Tất tần tật thông tin về bệnh thán thư trên cây có múi

Bệnh thán thư trên cây có múi

Bệnh thán thư trên cây có múi có tốc độ lây lan cực nhanh, có thể bị bùng phát thành dịch bệnh khi nhà vườn không xử lý đúng cách. Bệnh làm cây phát triển chậm, giảm năng suất, chất lượng, ảnh hưởng đến giá thành. Hôm nay, Phân thuốc vi sinh AT sẽ chia sẻ đến bà con những nguyên nhân gây nên bệnh và cách phòng trừ hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây bệnh thán thư

Nhắc đến bệnh thán thư, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính khiến cây bị nhiễm bệnh này là do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Chúng chủ yếu làm hại đến phần lá và quả.

Đặc biệt, nấm bệnh này phát triển mạnh mẽ trong mùa mưa. Nó để lại tàn dư thực vật, khi thời tiết có gió mạnh cũng làm gia tăng khả năng lây lan của nó. Đặc biệt, với các trái nằm khuất trong tán cây khả năng nhiễm bệnh thường bị nặng hơn.

Nắm được nguyên nhân này, chúng ta sẽ tìm ra phương pháp xử lý bệnh thán thư trên cây có múi hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên cây có múi
Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên cây có múi  

Triệu chứng

Để biết cách phòng trừ, bà con cần nắm được các triệu chứng gây bệnh phổ biến như:

Trên lá

Nấm gây bệnh thán thư xuất hiện nhiều nhất tại phần chóp lá và rìa lá. Bằng mắt thường chúng ta có thể thấy được vết bệnh có màu vàng nâu, hình hơi tròn. Khi vết nấm bệnh lây lan diện rộng, kích thước của chúng sẽ lớn hơn. Phần xung quanh viền lá có màu nâu đậm, ở giữ màu vàng. Có thêm vòng đồng tâm, bề mặt lá có chấm đen nhỏ li ti. Các vết bệnh lâu ngày sẽ liên kết lại với nhau khiến lá bị cháy, rụng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Trên trái

Đối với cây có múi khi bị thán thư, biểu hiện đầu tiên chúng ta có thể nhìn thấy trên trái là xuất hiện các đốm nhỏ tròn, màu vàng nhạt. Vỏ hơi lõm vào bên trong.

Ở phần vết bệnh vỏ có hiện tượng khô sần sùi. Lâu dần lan rộng ra, nứt và có nhựa chảy ra nếu trong điều kiện thời tiết khô nắng. Một số trái bị bệnh nặng có thể gây hiện tượng thối rữa, rụng quả. Làm ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế của nhà vườn.

Triệu chứng trên cây bưởi

Cây bưởi là một trong những loại cây có múi ất hay bị bệnh thán thư. Biểu hiện rõ nhất là trên cánh hoa có màu nâu cam. Phần hoa rất dễ rụng chỉ còn cuống, đài hoa. Khi nấm thán thư tấn công chúng hình thành các đốm nhỏ, tròn, vàng nhạt, sau chuyển dần sang màu nâu đậm, hơi lõm. Một số bệnh thán thư trên cây có múi có hiện tượng làm quả bị nứt ra.

Triệu chứng bệnh thán thư trên cây có múi
Triệu chứng bệnh thán thư trên cây có múi

Triệu chứng trên quả chanh

Bệnh thán thư trên chanh làm lá non, trái, hoa của cây đều bị ảnh hưởng. Ban đầu chúng xuất hiện với vết bệnh rất nhỏ, chỉ có màu vàng lâu. Nhưng cành để lâu viền xung quanh càng trở thành màu nâu đen. Khi cây bị nhiễm bệnh xuất hiện các vòng tròn đồng tâm, lá và trái bị rụng, trơ, chỉ để lại cành cây đã cằn cỗi.

Điều kiện phát sinh thán thư trên cây

Có rất nhiều bà con chia sẻ rằng bệnh thán thư trên cây có múi thường xuất hiện bất ngờ khiến họ không kịp trở tay. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết được đặc điểm phát sinh của nó thì khả năng phòng tránh là rất cao.

Ở điều kiện dưới đây, nấm gây bệnh thán thư sẽ phát triển mạnh mẽ nhất.

Thứ nhất, khi điều kiện nhiệt độ trung bình từ  23 – 250C. Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nắng mưa đan xen nhau thất thường.

Nấm hại chủ yếu ở các quả có vị trí khuất trong tán cây. Khi đó vết bệnh lây lan hoành hành mạnh hơn.  thường bị bệnh nặng hơn.

Giống chanh Tàu và bưởi lông Biên Hòa là hai loại dễ bị mắc bệnh thán thư nhất.

Còn nấm gây bệnh thán thư trên cây có múi sẽ bị chết ở nhiệt độ 450C trong thời gian khoảng 10 phút.

Tất cả những yếu tố trên, chúng ta cần ghi nhớ để phòng trừ thán thư hiệu quả nhất.

Hướng dẫn cách phòng trừ bệnh thán thư trên cây có múi

Để loại bỏ hiện tượng cây bị bệnh thán thư, mọi người cần thực hiện một số cách làm để phòng tránh dưới đây:

cách phòng trừ bệnh thán thư trên cây có múi
Cách phòng trừ bệnh thán thư trên cây có múi

Thứ nhất, với cành bị sâu bệnh phải tiến hành cắt tỉa bỏ, mang ra xa để tiêu hủy.

Thứ hai, nên tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp vi sinh, hạn chế nấm bệnh vào trước mùa mưa. Bởi đây là giai đoạn nấm phát triển mạnh nhất.

Thứ ba, bón thêm phân ở giai đoạn nuôi trái, hạn chế bón nhiều đạm giúp cây tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Thứ tư, dùng các loại thuốc trừ nấm bệnh cho giai đoạn mưa nhiều.

Thứ năm, nhớ quan sát kỹ lưỡng, thăm vườn thường xuyên, xử lý nấm bệnh kịp thời để hạn chế mức độ lây lan tốt nhất.

Cuối cùng, khi bệnh xuất hiện nên ngừng tưới nước lên tán cây. Bởi vì hành động này sẽ làm vết bệnh lây lan nhanh nhất.

Vaccino Can – Phòng trừ hiệu quả bệnh thán thư trên cây có múi

Nếu bạn đang tìm một loại thuốc có thể xử lý thành công bệnh thán thư trên cây có múi thì hãy dùng ngay Vaccino CAN.

Vaccino Can – Phòng trừ hiệu quả bệnh thán thư trên cây có múi
Vaccino Can – Phòng trừ hiệu quả bệnh thán thư trên cây có múi

Đây là sản phẩm sinh học gồm các chủng nấm có lợi Chaetomium và Trichoderma, phòng trừ nhiều nấm bệnh trên cây trồng. Đặc biệt là hiện tượng thán thư trên các loại cây bưởi, chanh, cam, quýt.

Công dụng sản phẩm

Phòng ngừa, xử lý nấm bệnh theo nguyên lý đối kháng.

Tăng cường sức đề kháng cho cây.

Cải tạo đất, tăng khả năng tơi xốp, giúp rễ cây phát triển tốt nhất trong mọi giai đoạn.

Cách sử dụng

Khi cây bị bệnh: 1 chai 500ml pha với 100-200 lít nước để trị bệnh. Phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày/lần. Lên phun sản phẩm đều lên tán lá, thân và vùng đất quanh gốc để hạn chế lây lan.

Để phòng bệnh: 1 chai 500ml pha với 200-400 lít nước. Bà con nên phun phòng từ 15-30 ngày/lần tùy tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh hại để đạt được kết quả tốt nhất.

Trên đây là tổng hợp các thông tin chia sẻ đến bà con về bệnh thán thư trên cây có múi. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ tìm được bí quyết trị bệnh thành công nhất. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ ngay Hotline 0962 241 635 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0972563448
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon