặc trị bệnh hại trên cây do nấm bệnh, vi khuẩn, virus, tuyến trùng gây nên. Kết hợp với các thành phần hữu hiệu cung cấp dưỡng chất cho cây và đất vườn. Nâng cao hiệu suất vườn cây, đảm bảo trái ra khỏe mạnh, đẹp mã, chất lượng ổn định mang lại giá trị kinh tế cao.

Thuốc đặc trị bệnh trên cây cà tím Meta Elic, Ketomium và Padave WP do Công ty TNHH Công Nghệ Sạch Nông Nghiệp sở hữu và phân phối trực tiếp đến bà con nông dân. Các sản phẩm đã qua các kiểm định về hiệu quả và độ an toàn, thân thiện với môi trường, con người.

Quý bà con hãy theo dõi các bài viết tại website phanthuocvisinh để có thêm các kinh nghiệm trong việc nhận biết các dấu hiệu của các loại bệnh trên các vườn rau củ như: các loại bệnh hại ở cây ớt, cà chua, ớt chuông, cà rốt, họ bầu bí hay các loài cây ăn quả như: bệnh thường gặp trên cây vải, nhãn, mãng cầu na, sầu riêng,… để kịp thời có được phương pháp phòng trị kịp thời nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh trên cây cà tím mà AT muốn chia sẻ đến bà con. Mong rằng bà con đã hiểu hơn về tình hình bệnh dịch tại nước ta, kết hợp chủ động trong công tác phòng ngừa ngăn chặn bệnh hại cây cà tím diễn ra trên diện rộng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon